Khi các tỉnh thành không chịu... nộp báo cáo
Dường như, vai trò quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đứng trước những thử thách
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) là cơ quan quản lý nhà nước về hai lĩnh vực quan trọng, là kế hoạch và đầu tư.
Xét riêng trong mảng đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý cả đầu tư trong và ngoài nước từ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, giám sát, kiểm tra các hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Nhưng với chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho các tỉnh thành trong nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quản lý đầu tư, các quyền hạn của MPI đã bị thu hẹp đáng kể. Và dường như, vai trò quản lý của cơ quan này cũng đang đứng trước những thử thách...
Giữa tháng 9/2010, MPI đã có Văn bản số 6536/BKH-TTr về việc thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng trên toàn quốc, theo đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự rà soát, đánh giá và báo cáo tình hình quản lý nhà nước và thực hiện đầu tư đối với các dự án này tại địa phương. Công việc này được tiến hành trong bối cảnh hàng trăm nhà đầu tư lợi dụng việc thành lập dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng để chiếm dụng đất gây dư luận không tốt và câu chuyện này thậm chí từng làm nóng nghị trường.
Theo văn bản này, các dự án bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng cần được báo cáo gồm các dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí (kể cả casino); các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng (gồm biệt thự, căn hộ cao cấp, khách sạn); các dự án kết hợp du lịch và nghỉ dưỡng; các dự án sân ggolf và dự án du lịch, nghỉ dưỡng có sân golf.
Văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố giao sở kế hoạch và cầu tư, lấy lực lượng thanh tra sở làm nòng cốt, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, đánh giá và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại địa phương. Văn bản cũng yêu cầu rằng báo cáo phải do lãnh đạo tỉnh thành phố ký và gửi về MPI trước ngày 30/11/2010.
Đáng nói là đến hạn nộp báo cáo, MPI chỉ nhận được 4 báo cáo từ các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Bình Phước, Bắc Giang! Không chỉ vậy, lãnh đạo nhiều tỉnh còn không ký vào báo cáo, mà chỉ giao cho sở kế hoạch và đầu tư ký.
Điều dễ thấy là các địa phương này đều không phải là những "điểm nóng" về bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng. Những khu vực khác như dải bờ biển miền Trung hay các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng... đều không có báo cáo gửi về MPI.
Sự "làm ngơ" của các tỉnh thành trước một yêu cầu công việc rất quan trọng này rõ ràng đang đặt ra nhiều câu hỏi... Đáng nói hơn, đây không phải là lần đầu tiên các địa phương "làm ngơ" với đề xuất của MPI.
Đầu tháng 11/2010, MPI thậm chí đã có Công văn 7639/BKH–GS&TĐĐT gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý đối với các cơ quan không gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư theo đúng chế độ báo cáo định kỳ. Văn bản này được gửi đi khi mà các thông tin về giám sát đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, vốn hết sức quan trọng và nhạy cảm với nền kinh tế, đã không được các tỉnh thành cập nhập đầy đủ và kịp thời.
Tình hình báo cáo về đầu tư nước ngoài cũng chẳng khá hơn. Số liệu tổng hợp về đầu tư nước ngoài được các sở kế hoạch và đầu tư tổng hợp và báo cáo chi tiết cho lãnh đạo các tỉnh thành hàng tháng, nhưng việc báo cáo về MPI lại thường không đầy đủ hoặc chậm trễ. Thế nên đã xảy ra chuyện khôi hài là vào năm 2008, thống kê về FDI của cả nước đã được công bố hai lần, với lần sau cao hơn lần trước hàng tỷ USD do các địa phương không cập nhật kịp thời.
Tuần rồi, MPI thậm chí đã thảo một thông tư để chế tài hóa việc làm báo cáo về FDI, sau nhiều lần "kêu gọi" sự tự nguyện của các tỉnh thành nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn. Một lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài gần đây thậm chí đã phát biểu vui rằng, nhiều khi họ phải lấy thông tin từ các tỉnh thành "bằng quan hệ cá nhân" để làm thống kê, báo cáo.
Nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn hoặc thuộc vào những lĩnh vực "nhạy cảm" đã được các tỉnh thành lập và báo cáo trực tiếp lên Chính phủ, sau đó MPI mới được Chính phủ yêu cầu "cho ý kiến" trước khi chính các tỉnh thành cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Câu hỏi đặt ra là chất lượng của các bản quy hoạch, kế hoạch quan trọng của MPI - với tư cách là cơ quan đầu mối và là người tham mưu trực tiếp cho Chính phủ - sẽ ra sao khi mà thông tin đầu vào không đầy đủ, hoặc thiếu chất lượng?
Xét riêng trong mảng đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý cả đầu tư trong và ngoài nước từ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, giám sát, kiểm tra các hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Nhưng với chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho các tỉnh thành trong nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quản lý đầu tư, các quyền hạn của MPI đã bị thu hẹp đáng kể. Và dường như, vai trò quản lý của cơ quan này cũng đang đứng trước những thử thách...
Giữa tháng 9/2010, MPI đã có Văn bản số 6536/BKH-TTr về việc thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng trên toàn quốc, theo đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự rà soát, đánh giá và báo cáo tình hình quản lý nhà nước và thực hiện đầu tư đối với các dự án này tại địa phương. Công việc này được tiến hành trong bối cảnh hàng trăm nhà đầu tư lợi dụng việc thành lập dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng để chiếm dụng đất gây dư luận không tốt và câu chuyện này thậm chí từng làm nóng nghị trường.
Theo văn bản này, các dự án bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng cần được báo cáo gồm các dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí (kể cả casino); các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng (gồm biệt thự, căn hộ cao cấp, khách sạn); các dự án kết hợp du lịch và nghỉ dưỡng; các dự án sân ggolf và dự án du lịch, nghỉ dưỡng có sân golf.
Văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố giao sở kế hoạch và cầu tư, lấy lực lượng thanh tra sở làm nòng cốt, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, đánh giá và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại địa phương. Văn bản cũng yêu cầu rằng báo cáo phải do lãnh đạo tỉnh thành phố ký và gửi về MPI trước ngày 30/11/2010.
Đáng nói là đến hạn nộp báo cáo, MPI chỉ nhận được 4 báo cáo từ các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Bình Phước, Bắc Giang! Không chỉ vậy, lãnh đạo nhiều tỉnh còn không ký vào báo cáo, mà chỉ giao cho sở kế hoạch và đầu tư ký.
Điều dễ thấy là các địa phương này đều không phải là những "điểm nóng" về bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng. Những khu vực khác như dải bờ biển miền Trung hay các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng... đều không có báo cáo gửi về MPI.
Sự "làm ngơ" của các tỉnh thành trước một yêu cầu công việc rất quan trọng này rõ ràng đang đặt ra nhiều câu hỏi... Đáng nói hơn, đây không phải là lần đầu tiên các địa phương "làm ngơ" với đề xuất của MPI.
Đầu tháng 11/2010, MPI thậm chí đã có Công văn 7639/BKH–GS&TĐĐT gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý đối với các cơ quan không gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư theo đúng chế độ báo cáo định kỳ. Văn bản này được gửi đi khi mà các thông tin về giám sát đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, vốn hết sức quan trọng và nhạy cảm với nền kinh tế, đã không được các tỉnh thành cập nhập đầy đủ và kịp thời.
Tình hình báo cáo về đầu tư nước ngoài cũng chẳng khá hơn. Số liệu tổng hợp về đầu tư nước ngoài được các sở kế hoạch và đầu tư tổng hợp và báo cáo chi tiết cho lãnh đạo các tỉnh thành hàng tháng, nhưng việc báo cáo về MPI lại thường không đầy đủ hoặc chậm trễ. Thế nên đã xảy ra chuyện khôi hài là vào năm 2008, thống kê về FDI của cả nước đã được công bố hai lần, với lần sau cao hơn lần trước hàng tỷ USD do các địa phương không cập nhật kịp thời.
Tuần rồi, MPI thậm chí đã thảo một thông tư để chế tài hóa việc làm báo cáo về FDI, sau nhiều lần "kêu gọi" sự tự nguyện của các tỉnh thành nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn. Một lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài gần đây thậm chí đã phát biểu vui rằng, nhiều khi họ phải lấy thông tin từ các tỉnh thành "bằng quan hệ cá nhân" để làm thống kê, báo cáo.
Nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn hoặc thuộc vào những lĩnh vực "nhạy cảm" đã được các tỉnh thành lập và báo cáo trực tiếp lên Chính phủ, sau đó MPI mới được Chính phủ yêu cầu "cho ý kiến" trước khi chính các tỉnh thành cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Câu hỏi đặt ra là chất lượng của các bản quy hoạch, kế hoạch quan trọng của MPI - với tư cách là cơ quan đầu mối và là người tham mưu trực tiếp cho Chính phủ - sẽ ra sao khi mà thông tin đầu vào không đầy đủ, hoặc thiếu chất lượng?