Katar Singh Thakral, doanh nhân hàng đầu của Singapore
Tập đoàn Thakral do Kartar Singh Thakral lãnh đạo không chỉ là một công ty gia đình thông thường
Nếu không kể tới chiếc khăn màu xanh cùng sự điềm tĩnh, nhún nhường toát ra từ con người Kartar Singh Thakral, không ít người sẽ nhầm lẫn ông với những người bình thường khác.
Kartar Singh Thakral chính là một nhà tài phiệt đáng gờm trên thương trường. Tập đoàn Thakral do Kartar Singh Thakral lãnh đạo không chỉ là một công ty gia đình thông thường, mà còn được biết tới như là một đế chế trị giá hàng tỷ USD trong cộng đồng người Sikh với tầm hoạt động trên 29 quốc gia và nguồn nhân lực lên tới con số 8.000 vào năm 2001.
Kartar Singh Thakral, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thakral, là một người dè dặt và kín đáo. Ông không để mọi người biết nhiều về mình, nhưng ông luôn chia sẻ về câu chuyện dẫn tới thành công được bắt đầu từ gần một thế kỷ trước.
Nền tảng gia đình
Sau khi ông bà của Kartar Singh Thakral mất sớm do bệnh dịch ở Ấn Độ, cha ông đã di cư sang Bangkok khi mới lên 10. Sohan Singh Thakral trong một vài năm đầu đã kiếm sống bằng việc bán dạo các sản phẩm may mặc cho tới năm 1905, khi ông mở được cửa hiệu bán lẻ riêng của mình.
Ba năm sau đó, khi Kartar Singh ra đời vào năm 1933, Sohan Singh đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh ra tầm khu vực. Năm 1936, ông thiết lập một chi nhánh tại Nhật Bản. Thời kỳ này, khái niệm về khu vực hoá còn chưa được biết tới.
Thế nhưng hoạt động kinh doanh của cha Kartar Singh Thakral bị gián đoạn bởi Chiến tranh Thế giới II. Năm 1941, Kartar Singh cùng cha rời Nhật Bản tới Thái Lan. Thế chiến II cũng khiến việc học hành của cậu bé 8 tuổi Kartar bị dang dở.
Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ là trở ngại đối với chàng trai Kartar Singh. Trong khi các trường đại học là mục đích của đại đa số thanh niên, Kartar đã có sự lựa chọn cho riêng mình. Ông tự đọc báo và tạp chí tiếng Anh để học tiếng, đồng thời cũng tự tìm hiểu những kiến thức kinh doanh cơ bản.
Có lẽ quyết định theo đuổi nghiệp kinh doanh đã ươm mầm trong Kartar từ những năm đầu của cuộc chiến: “Do chiến tranh, chúng tôi không có nhiều việc để làm, cũng như chẳng có hàng hoá để bán nhưng đổi lại, chúng tôi có nhiều thời gian. Những lúc đó, chúng tôi ngồi lại với nhau và bàn về kinh doanh”.
Kartar cho biết thêm: “Đó là những chuỗi ngày giúp tôi thấy hứng thú với nghề này. Tôi thực sự yêu thích những buổi nói chuyện của người lớn tuổi, về những gì mà họ tranh luận. Ngay từ ban đầu, tôi đã mong muốn được làm việc với những người lớn hơn tôi từ 5-6 tuổi. Tôi luôn luôn thấy rằng có rất nhiều điều tôi phải học từ họ”.
Khi chiến tranh đã kết thúc được vài năm và tình hình khu vực vẫn còn bất ổn, chàng trai trẻ Kartar rời Thái Lan tới lập nghiệp tại Singapore. Tại đây, công việc kinh doanh đã được tiến hành bởi cha và anh trai.
Năm 1952, Công ty Thakral Brothers, chuyên phân loại sản phẩm dệt may bán vào Thái Lan được thành lập. Công ty đã đi vào ổn định nhanh chóng nhờ Singapore lúc đó đã là một quốc gia thương mại phát triển.
Thành công tiếp nối
Thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của Kartar là khi ông quyết định mở thêm hoạt động kinh doanh đồ điện tử gia dụng.
Kartar xác định cho mình năm lĩnh vực kinh doanh chính, đó là dịch vụ thương mại, sản xuất, quản lý và đầu tư khách sạn, phát triển và đầu tư bất động sản, và cuối cùng là tư vấn và dịch vụ tài chính. Thakral Group hiện sở hữu hai công ty có tên trên thị trường chứng khoán, hoạt động kinh doanh trải dài từ Rumani và Ukraina tới Thành Đô, Trung Quốc và Bangalore ở Ấn Độ.
Khi được hỏi về bí quyết thành công, Kartar Singh cho biết: “Khi bạn đã định làm việc gì, bạn cần phải quyết tâm và tận lực với nó; bên cạnh đó, bạn cũng cần thêm cả sự may mắn nữa”.
Thakral Holdings, công ty con của tập đoàn có trụ sở ở Singapore, đã có tên trên thị trường chứng khoán vào năm 1994. Hiện tại, Thakral Holdings là công ty du lịch có khối tài sản lớn nhất ở Australia với việc sở hữu hoặc quản lý khoảng 7.000 phòng khách sạn; cùng với đó là hơn 50.000 m2 diện tích cho kinh doanh và bán lẻ.
Năm 1997, lợi nhuận ròng của Thakral Holdings tăng 57%, theo đó lợi nhuận cơ bản cũng tăng gấp 4 lần, từ 6 triệu USD lên mức 24 triệu USD chỉ trong vòng hai năm. Tới năm 2001, Thakral Group được biết tới như là một tập đoàn rất đa dạng về lĩnh vực kinh doanh với doanh thu lên tới 2,1 tỷ USD.
Và chỉ trong khoảng thời gian từ đầu 2004 đến cuối 2006, lợi nhuận thu về của tập đoàn đã lên tới hơn 166 triệu USD.
Nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn là đồ điện tử gia dụng, từ đầu mối công ty con khác của Thakral Group Kartar là Thakral Corporation, Kartar từng bước thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản.
Nhờ đạt mức tăng trưởng cao, Thakral Corporation sớm đã có tên trên thị trường chứng khoán từ giữa thập niên 90. Ước tính, mặt hàng điện tử gia dụng chiếm tới gần 90% doanh thu của tập đoàn và hơn 97% lợi nhuận trước thuế trong năm 1997.
Kartar Singh từng nhận định rất lạc quan về tương lai về hoạt động kinh doanh đồ điện tử gia dụng, đặc biệt là tại Trung Quốc với khoảng 20-30 triệu chiếc được bán ra mỗi năm. Với nhận định này, Kartar Singh tạo lập được mạng lưới nguồn và phân phối sản phẩm lớn mạnh nhất ở Trung Quốc.
Tới năm 2001, Thakral Corporation đã chịu trách nhiệm phân phối tới hơn 15 nhãn hiệu đồ điện tử gia dụng hàng đầu ở Trung Quốc. Trong khi đó, Kartar cũng đang nhắm tới việc sản xuất đĩa DVD kỹ thuật cao nhãn hiệu Thakral.
Bài học kinh doanh
Giải thích cho sức lớn mạnh của tập đoàn mà từ buổi đầu chỉ là một cửa hàng kinh doanh sản phẩm may mặc nhỏ ở góc đường High Street và Hill Street, Kartar chia sẻ: “Nếu tôi nói với các bạn rằng tôi đã tiên liệu được sự phát triển vượt trội của công ty thì đó là lời nói dối, nó đã vượt xa những gì tôi hình dung. Chúng tôi hoàn toàn không có bí quyết gì nhưng chúng tôi tin vào công tác quản lý hiện đại. Chúng tôi đã bắt đầu hiện đại hoá khá sớm vào giữa những năm 1970.”
Rất khiêm tốn từ chối những lời bình luận về nhận định sắc bén của mình, Kartar Singh chỉ đơn giản cho biết: “Các bạn có thể gọi là sự tiên đoán, nhưng quả thực chỉ là sự cần thiết phải thay đổi mà thôi. Chúng tôi tìm kiếm thị trường mới chỉ vì điều đó là cần thiết. Chúng tôi tới Đông Âu vào cuối những năm 1980 bởi vì chúng tôi không còn thu được lợi nhuận từ Đông Nam Á. Thị trường lúc đó có tính cạnh tranh rất cao, nguồn cung quá thừa mứa”.
Khoảng 90% hoạt động kinh doanh của tập đoàn hiện được tiến hành bên ngoài thị trường quen thuộc là Đông Nam Á. Kartar Singh cũng đơn giản hoá thành công của tập đoàn tại Trung Quốc bằng sự cần thiết phải thay đổi: “Trước khi chúng tôi tiếp cận thị trường Trung Quốc vào năm 1982-83, tình huống tương tự cũng xảy ra... Lượng tiêu thụ ở Trung Quốc vô cùng lớn, chúng tôi bắt đầu nhắm tới thị trường này”.
Cũng với thái độ khiêm tốn, ông cho rằng đó còn là nhờ sự hỗ trợ của mọi người trong gia đình.
Quả vậy, tài sản lớn nhất của tập đoàn chính là gia đình Thakral. Ba anh em trai Kartar, cùng với sự hỗ trợ của bốn người con trai và ba cháu trai đã giúp tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tập đoàn. Ngoài ra còn phải kể tới tính trung thực và liêm chính mà Kartar kế thừa được từ cha ông: “Tôi luôn dạy các con của mình phải thấm nhuần những giá trị mà tôi học được từ ông của chúng. Tôi dạy các con phải bắt tay vào việc chứ không chỉ nói suông. Với tôi, thành công ngày hôm nay có được là nhờ những giá trị đó. Nếu bạn bắt đầu lừa dối và giấu diếm, điều ấy rồi sẽ trở thành thói quen của bạn. Sau một thời gian, bạn thậm chí sẽ không nhận ra rằng mình đang làm điều sai trái, trong khi làm như vậy là hoàn toàn không cần thiết”.
Kartar Singh còn đặc biệt quan tâm tới tính công bằng, minh bạch: “Các con tôi được học cách nhận ra giá trị kết quả công việc của mọi người, từ đó sẽ đưa ra ưu đãi phù hợp cho họ. Điều này cũng giúp cho công việc của chúng tôi trở nên chuyên nghiệp hơn, không phải vì là người nhà mà bạn được ưu tiên”.
Kartar, với những thành công đáng nể, đã được bầu chọn là doanh nhân Singapore của năm 1995. Kartar Singh, tuy vậy vẫn luôn rất khiêm nhường. Khi được hỏi về sự nhạy bén trong kinh doanh của mình, ông thậm chí còn tỏ ra ngạc nhiên nếu mình có khả năng ấy. Tất cả những gì ông làm là để trở thành một doanh nhân trung thực, thẳng thắn và đơn giản như cha mình.
“Bên cạnh đó, sự thật là cha tôi đã thành công; bởi vậy, có lẽ đó cũng không phải là sự lựa chọn tồi đối với tôi”, ông mỉm cười hóm hỉnh.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Kartar Singh rất nhạy cảm khi đưa ra những ý tưởng kinh doanh. Từ những năm 1960, ông đã bắt đầu mở rộng thị trường tại Trung Quốc và Liên bang Nga. Thậm chí, “nếu Iraq mở cửa, chúng tôi sẽ vào đầu tiên. Lợi nhuận chỉ chảy vào túi bạn khi bạn là người đến sớm”.
Về sự say mê trong công việc, lời giải thích của Katar Singh rất giản dị: “Vào thời của tôi, không có nhiều loại hình giải trí. Chúng tôi không có tivi hay radio. Khi bạn có quá nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng bị phân tâm, vậy thôi”.
Mặc dù vô cùng tâm huyết với nghiệp kinh doanh, ông hoàn toàn không phải là người không biết tới điểm dừng: “Tất cả đã được Chúa ấn định. Chúng ta không bao giờ nên mơ tưởng xa vời, bởi như vậy là không lành mạnh”.
Kartar Singh Thakral chính là một nhà tài phiệt đáng gờm trên thương trường. Tập đoàn Thakral do Kartar Singh Thakral lãnh đạo không chỉ là một công ty gia đình thông thường, mà còn được biết tới như là một đế chế trị giá hàng tỷ USD trong cộng đồng người Sikh với tầm hoạt động trên 29 quốc gia và nguồn nhân lực lên tới con số 8.000 vào năm 2001.
Kartar Singh Thakral, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thakral, là một người dè dặt và kín đáo. Ông không để mọi người biết nhiều về mình, nhưng ông luôn chia sẻ về câu chuyện dẫn tới thành công được bắt đầu từ gần một thế kỷ trước.
Nền tảng gia đình
Sau khi ông bà của Kartar Singh Thakral mất sớm do bệnh dịch ở Ấn Độ, cha ông đã di cư sang Bangkok khi mới lên 10. Sohan Singh Thakral trong một vài năm đầu đã kiếm sống bằng việc bán dạo các sản phẩm may mặc cho tới năm 1905, khi ông mở được cửa hiệu bán lẻ riêng của mình.
Ba năm sau đó, khi Kartar Singh ra đời vào năm 1933, Sohan Singh đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh ra tầm khu vực. Năm 1936, ông thiết lập một chi nhánh tại Nhật Bản. Thời kỳ này, khái niệm về khu vực hoá còn chưa được biết tới.
Thế nhưng hoạt động kinh doanh của cha Kartar Singh Thakral bị gián đoạn bởi Chiến tranh Thế giới II. Năm 1941, Kartar Singh cùng cha rời Nhật Bản tới Thái Lan. Thế chiến II cũng khiến việc học hành của cậu bé 8 tuổi Kartar bị dang dở.
Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ là trở ngại đối với chàng trai Kartar Singh. Trong khi các trường đại học là mục đích của đại đa số thanh niên, Kartar đã có sự lựa chọn cho riêng mình. Ông tự đọc báo và tạp chí tiếng Anh để học tiếng, đồng thời cũng tự tìm hiểu những kiến thức kinh doanh cơ bản.
Có lẽ quyết định theo đuổi nghiệp kinh doanh đã ươm mầm trong Kartar từ những năm đầu của cuộc chiến: “Do chiến tranh, chúng tôi không có nhiều việc để làm, cũng như chẳng có hàng hoá để bán nhưng đổi lại, chúng tôi có nhiều thời gian. Những lúc đó, chúng tôi ngồi lại với nhau và bàn về kinh doanh”.
Kartar cho biết thêm: “Đó là những chuỗi ngày giúp tôi thấy hứng thú với nghề này. Tôi thực sự yêu thích những buổi nói chuyện của người lớn tuổi, về những gì mà họ tranh luận. Ngay từ ban đầu, tôi đã mong muốn được làm việc với những người lớn hơn tôi từ 5-6 tuổi. Tôi luôn luôn thấy rằng có rất nhiều điều tôi phải học từ họ”.
Khi chiến tranh đã kết thúc được vài năm và tình hình khu vực vẫn còn bất ổn, chàng trai trẻ Kartar rời Thái Lan tới lập nghiệp tại Singapore. Tại đây, công việc kinh doanh đã được tiến hành bởi cha và anh trai.
Năm 1952, Công ty Thakral Brothers, chuyên phân loại sản phẩm dệt may bán vào Thái Lan được thành lập. Công ty đã đi vào ổn định nhanh chóng nhờ Singapore lúc đó đã là một quốc gia thương mại phát triển.
Thành công tiếp nối
Thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của Kartar là khi ông quyết định mở thêm hoạt động kinh doanh đồ điện tử gia dụng.
Kartar xác định cho mình năm lĩnh vực kinh doanh chính, đó là dịch vụ thương mại, sản xuất, quản lý và đầu tư khách sạn, phát triển và đầu tư bất động sản, và cuối cùng là tư vấn và dịch vụ tài chính. Thakral Group hiện sở hữu hai công ty có tên trên thị trường chứng khoán, hoạt động kinh doanh trải dài từ Rumani và Ukraina tới Thành Đô, Trung Quốc và Bangalore ở Ấn Độ.
Khi được hỏi về bí quyết thành công, Kartar Singh cho biết: “Khi bạn đã định làm việc gì, bạn cần phải quyết tâm và tận lực với nó; bên cạnh đó, bạn cũng cần thêm cả sự may mắn nữa”.
Thakral Holdings, công ty con của tập đoàn có trụ sở ở Singapore, đã có tên trên thị trường chứng khoán vào năm 1994. Hiện tại, Thakral Holdings là công ty du lịch có khối tài sản lớn nhất ở Australia với việc sở hữu hoặc quản lý khoảng 7.000 phòng khách sạn; cùng với đó là hơn 50.000 m2 diện tích cho kinh doanh và bán lẻ.
Năm 1997, lợi nhuận ròng của Thakral Holdings tăng 57%, theo đó lợi nhuận cơ bản cũng tăng gấp 4 lần, từ 6 triệu USD lên mức 24 triệu USD chỉ trong vòng hai năm. Tới năm 2001, Thakral Group được biết tới như là một tập đoàn rất đa dạng về lĩnh vực kinh doanh với doanh thu lên tới 2,1 tỷ USD.
Và chỉ trong khoảng thời gian từ đầu 2004 đến cuối 2006, lợi nhuận thu về của tập đoàn đã lên tới hơn 166 triệu USD.
Nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn là đồ điện tử gia dụng, từ đầu mối công ty con khác của Thakral Group Kartar là Thakral Corporation, Kartar từng bước thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản.
Nhờ đạt mức tăng trưởng cao, Thakral Corporation sớm đã có tên trên thị trường chứng khoán từ giữa thập niên 90. Ước tính, mặt hàng điện tử gia dụng chiếm tới gần 90% doanh thu của tập đoàn và hơn 97% lợi nhuận trước thuế trong năm 1997.
Kartar Singh từng nhận định rất lạc quan về tương lai về hoạt động kinh doanh đồ điện tử gia dụng, đặc biệt là tại Trung Quốc với khoảng 20-30 triệu chiếc được bán ra mỗi năm. Với nhận định này, Kartar Singh tạo lập được mạng lưới nguồn và phân phối sản phẩm lớn mạnh nhất ở Trung Quốc.
Tới năm 2001, Thakral Corporation đã chịu trách nhiệm phân phối tới hơn 15 nhãn hiệu đồ điện tử gia dụng hàng đầu ở Trung Quốc. Trong khi đó, Kartar cũng đang nhắm tới việc sản xuất đĩa DVD kỹ thuật cao nhãn hiệu Thakral.
Bài học kinh doanh
Giải thích cho sức lớn mạnh của tập đoàn mà từ buổi đầu chỉ là một cửa hàng kinh doanh sản phẩm may mặc nhỏ ở góc đường High Street và Hill Street, Kartar chia sẻ: “Nếu tôi nói với các bạn rằng tôi đã tiên liệu được sự phát triển vượt trội của công ty thì đó là lời nói dối, nó đã vượt xa những gì tôi hình dung. Chúng tôi hoàn toàn không có bí quyết gì nhưng chúng tôi tin vào công tác quản lý hiện đại. Chúng tôi đã bắt đầu hiện đại hoá khá sớm vào giữa những năm 1970.”
Rất khiêm tốn từ chối những lời bình luận về nhận định sắc bén của mình, Kartar Singh chỉ đơn giản cho biết: “Các bạn có thể gọi là sự tiên đoán, nhưng quả thực chỉ là sự cần thiết phải thay đổi mà thôi. Chúng tôi tìm kiếm thị trường mới chỉ vì điều đó là cần thiết. Chúng tôi tới Đông Âu vào cuối những năm 1980 bởi vì chúng tôi không còn thu được lợi nhuận từ Đông Nam Á. Thị trường lúc đó có tính cạnh tranh rất cao, nguồn cung quá thừa mứa”.
Khoảng 90% hoạt động kinh doanh của tập đoàn hiện được tiến hành bên ngoài thị trường quen thuộc là Đông Nam Á. Kartar Singh cũng đơn giản hoá thành công của tập đoàn tại Trung Quốc bằng sự cần thiết phải thay đổi: “Trước khi chúng tôi tiếp cận thị trường Trung Quốc vào năm 1982-83, tình huống tương tự cũng xảy ra... Lượng tiêu thụ ở Trung Quốc vô cùng lớn, chúng tôi bắt đầu nhắm tới thị trường này”.
Cũng với thái độ khiêm tốn, ông cho rằng đó còn là nhờ sự hỗ trợ của mọi người trong gia đình.
Quả vậy, tài sản lớn nhất của tập đoàn chính là gia đình Thakral. Ba anh em trai Kartar, cùng với sự hỗ trợ của bốn người con trai và ba cháu trai đã giúp tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tập đoàn. Ngoài ra còn phải kể tới tính trung thực và liêm chính mà Kartar kế thừa được từ cha ông: “Tôi luôn dạy các con của mình phải thấm nhuần những giá trị mà tôi học được từ ông của chúng. Tôi dạy các con phải bắt tay vào việc chứ không chỉ nói suông. Với tôi, thành công ngày hôm nay có được là nhờ những giá trị đó. Nếu bạn bắt đầu lừa dối và giấu diếm, điều ấy rồi sẽ trở thành thói quen của bạn. Sau một thời gian, bạn thậm chí sẽ không nhận ra rằng mình đang làm điều sai trái, trong khi làm như vậy là hoàn toàn không cần thiết”.
Kartar Singh còn đặc biệt quan tâm tới tính công bằng, minh bạch: “Các con tôi được học cách nhận ra giá trị kết quả công việc của mọi người, từ đó sẽ đưa ra ưu đãi phù hợp cho họ. Điều này cũng giúp cho công việc của chúng tôi trở nên chuyên nghiệp hơn, không phải vì là người nhà mà bạn được ưu tiên”.
Kartar, với những thành công đáng nể, đã được bầu chọn là doanh nhân Singapore của năm 1995. Kartar Singh, tuy vậy vẫn luôn rất khiêm nhường. Khi được hỏi về sự nhạy bén trong kinh doanh của mình, ông thậm chí còn tỏ ra ngạc nhiên nếu mình có khả năng ấy. Tất cả những gì ông làm là để trở thành một doanh nhân trung thực, thẳng thắn và đơn giản như cha mình.
“Bên cạnh đó, sự thật là cha tôi đã thành công; bởi vậy, có lẽ đó cũng không phải là sự lựa chọn tồi đối với tôi”, ông mỉm cười hóm hỉnh.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Kartar Singh rất nhạy cảm khi đưa ra những ý tưởng kinh doanh. Từ những năm 1960, ông đã bắt đầu mở rộng thị trường tại Trung Quốc và Liên bang Nga. Thậm chí, “nếu Iraq mở cửa, chúng tôi sẽ vào đầu tiên. Lợi nhuận chỉ chảy vào túi bạn khi bạn là người đến sớm”.
Về sự say mê trong công việc, lời giải thích của Katar Singh rất giản dị: “Vào thời của tôi, không có nhiều loại hình giải trí. Chúng tôi không có tivi hay radio. Khi bạn có quá nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng bị phân tâm, vậy thôi”.
Mặc dù vô cùng tâm huyết với nghiệp kinh doanh, ông hoàn toàn không phải là người không biết tới điểm dừng: “Tất cả đã được Chúa ấn định. Chúng ta không bao giờ nên mơ tưởng xa vời, bởi như vậy là không lành mạnh”.