Khẩu vị rủi ro Vietcombank đang thay đổi
10.000 tỷ lợi nhuận trong tầm với, nhưng “khó nói” và gắn với khẩu vị rủi ro thay đổi
Cuối tuần này Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Trước thềm đại hội, Vietcombank đã họp bàn tất cả các khu vực kinh doanh trên cả nước.
Tổng kết, các khu vực tính toán, năm nay triển vọng sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận.
Khi đã nhẹ bước
Năm 2017, Vietcombank đặt chỉ tiêu đạt 9.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đó là chỉ tiêu an toàn. Trong phương án tốt hơn, con số có thể lên tới 9.500 tỷ và 10.000 tỷ đồng cũng nằm trong tầm với, với điều kiện không có những biến động bất lợi lớn từ nền kinh tế hoặc từ thị trường quốc tế.
Nếu đạt 10.000 tỷ, lần đầu tiên một ngân hàng thương mại Việt Nam lập được kỷ lục lợi nhuận cao như vậy.
Song, trao đổi với VnEconomy trước thềm đại hội, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank từ chối nói về lợi nhuận. Có lẽ đây là điểm “khó nói”, vì triển vọng lợi nhuận cao đó đặt trong bối cảnh kinh tế chung còn khó khăn, doanh nghiệp vẫn còn vay với lãi suất chưa thực sự dễ chịu…
Tuy nhiên, hai năm qua Vietcombank luôn áp lãi suất huy động thấp nhất thị trường, đi đầu trong các đợt giảm lãi suất cho vay; tỷ lệ sử dụng vốn ở mức khá thấp cũng như tỷ trọng thu lãi từ tín dụng đã giảm bớt mà thay bằng tăng thu phi tín dụng và đầu tư.
Mặt khác, sau khi đã trích lập hết dự phòng rủi ro, mua lại hết nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) năm 2016, từ 2017 ngân hàng này thực sự nhẹ bước để có lợi nhuận khả quan hơn; thậm chí, càng tăng thu hồi và xử lý nợ xấu thì càng hoàn nhập dự phòng vào lợi nhuận.
Dù “khó nói”, nhưng dự kiến tại đại hội tới Vietcombank vẫn phải báo cáo cụ thể với cổ đông. Và theo chia sẻ của ông Nghiêm Xuân Thành, trong lợi nhuận năm nay, một phần phản ánh khẩu vị rủi ro của Vietcombank đang thay đổi.
Cơ cấu lại nguồn thu
Vẫn như thể hiện những năm gần đây, sau khi tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, Vietcombank càng có điều kiện để giám sát chất lượng nợ. Theo đó, nếu có khoản nợ nào đó có biểu hiện “nhấp nháy”, Vietcombank sẽ xem xét trích lập luôn. Đây cũng tiếp tục phản ánh khẩu vị rủi ro cao hơn.
Thứ nữa, cơ cấu cho vay dự kiến cũng sẽ có điều chỉnh, bởi phải đi cùng với dung lượng của các điều kiện.
Một mặt, Vietcombank muốn đẩy mạnh tín dụng và nguồn thu ở đây về số lượng cũng không được như mong muốn chủ quan. Ngân hàng Nhà nước có cơ chế chặt chẽ trong giao chỉ tiêu tăng trưởng, năm nay bước đầu họ chỉ được 16%.
Mặt khác, như thể hiện ở các ngân hàng thương mại có tỷ lệ sở hữu nhà nước chi phối, những điều kiện chưa thuận lợi trong tăng vốn dẫn đến hệ số an toàn vốn (CAR) chưa cải thiện rõ. CAR có hạn chế thì khó mở rộng tín dụng.
Ứng xử với điều kiện trên, ngân hàng có thể dịch chuyển cho vay theo hướng giảm bớt tỷ trọng các lĩnh vực có hệ số rủi ro cao (tham số tính CAR), tập trung hơn ở các lĩnh vực có hệ số rủi ro thấp hơn. Theo đó, khẩu vị rủi ro cũng thay đổi, cơ cấu cho vay thay đổi.
Cũng liên quan đến CAR, ngân hàng cũng sẽ đẩy vốn vào lĩnh vực có hệ số rủi ro thấp hoặc không bị nhiều ảnh hưởng như ở hoạt động đầu tư vào giấy tờ có giá, trái phiếu Chính phủ, đầu tư ra nước ngoài, kinh doanh ngoại tệ…
Lượng bị hạn chế thì chất lượng tín dụng cần tăng cường để bù đắp. Ngân hàng có thể hướng đến nhóm khách hàng có tỷ lệ lãi biên cao hơn. Điều này thể hiện rõ ở Vietcombank khi tín dụng bán lẻ bắt đầu tăng trưởng mạnh và có đóng góp lớn dần trong cơ cấu từ năm 2016. Cùng đó, tỷ trọng thu từ phi tín dụng cũng có xu hướng tăng lên, ở nhóm có tỷ trọng hàng đầu trong hệ thống.
Và như ông Nghiêm Xuân Thành nêu quan điểm từ trong năm 2016, Vietcombank sẽ nói không với hoạt động doanh nghiệp đi kinh doanh tài chính, vay tay trái gửi tay phải, mà ở đây cũng liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Đó là những trường hợp doanh nghiệp lớn, có hạng mức tín nhiệm cao có hiện tượng đi vay lãi suất chỉ từ 3-4%/năm, rồi gửi ở ngân hàng khác 5-6%/năm để nắm chênh lệch. Cho vay loại này, ngân hàng vừa cạnh tranh quá mức, không hiệu quả trực tiếp trong sử dụng vốn, vừa mất đi tỷ trọng tăng trưởng tín dụng được giao - đang phải đong đếm từng ngày.
Thực tế tại Vietcombank, quý 1 vừa qua tăng trưởng tín dụng đã đạt rất cao, ước tính tới 8%, nên việc chọn lọc và đong đếm trên sẽ càng chặt chẽ hơn các quý tới.
Tổng kết, các khu vực tính toán, năm nay triển vọng sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận.
Khi đã nhẹ bước
Năm 2017, Vietcombank đặt chỉ tiêu đạt 9.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đó là chỉ tiêu an toàn. Trong phương án tốt hơn, con số có thể lên tới 9.500 tỷ và 10.000 tỷ đồng cũng nằm trong tầm với, với điều kiện không có những biến động bất lợi lớn từ nền kinh tế hoặc từ thị trường quốc tế.
Nếu đạt 10.000 tỷ, lần đầu tiên một ngân hàng thương mại Việt Nam lập được kỷ lục lợi nhuận cao như vậy.
Song, trao đổi với VnEconomy trước thềm đại hội, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank từ chối nói về lợi nhuận. Có lẽ đây là điểm “khó nói”, vì triển vọng lợi nhuận cao đó đặt trong bối cảnh kinh tế chung còn khó khăn, doanh nghiệp vẫn còn vay với lãi suất chưa thực sự dễ chịu…
Tuy nhiên, hai năm qua Vietcombank luôn áp lãi suất huy động thấp nhất thị trường, đi đầu trong các đợt giảm lãi suất cho vay; tỷ lệ sử dụng vốn ở mức khá thấp cũng như tỷ trọng thu lãi từ tín dụng đã giảm bớt mà thay bằng tăng thu phi tín dụng và đầu tư.
Mặt khác, sau khi đã trích lập hết dự phòng rủi ro, mua lại hết nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) năm 2016, từ 2017 ngân hàng này thực sự nhẹ bước để có lợi nhuận khả quan hơn; thậm chí, càng tăng thu hồi và xử lý nợ xấu thì càng hoàn nhập dự phòng vào lợi nhuận.
Dù “khó nói”, nhưng dự kiến tại đại hội tới Vietcombank vẫn phải báo cáo cụ thể với cổ đông. Và theo chia sẻ của ông Nghiêm Xuân Thành, trong lợi nhuận năm nay, một phần phản ánh khẩu vị rủi ro của Vietcombank đang thay đổi.
Cơ cấu lại nguồn thu
Vẫn như thể hiện những năm gần đây, sau khi tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, Vietcombank càng có điều kiện để giám sát chất lượng nợ. Theo đó, nếu có khoản nợ nào đó có biểu hiện “nhấp nháy”, Vietcombank sẽ xem xét trích lập luôn. Đây cũng tiếp tục phản ánh khẩu vị rủi ro cao hơn.
Thứ nữa, cơ cấu cho vay dự kiến cũng sẽ có điều chỉnh, bởi phải đi cùng với dung lượng của các điều kiện.
Một mặt, Vietcombank muốn đẩy mạnh tín dụng và nguồn thu ở đây về số lượng cũng không được như mong muốn chủ quan. Ngân hàng Nhà nước có cơ chế chặt chẽ trong giao chỉ tiêu tăng trưởng, năm nay bước đầu họ chỉ được 16%.
Mặt khác, như thể hiện ở các ngân hàng thương mại có tỷ lệ sở hữu nhà nước chi phối, những điều kiện chưa thuận lợi trong tăng vốn dẫn đến hệ số an toàn vốn (CAR) chưa cải thiện rõ. CAR có hạn chế thì khó mở rộng tín dụng.
Ứng xử với điều kiện trên, ngân hàng có thể dịch chuyển cho vay theo hướng giảm bớt tỷ trọng các lĩnh vực có hệ số rủi ro cao (tham số tính CAR), tập trung hơn ở các lĩnh vực có hệ số rủi ro thấp hơn. Theo đó, khẩu vị rủi ro cũng thay đổi, cơ cấu cho vay thay đổi.
Cũng liên quan đến CAR, ngân hàng cũng sẽ đẩy vốn vào lĩnh vực có hệ số rủi ro thấp hoặc không bị nhiều ảnh hưởng như ở hoạt động đầu tư vào giấy tờ có giá, trái phiếu Chính phủ, đầu tư ra nước ngoài, kinh doanh ngoại tệ…
Lượng bị hạn chế thì chất lượng tín dụng cần tăng cường để bù đắp. Ngân hàng có thể hướng đến nhóm khách hàng có tỷ lệ lãi biên cao hơn. Điều này thể hiện rõ ở Vietcombank khi tín dụng bán lẻ bắt đầu tăng trưởng mạnh và có đóng góp lớn dần trong cơ cấu từ năm 2016. Cùng đó, tỷ trọng thu từ phi tín dụng cũng có xu hướng tăng lên, ở nhóm có tỷ trọng hàng đầu trong hệ thống.
Và như ông Nghiêm Xuân Thành nêu quan điểm từ trong năm 2016, Vietcombank sẽ nói không với hoạt động doanh nghiệp đi kinh doanh tài chính, vay tay trái gửi tay phải, mà ở đây cũng liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Đó là những trường hợp doanh nghiệp lớn, có hạng mức tín nhiệm cao có hiện tượng đi vay lãi suất chỉ từ 3-4%/năm, rồi gửi ở ngân hàng khác 5-6%/năm để nắm chênh lệch. Cho vay loại này, ngân hàng vừa cạnh tranh quá mức, không hiệu quả trực tiếp trong sử dụng vốn, vừa mất đi tỷ trọng tăng trưởng tín dụng được giao - đang phải đong đếm từng ngày.
Thực tế tại Vietcombank, quý 1 vừa qua tăng trưởng tín dụng đã đạt rất cao, ước tính tới 8%, nên việc chọn lọc và đong đếm trên sẽ càng chặt chẽ hơn các quý tới.