“Kê cao gối” với lãi suất tiền gửi VND
Vàng và tỷ giá biến động, nhưng phía ngân hàng cho rằng khách gửi VND vẫn “kê cao gối ngủ ngon” với lãi suất hiện có
Hai tuần sau sự kiện Trung Quốc liên tiếp phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ cùng những điều chỉnh chính sách tỷ giá của Việt Nam, thị trường đã tương đối ổn định. Qua đợt sóng này, việc lựa chọn vàng, “đô” hay gửi tiết kiệm VND hẳn đang được nhiều người cân nhắc.
Qua đợt biến động trên, giá vàng có những bước sóng lớn, tăng - giảm thất thường và vẫn luôn ẩn chứa yếu tố rủi ro. Ngoại tệ, cụ thể là đồng đô la Mỹ, sinh lời rõ ràng và mạnh nhất, xét trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, những biến động lớn đã dần hạn chế. Đây là thời điểm việc lựa chọn gửi tài sản vào kênh nào để sinh lời được đặt ra.
VND vẫn chiếm ưu thế
Tuần qua, sau những biến động của tỷ giá USD/VND, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), có phát biểu đáng chú ý: “Chẳng ai dại gì mà giữ USD 7-8 tháng trời để được nửa điểm phần trăm cả, trong khi lãi suất tiền Việt hiện đang rất tốt”.
Khoảng so sánh trên được chuyên gia này đề cập là trong ngắn hạn từ 7-8 tháng, hàm ý gắn với định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND “không những từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016” mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra.
Trong biến động từ ngày 12/8 vừa qua, tính toán tương đối, người nắm giữ USD và gửi tiết kiệm năm nay có thể thu về mức lãi gần 6%. Mức độ này không vượt trội so với lãi suất tiết kiệm VND có từ 6,2-6,8%/năm kỳ hạn 12 tháng phố biến từ đầu năm đến nay.
Còn trong ngắn hạn trước mắt, từ 7-8 tháng như chuyên gia Lê Xuân Nghĩa đề cập, định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND Ngân hàng Nhà nước đã xác định và đang bằng mọi cách để bình ổn, thì nắm giữ USD chỉ có thể lường tính được trước lợi ích lãi suất tiền gửi 0,75%/năm (khách hàng cá nhân). Đó là mức rất nhỏ, thậm chí có thể có cả rủi ro tỷ giá điều chỉnh dù xác suất được các chuyên gia đánh giá là thấp.
Trong khi đó, lãi suất VND vẫn duy trì ở mức khá hấp dẫn từ 6-7,2%/năm ở các kỳ hạn từ 6-12 tháng, dự báo có thể còn tăng lên vào thời điểm cuối năm. So sánh với lợi ích nắm USD trong ngắn hạn nói trên, lợi ích với VND rõ ràng là vượt trội.
Tuy nhiên, biến động từ bên ngoài có thể tác động làm thay đổi nhất định tương quan so sánh trên. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia gần đây, tình huống Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ trong thời gian tới là khó xẩy ra; lãnh đạo chuyên trách của quốc gia này cũng đã lên tiếng khẳng định điểm dừng. Tình huống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đồng USD cũng đang trở nên thận trọng, và đã được “khấu hao” tác động (nếu có tăng) trong thời gian qua.
Riêng với vàng, dù vừa có những đợt biến động nhưng các bước sóng cao như những năm 2011 trở về trước đã rất hạn chế. Thậm chí nó không còn là “hầm trú ẩn” trong môi trường rủi ro được ưa chuộng như trước. Đà giảm giá kéo dài những năm gần đây, cùng diễn biến khó lường hiện nay, luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro.
Lợi ích rõ ràng
Ở một xu hướng khác, hoạt động ngân hàng bắt đầu bước vào mùa cao điểm huy động - cho vay những tháng cuối năm. Diễn biến những tháng đầu năm cũng cho thấy sự sôi động hơn, nhu cầu lớn hơn những năm trước.
Tính đến ngày 20/7/2015, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 6,04% (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,95%); trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 7,32% so với cuối năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 tăng 3,15%).
Theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng cả năm nay có thể đạt tới 17%. Tăng trưởng huy động vẫn thấp hơn, nên nhu cầu hút vốn của các nhà băng sẽ cao hơn và có thể truyền dẫn tới lãi suất.
Trong khi lãi suất huy động USD bị khống chế ở trần 0,75%/năm đối với khách hàng cá nhân, 0,25%/năm với khách hàng tổ chức, thì “cửa” tạo lãi suất hấp dẫn còn lại là với VND. Thực tế, lãi suất huy động VND gần đây đã có xu hướng tăng lên.
Trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, mức lãi suất huy động VND cao nhất ghi nhận ở 7,5%/năm kỳ hạn 13 tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức và kỳ hạn chủ yếu dùng để tham chiếu tính lãi suất cho vay, hoặc chỉ dành riêng cho các khoản tiền gửi quy mô từ 500 tỷ đồng trở lên - điều kiện rất hạn chế đối với phần lớn các cá nhân gửi tiền.
Song, người gửi VND có thể chắc ăn nắm mức 7,5%/năm này tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), có ở sản phẩm tiết kiệm gửi góp - một sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn linh hoạt, mà khách hàng sẽ mở tài khoản đứng tên mình hoặc con mình và gửi tiền nhiều lần nhằm đạt một số tiền dự kiến trong tương lai.
Cũng tại SeABank, đối với hình thức gửi tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ thông thường, mức lãi suất cũng hấp dẫn, cao nhất với 6,95%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Đặc biệt, cùng kỳ hạn này, khách hàng gửi tiết kiệm bậc thang sẽ hưởng mức lãi suất cao nhất là 7,15%/năm.
Ngoài ra, trước mùa cao điểm kinh doanh cuối năm, SeABank còn ưu đãi cộng thêm lãi suất từ 0,2-0,4%/năm, tùy thuộc các kỳ hạn gửi dành cho các khách hàng mở mới “Tài khoản tiết kiệm Online” bằng VND thông qua các kênh ngân hàng trực tuyến.
Theo đại diện SeABank, trong bối cảnh giá vàng khó lường và tiềm ẩn rủi ro, tỷ giá USD/VND được Ngân hàng Nhà nước định hướng giữ ổn định bằng mọi biện pháp, thì với VND, người gửi có thể “kê cao gối ngủ” với những mức lãi suất và lợi ích rõ ràng như trên.
Qua đợt biến động trên, giá vàng có những bước sóng lớn, tăng - giảm thất thường và vẫn luôn ẩn chứa yếu tố rủi ro. Ngoại tệ, cụ thể là đồng đô la Mỹ, sinh lời rõ ràng và mạnh nhất, xét trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, những biến động lớn đã dần hạn chế. Đây là thời điểm việc lựa chọn gửi tài sản vào kênh nào để sinh lời được đặt ra.
VND vẫn chiếm ưu thế
Tuần qua, sau những biến động của tỷ giá USD/VND, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), có phát biểu đáng chú ý: “Chẳng ai dại gì mà giữ USD 7-8 tháng trời để được nửa điểm phần trăm cả, trong khi lãi suất tiền Việt hiện đang rất tốt”.
Khoảng so sánh trên được chuyên gia này đề cập là trong ngắn hạn từ 7-8 tháng, hàm ý gắn với định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND “không những từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016” mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra.
Trong biến động từ ngày 12/8 vừa qua, tính toán tương đối, người nắm giữ USD và gửi tiết kiệm năm nay có thể thu về mức lãi gần 6%. Mức độ này không vượt trội so với lãi suất tiết kiệm VND có từ 6,2-6,8%/năm kỳ hạn 12 tháng phố biến từ đầu năm đến nay.
Còn trong ngắn hạn trước mắt, từ 7-8 tháng như chuyên gia Lê Xuân Nghĩa đề cập, định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND Ngân hàng Nhà nước đã xác định và đang bằng mọi cách để bình ổn, thì nắm giữ USD chỉ có thể lường tính được trước lợi ích lãi suất tiền gửi 0,75%/năm (khách hàng cá nhân). Đó là mức rất nhỏ, thậm chí có thể có cả rủi ro tỷ giá điều chỉnh dù xác suất được các chuyên gia đánh giá là thấp.
Trong khi đó, lãi suất VND vẫn duy trì ở mức khá hấp dẫn từ 6-7,2%/năm ở các kỳ hạn từ 6-12 tháng, dự báo có thể còn tăng lên vào thời điểm cuối năm. So sánh với lợi ích nắm USD trong ngắn hạn nói trên, lợi ích với VND rõ ràng là vượt trội.
Tuy nhiên, biến động từ bên ngoài có thể tác động làm thay đổi nhất định tương quan so sánh trên. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia gần đây, tình huống Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ trong thời gian tới là khó xẩy ra; lãnh đạo chuyên trách của quốc gia này cũng đã lên tiếng khẳng định điểm dừng. Tình huống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đồng USD cũng đang trở nên thận trọng, và đã được “khấu hao” tác động (nếu có tăng) trong thời gian qua.
Riêng với vàng, dù vừa có những đợt biến động nhưng các bước sóng cao như những năm 2011 trở về trước đã rất hạn chế. Thậm chí nó không còn là “hầm trú ẩn” trong môi trường rủi ro được ưa chuộng như trước. Đà giảm giá kéo dài những năm gần đây, cùng diễn biến khó lường hiện nay, luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro.
Lợi ích rõ ràng
Ở một xu hướng khác, hoạt động ngân hàng bắt đầu bước vào mùa cao điểm huy động - cho vay những tháng cuối năm. Diễn biến những tháng đầu năm cũng cho thấy sự sôi động hơn, nhu cầu lớn hơn những năm trước.
Tính đến ngày 20/7/2015, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 6,04% (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,95%); trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 7,32% so với cuối năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 tăng 3,15%).
Theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng cả năm nay có thể đạt tới 17%. Tăng trưởng huy động vẫn thấp hơn, nên nhu cầu hút vốn của các nhà băng sẽ cao hơn và có thể truyền dẫn tới lãi suất.
Trong khi lãi suất huy động USD bị khống chế ở trần 0,75%/năm đối với khách hàng cá nhân, 0,25%/năm với khách hàng tổ chức, thì “cửa” tạo lãi suất hấp dẫn còn lại là với VND. Thực tế, lãi suất huy động VND gần đây đã có xu hướng tăng lên.
Trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, mức lãi suất huy động VND cao nhất ghi nhận ở 7,5%/năm kỳ hạn 13 tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức và kỳ hạn chủ yếu dùng để tham chiếu tính lãi suất cho vay, hoặc chỉ dành riêng cho các khoản tiền gửi quy mô từ 500 tỷ đồng trở lên - điều kiện rất hạn chế đối với phần lớn các cá nhân gửi tiền.
Song, người gửi VND có thể chắc ăn nắm mức 7,5%/năm này tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), có ở sản phẩm tiết kiệm gửi góp - một sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn linh hoạt, mà khách hàng sẽ mở tài khoản đứng tên mình hoặc con mình và gửi tiền nhiều lần nhằm đạt một số tiền dự kiến trong tương lai.
Cũng tại SeABank, đối với hình thức gửi tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ thông thường, mức lãi suất cũng hấp dẫn, cao nhất với 6,95%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Đặc biệt, cùng kỳ hạn này, khách hàng gửi tiết kiệm bậc thang sẽ hưởng mức lãi suất cao nhất là 7,15%/năm.
Ngoài ra, trước mùa cao điểm kinh doanh cuối năm, SeABank còn ưu đãi cộng thêm lãi suất từ 0,2-0,4%/năm, tùy thuộc các kỳ hạn gửi dành cho các khách hàng mở mới “Tài khoản tiết kiệm Online” bằng VND thông qua các kênh ngân hàng trực tuyến.
Theo đại diện SeABank, trong bối cảnh giá vàng khó lường và tiềm ẩn rủi ro, tỷ giá USD/VND được Ngân hàng Nhà nước định hướng giữ ổn định bằng mọi biện pháp, thì với VND, người gửi có thể “kê cao gối ngủ” với những mức lãi suất và lợi ích rõ ràng như trên.