“Khẩn trương tái khởi động các dự án yếu kém của ngành công thương”
Chính phủ định hướng xử lý các dự án yếu kém của ngành công thương là phải kiên quyết, khẩn trương, Nhà nước không bỏ thêm tiền
“Từ thực tiễn của Nhà máy Đạm Ninh Bình, Ban Quản lý dự án Nhà máy sơ sợi Đình Vũ PVTex, Ethanol Quảng Ngãi… khẩn trương tính toán sự cần thiết, chi phí bỏ ra so với lợi ích thu về… để tái khởi động nhà máy do đã ngừng hoạt động trong thời gian dài”.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo tại buổi là việc lần thứ 2 về xử lý tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp ngành công thương, ngày 22/2.
Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo đã thảo luận báo cáo của Bộ Công Thương về tổng quan hiện trạng, tình hình tài chính, kỹ thuật, pháp lý và các phương án xử lý cho từng dự án, nhà máy trong nhóm 12 đơn vị yếu kém của ngành công thương theo nguyên tắc thị trường và các quan điểm của Trung ương Đảng trước đó, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Phải xử lý kiên quyết, khẩn trương, Nhà nước không bỏ thêm tiền cho các dự án này”.
Bên cạnh đó, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, công an cũng báo cáo bổ sung thêm các kết luận làm việc của các cơ quan này đối với một số nhà máy nhằm củng cố thêm dữ liệu về nguyên nhân, thực trạng yếu kém của các nhà máy để phục vụ cho việc đề xuất phương án xử lý.
Việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán, công an trong thời gian tới sẽ xác định, làm rõ và xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân gây thua lỗ, thất thoát tài sản của Nhà nước.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến phát biểu và kết luận tại cuộc họp để hoàn thiện báo cáo, các phương án xử lý cả về cơ sở pháp lý, nội dung, so sánh chi phí và lợi ích từng phương án, đề xuất lựa chọn phương án, điều kiện thực hiện, lộ trình thực hiện phương án để Ban Chỉ đạo báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2017.
“Việc không thể chậm trễ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan phải bám sát nhiệm vụ, sớm hoàn thiện các phương án xử lý để trình Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, không để tiếp tục kéo dài tình trạng yếu kém, gây thiệt hại cho Nhà nước”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo báo cáo, hiện ngành Công Thương có 12 dự án, nhà máy thua lỗ, bao gồm: nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.
Điều đáng nói, theo đánh giá của Chính phủ, hầu hết các dự án trên đều có vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, song do tính toán, dự báo sai hoặc quản lý yếu kém đã khiến các dự án bị "đắp chiếu" hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo tại buổi là việc lần thứ 2 về xử lý tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp ngành công thương, ngày 22/2.
Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo đã thảo luận báo cáo của Bộ Công Thương về tổng quan hiện trạng, tình hình tài chính, kỹ thuật, pháp lý và các phương án xử lý cho từng dự án, nhà máy trong nhóm 12 đơn vị yếu kém của ngành công thương theo nguyên tắc thị trường và các quan điểm của Trung ương Đảng trước đó, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Phải xử lý kiên quyết, khẩn trương, Nhà nước không bỏ thêm tiền cho các dự án này”.
Bên cạnh đó, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, công an cũng báo cáo bổ sung thêm các kết luận làm việc của các cơ quan này đối với một số nhà máy nhằm củng cố thêm dữ liệu về nguyên nhân, thực trạng yếu kém của các nhà máy để phục vụ cho việc đề xuất phương án xử lý.
Việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán, công an trong thời gian tới sẽ xác định, làm rõ và xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân gây thua lỗ, thất thoát tài sản của Nhà nước.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến phát biểu và kết luận tại cuộc họp để hoàn thiện báo cáo, các phương án xử lý cả về cơ sở pháp lý, nội dung, so sánh chi phí và lợi ích từng phương án, đề xuất lựa chọn phương án, điều kiện thực hiện, lộ trình thực hiện phương án để Ban Chỉ đạo báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2017.
“Việc không thể chậm trễ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan phải bám sát nhiệm vụ, sớm hoàn thiện các phương án xử lý để trình Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, không để tiếp tục kéo dài tình trạng yếu kém, gây thiệt hại cho Nhà nước”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo báo cáo, hiện ngành Công Thương có 12 dự án, nhà máy thua lỗ, bao gồm: nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.
Điều đáng nói, theo đánh giá của Chính phủ, hầu hết các dự án trên đều có vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, song do tính toán, dự báo sai hoặc quản lý yếu kém đã khiến các dự án bị "đắp chiếu" hoặc hoạt động kém hiệu quả.