“Không dùng ngân sách xử lý các dự án yếu kém, thua lỗ”
Xử lý các dự án thua lỗ của ngành Công Thương phải theo nguyên tắc tắc thị trường, không để đổ vỡ ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp khác
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về xử lý các tồn tại yếu kém, không hiệu quả của một số dự án và doanh nghiệp ngành Công Thương.
Thông báo nêu rõ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được giao nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thiết yếu, sản xuất nhiên liệu xăng dầu, hóa dầu, phân bón, thép, giấy,…phục vụ cho nền kinh tế, sản xuất và đời sống nhân dân.
Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong bối cảnh những khó khăn chung của kinh tế thế giới, khu vực và trong nước nhu cầu về các nguyên liệu, sản phẩm thiết yếu thay đổi, tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt, trong khi đó công tác dự báo, đánh giá thị trường của các tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến chi phí sản xuất cao, thua lỗ lớn đã xảy ra và còn tiếp tục thua lỗ trong thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu trong bối cảnh như vậy, cần bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp một cách khách quan, toàn diện để từ đó có giải pháp xử lý phù hợp, khẩn trương, kiên quyết nhằm sớm ổn định hoạt động các doanh nghiệp theo đúng chủ trương tái cơ cấu các doanh nghiệp của Chính phủ.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thời gian tới xử lý các tồn tại, yếu kém, không hiệu quả các dự án, doanh nghiệp theo nguyên tắc khẩn trương, triệt để, tổn thất ít nhất thất thoát tài sản nhà nước, theo nguyên tắc thị trường. Không để đổ vỡ ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp khác.
Đặc biệt, phải phân loại từng dự án để xử lý cho phù hợp, không dùng ngân sách nhà nước xử lý, không tiếp tục đầu tư trực tiếp vào các dự án, các Tập đoàn, Tổng công ty chủ động cân đối nguồn lực để giải quyết khó khăn, vướng mắc của các dự án và chịu trách nhiệm về hiệu quả.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo từng đơn vị để xử lý các dự án, xem xét kỹ, toàn diện các mặt để có phương án xử lý sớm nhất, đồng bộ, hiệu quả tránh thất thoát tài sản nhà nước.
Theo báo cáo, hiện ngành Công Thương có 12 dự án, nhà máy thua lỗ, bao gồm: nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.
Điều đáng nói, theo đánh giá của Chính phủ, hầu hết các dự án trên đều có vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, song do tính toán, dự báo sai hoặc quản lý yếu kém đã khiến các dự án bị "đắp chiếu" hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Thông báo nêu rõ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được giao nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thiết yếu, sản xuất nhiên liệu xăng dầu, hóa dầu, phân bón, thép, giấy,…phục vụ cho nền kinh tế, sản xuất và đời sống nhân dân.
Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong bối cảnh những khó khăn chung của kinh tế thế giới, khu vực và trong nước nhu cầu về các nguyên liệu, sản phẩm thiết yếu thay đổi, tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt, trong khi đó công tác dự báo, đánh giá thị trường của các tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến chi phí sản xuất cao, thua lỗ lớn đã xảy ra và còn tiếp tục thua lỗ trong thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu trong bối cảnh như vậy, cần bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp một cách khách quan, toàn diện để từ đó có giải pháp xử lý phù hợp, khẩn trương, kiên quyết nhằm sớm ổn định hoạt động các doanh nghiệp theo đúng chủ trương tái cơ cấu các doanh nghiệp của Chính phủ.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thời gian tới xử lý các tồn tại, yếu kém, không hiệu quả các dự án, doanh nghiệp theo nguyên tắc khẩn trương, triệt để, tổn thất ít nhất thất thoát tài sản nhà nước, theo nguyên tắc thị trường. Không để đổ vỡ ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp khác.
Đặc biệt, phải phân loại từng dự án để xử lý cho phù hợp, không dùng ngân sách nhà nước xử lý, không tiếp tục đầu tư trực tiếp vào các dự án, các Tập đoàn, Tổng công ty chủ động cân đối nguồn lực để giải quyết khó khăn, vướng mắc của các dự án và chịu trách nhiệm về hiệu quả.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo từng đơn vị để xử lý các dự án, xem xét kỹ, toàn diện các mặt để có phương án xử lý sớm nhất, đồng bộ, hiệu quả tránh thất thoát tài sản nhà nước.
Theo báo cáo, hiện ngành Công Thương có 12 dự án, nhà máy thua lỗ, bao gồm: nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.
Điều đáng nói, theo đánh giá của Chính phủ, hầu hết các dự án trên đều có vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, song do tính toán, dự báo sai hoặc quản lý yếu kém đã khiến các dự án bị "đắp chiếu" hoặc hoạt động kém hiệu quả.