Khắc phục “sở đoản” cho doanh nghiệp thủy sản
Không chỉ ngành thủy sản mà nhiều ngành có hàm lượng xuất khẩu lớn vẫn đang vấp phải lối tư duy nặng về thành tích
Gần 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006 là một thành công đáng khích lệ của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Thế nhưng con số đó vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng thực sự của ngành này. Bởi ngoài những mặt mạnh vốn có như tài nguyên, lao động, ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó không ít những khó khăn xuất phát từ chính những “sở đoản” của cơ quan quản lý ngành và bản thân các doanh nghiệp.
Thay đổi tư duy
Hiện nay, không chỉ ngành thủy sản mà nhiều ngành có hàm lượng xuất khẩu lớn vẫn đang vấp phải lối tư duy nặng về thành tích trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Tại Hội nghị Thương mại Toàn quốc 2007 vừa được Bộ Thương mại tổ chức đầu tháng 2/2007, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng “tư duy về hiệu quả thương mại của chúng ta vẫn đang ở 3 trình độ phát triển khác nhau”. Đó là tư duy về sản lượng, tư duy về giá trị và tư duy về giá trị gia tăng.
Theo ông, lâu nay, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn ham chạy theo số lượng, cốt sao tạo ra lượng hàng hoá càng nhiều càng tốt trong khi lại quên mất yếu tố chất lượng.
Hơn nữa, đa số các doanh nghiệp hiện nay vẫn tách rời hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa sản lượng và thị trường, kéo theo kết quả kinh doanh đáng buồn là sản lượng càng cao càng lỗ nặng, được mùa lại mất giá.
“Sở đoản” thứ hai được TS. Nguyễn Hữu Dũng nhắc đến chính là lối tư duy giá trị, cốt sao tạo ra nhiều giá trị (trước hết là giá trị xuất khẩu). Cách tư duy này không chỉ các doanh nghiệp vấp phải mà nó còn tồn tại ở ngay các cơ quan quản lý ngành. Chính việc giao chỉ tiêu giá trị xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước vô hình trung đã gây nên một “sức nặng” khiến doanh nghiệp phải chạy theo thành tích, đôi khi quá sức hoặc giả dối.
May thay, đã có không ít các doanh nghiệp đã đạt đến trình độ tư duy về giá trị gia tăng, trong đó chú trọng đến việc tăng quy mô và tỷ trọng của chuỗi giá trị quốc gia trong chuỗi giá trị quốc tế. Ðây là tư duy chuẩn về hiệu quả của kinh tế thị trường, là thước đo năng lực cạnh tranh của mỗi loại hàng hoá, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành hàng, là điều kiện đảm bảo để tái đầu tư phát triển.
Nếu kết hợp được cả 3 trình độ tư duy này, các doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh và bền vững. Song điểm đáng lưu tâm là, đa số doanh nghiệp chỉ có (hoặc không thể) kết hợp được một cách hiệu quả 3 lối tư duy này lại dẫn đến tình trạng phát triển mất cân đối, thiếu bền vững.
Hỗ trợ xuất khẩu
Thủy sản là ngành có tính đặc thù cao với mục tiêu lớn nhất là xuất khẩu, do đó, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước luôn đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài yếu tố mức chi cho công tác xúc tiến thương mại đang ở mức thấp nhất thế giới, các chuyên gia cũng cho rằng trình độ chuyên nghiệp của công tác này còn thấp, và rất cần được tiếp tục đổi mới mạnh mẽ.
Theo đề xuất của VASEP, Việt Nam cần thống nhất một đầu mối và đổi mới phương thức hoạt động hệ thống các cơ quan thương vụ và các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, sử dụng các thành phần kinh tế đa dạng để thực hiện dịch vụ xúc tiến thương mại, thay vì chỉ "phó mặc" cho Nhà nước.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng quy mô và đầu tư tài chính hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại quốc gia, chuyên nghiệp hoá đội ngũ tham tán và cán bộ xúc tiến thương mại, đầu tư hệ thống phân phối và hạ tầng thương mại trong nước và nước ngoài…
Ngoài ra, nhằm khắc phục điểm yếu cho ngành thủy sản, TS. Nguyễn Hữu Dũng cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ thêm một loạt các giải pháp mang tính bền vững khác như cải cách hành chính thông qua xã hội hoá các dịch vụ công, quy hoạch nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, hỗ trợ khả năng hội nhập và tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp, chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Thế nhưng con số đó vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng thực sự của ngành này. Bởi ngoài những mặt mạnh vốn có như tài nguyên, lao động, ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó không ít những khó khăn xuất phát từ chính những “sở đoản” của cơ quan quản lý ngành và bản thân các doanh nghiệp.
Thay đổi tư duy
Hiện nay, không chỉ ngành thủy sản mà nhiều ngành có hàm lượng xuất khẩu lớn vẫn đang vấp phải lối tư duy nặng về thành tích trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Tại Hội nghị Thương mại Toàn quốc 2007 vừa được Bộ Thương mại tổ chức đầu tháng 2/2007, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng “tư duy về hiệu quả thương mại của chúng ta vẫn đang ở 3 trình độ phát triển khác nhau”. Đó là tư duy về sản lượng, tư duy về giá trị và tư duy về giá trị gia tăng.
Theo ông, lâu nay, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn ham chạy theo số lượng, cốt sao tạo ra lượng hàng hoá càng nhiều càng tốt trong khi lại quên mất yếu tố chất lượng.
Hơn nữa, đa số các doanh nghiệp hiện nay vẫn tách rời hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa sản lượng và thị trường, kéo theo kết quả kinh doanh đáng buồn là sản lượng càng cao càng lỗ nặng, được mùa lại mất giá.
“Sở đoản” thứ hai được TS. Nguyễn Hữu Dũng nhắc đến chính là lối tư duy giá trị, cốt sao tạo ra nhiều giá trị (trước hết là giá trị xuất khẩu). Cách tư duy này không chỉ các doanh nghiệp vấp phải mà nó còn tồn tại ở ngay các cơ quan quản lý ngành. Chính việc giao chỉ tiêu giá trị xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước vô hình trung đã gây nên một “sức nặng” khiến doanh nghiệp phải chạy theo thành tích, đôi khi quá sức hoặc giả dối.
May thay, đã có không ít các doanh nghiệp đã đạt đến trình độ tư duy về giá trị gia tăng, trong đó chú trọng đến việc tăng quy mô và tỷ trọng của chuỗi giá trị quốc gia trong chuỗi giá trị quốc tế. Ðây là tư duy chuẩn về hiệu quả của kinh tế thị trường, là thước đo năng lực cạnh tranh của mỗi loại hàng hoá, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành hàng, là điều kiện đảm bảo để tái đầu tư phát triển.
Nếu kết hợp được cả 3 trình độ tư duy này, các doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh và bền vững. Song điểm đáng lưu tâm là, đa số doanh nghiệp chỉ có (hoặc không thể) kết hợp được một cách hiệu quả 3 lối tư duy này lại dẫn đến tình trạng phát triển mất cân đối, thiếu bền vững.
Hỗ trợ xuất khẩu
Thủy sản là ngành có tính đặc thù cao với mục tiêu lớn nhất là xuất khẩu, do đó, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước luôn đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài yếu tố mức chi cho công tác xúc tiến thương mại đang ở mức thấp nhất thế giới, các chuyên gia cũng cho rằng trình độ chuyên nghiệp của công tác này còn thấp, và rất cần được tiếp tục đổi mới mạnh mẽ.
Theo đề xuất của VASEP, Việt Nam cần thống nhất một đầu mối và đổi mới phương thức hoạt động hệ thống các cơ quan thương vụ và các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, sử dụng các thành phần kinh tế đa dạng để thực hiện dịch vụ xúc tiến thương mại, thay vì chỉ "phó mặc" cho Nhà nước.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng quy mô và đầu tư tài chính hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại quốc gia, chuyên nghiệp hoá đội ngũ tham tán và cán bộ xúc tiến thương mại, đầu tư hệ thống phân phối và hạ tầng thương mại trong nước và nước ngoài…
Ngoài ra, nhằm khắc phục điểm yếu cho ngành thủy sản, TS. Nguyễn Hữu Dũng cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ thêm một loạt các giải pháp mang tính bền vững khác như cải cách hành chính thông qua xã hội hoá các dịch vụ công, quy hoạch nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, hỗ trợ khả năng hội nhập và tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp, chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…