Khi chuyên gia Trung Quốc tự nhận sẽ “vượt Mỹ”
Chuyện các chuyên gia Trung Quốc tự đưa ra những nhận định về khả năng vượt qua Mỹ là khá hiếm
Các chuyên gia thuộc một tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc mới đây cho rằng, nước này có thể vượt qua Mỹ vào năm 2049, thời điểm Trung Quốc kỷ niệm quốc khánh lần thứ 100, trang tin China.org.cn cho hay.
Dẫn báo cáo của Viện Khoa học Trung Quốc được công bố hôm 8/1, trang tin điện tử trên cho hay, quốc gia này sẽ vượt qua Mỹ một cách toàn diện sau 36 năm nữa. Mặc dù những nhận định về việc Trung Quốc vượt Mỹ khá nhiều, song chuyện các chuyên gia Trung Quốc tự đưa ra những nhận định tương tự thì lại khá hiếm.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nói rõ, việc vượt qua Mỹ một cách toàn diện chỉ thành công nếu Trung Quốc nuôi dưỡng hợp lý "sức khỏe của quốc gia". Khái niệm "sức khỏe của quốc gia" được hiểu là điều kiện vận hành tổng thể của một đất nước, coi việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả và phân phối tài sản là tiêu chuẩn chính.
Theo đó, sức khỏe quốc gia là tiêu chí quan trọng nhất để Trung Quốc có thể nương vào đó mà vượt qua được Mỹ một cách toàn diện, báo cáo nhận định. Bản nghiên cứu cũng cho rằng, sức khỏe quốc gia của Trung Quốc đã tốt hơn của Mỹ từ năm 2007 và sẽ được nâng lên thêm vào năm 2019, thời điểm Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, sức khỏe của quốc gia này đang tăng lên, song điều đó có thể vấp phải những trở ngại từ tính sáng tạo yếu, tình trạng bất bình đẳng xã hội, vấn nạn tham nhũng và thiếu nguồn lực.
Tài liệu nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc còn đưa ra những đánh giá về sức khỏe quốc gia của 100 nước, phân tích các nhân tố như môi trường tự nhiên, trạng thái miễn dịch của nền kinh tế, việc đưa ra các quyết sách của đất nước và năng lực thực hiện, các trách nhiệm của quốc gia.
Báo cáo đã chia 100 nước này thành 4 nhóm xét theo tình trạng sức khỏe quốc gia. Trung Quốc được xếp vị trí thứ 11 với tình trạng "đạt chuẩn". 37 nước trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Anh quốc nằm trong số những quốc gia "yếu sức". Thụy Điển, Phần Lan và Australia nằm trong số 10 nước "thừa sức khỏe". Cuối bảng này là các quốc gia như Ethiopia, Sudan, Iraq và Afghanistan vì "đau yếu".
Riêng về Mỹ, báo cáo trên cho rằng, tình trạng sức khỏe của nước này đang suy yếu do sự suy thoái của nền kinh tế, bất chấp một sự thực rằng Mỹ vẫn là một cường quốc cả về sự giàu có lẫn sức mạnh quân sự.
Trên thực tế, thì những nhận định rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vốn không phải là chuyện hiếm, nhưng hầu hết là từ các chuyên gia phân tích nước ngoài, hiếm thấy người Trung Quốc tự nói về mình như vậy. Vài năm trở lại đây, thế giới đã đi từ ngạc nhiên này tới sửng sốt kia khi rất nhiều tổ chức toàn cầu đưa ra các báo cáo về vấn đề này, thậm chí có cả những nghiên cứu khá hoang đường.
Cuối năm ngoái, Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ đã đưa ra một tài liệu mang tên "Xu hướng toàn cầu năm 2030: Những thế giới khác", trong đó nhận định nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt mặt nước Mỹ trước năm 2030 song quốc gia châu Á vẫn chưa thể thay thế vị trí siêu cường của Mỹ trong việc tập hợp các liên minh nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
“Trung Quốc sẽ không thay thế được Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất là quan trọng song cường quốc kinh tế lớn nhất không nhất thiết luôn là siêu cường”, chuyên gia cố vấn Mathew Burrows của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ tuyên bố trong một cuộc họp báo liên quan tới bản nghiên cứu nói trên.
Trước báo cáo trên, Ngân hàng Thế giới cũng ước tính tới năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP, với điều kiện nước này duy trì mức tăng trưởng 8% trong 20 năm liền. Tuy nhiên, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vào năm 2016, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Khi đó, tỷ trọng GDP của Mỹ trong kinh tế thế giới sẽ giảm xuống 17,7%, còn tỷ trọng này Trung Quốc sẽ là 18%.
Hồi năm 2011, một số chuyên gia kinh tế Nga dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2015, nhờ đà tăng trưởng nhanh liên tục nhiều năm. Năm 2008, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã đưa ra dự báo rằng vào năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP. Đặc biệt hơn, theo nghiên cứu trước đây của tổ chức Conference Board, thì Trung Quốc đáng lý đã vượt Mỹ từ năm ngoái.
Dẫn báo cáo của Viện Khoa học Trung Quốc được công bố hôm 8/1, trang tin điện tử trên cho hay, quốc gia này sẽ vượt qua Mỹ một cách toàn diện sau 36 năm nữa. Mặc dù những nhận định về việc Trung Quốc vượt Mỹ khá nhiều, song chuyện các chuyên gia Trung Quốc tự đưa ra những nhận định tương tự thì lại khá hiếm.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nói rõ, việc vượt qua Mỹ một cách toàn diện chỉ thành công nếu Trung Quốc nuôi dưỡng hợp lý "sức khỏe của quốc gia". Khái niệm "sức khỏe của quốc gia" được hiểu là điều kiện vận hành tổng thể của một đất nước, coi việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả và phân phối tài sản là tiêu chuẩn chính.
Theo đó, sức khỏe quốc gia là tiêu chí quan trọng nhất để Trung Quốc có thể nương vào đó mà vượt qua được Mỹ một cách toàn diện, báo cáo nhận định. Bản nghiên cứu cũng cho rằng, sức khỏe quốc gia của Trung Quốc đã tốt hơn của Mỹ từ năm 2007 và sẽ được nâng lên thêm vào năm 2019, thời điểm Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, sức khỏe của quốc gia này đang tăng lên, song điều đó có thể vấp phải những trở ngại từ tính sáng tạo yếu, tình trạng bất bình đẳng xã hội, vấn nạn tham nhũng và thiếu nguồn lực.
Tài liệu nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc còn đưa ra những đánh giá về sức khỏe quốc gia của 100 nước, phân tích các nhân tố như môi trường tự nhiên, trạng thái miễn dịch của nền kinh tế, việc đưa ra các quyết sách của đất nước và năng lực thực hiện, các trách nhiệm của quốc gia.
Báo cáo đã chia 100 nước này thành 4 nhóm xét theo tình trạng sức khỏe quốc gia. Trung Quốc được xếp vị trí thứ 11 với tình trạng "đạt chuẩn". 37 nước trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Anh quốc nằm trong số những quốc gia "yếu sức". Thụy Điển, Phần Lan và Australia nằm trong số 10 nước "thừa sức khỏe". Cuối bảng này là các quốc gia như Ethiopia, Sudan, Iraq và Afghanistan vì "đau yếu".
Riêng về Mỹ, báo cáo trên cho rằng, tình trạng sức khỏe của nước này đang suy yếu do sự suy thoái của nền kinh tế, bất chấp một sự thực rằng Mỹ vẫn là một cường quốc cả về sự giàu có lẫn sức mạnh quân sự.
Trên thực tế, thì những nhận định rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vốn không phải là chuyện hiếm, nhưng hầu hết là từ các chuyên gia phân tích nước ngoài, hiếm thấy người Trung Quốc tự nói về mình như vậy. Vài năm trở lại đây, thế giới đã đi từ ngạc nhiên này tới sửng sốt kia khi rất nhiều tổ chức toàn cầu đưa ra các báo cáo về vấn đề này, thậm chí có cả những nghiên cứu khá hoang đường.
Cuối năm ngoái, Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ đã đưa ra một tài liệu mang tên "Xu hướng toàn cầu năm 2030: Những thế giới khác", trong đó nhận định nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt mặt nước Mỹ trước năm 2030 song quốc gia châu Á vẫn chưa thể thay thế vị trí siêu cường của Mỹ trong việc tập hợp các liên minh nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
“Trung Quốc sẽ không thay thế được Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất là quan trọng song cường quốc kinh tế lớn nhất không nhất thiết luôn là siêu cường”, chuyên gia cố vấn Mathew Burrows của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ tuyên bố trong một cuộc họp báo liên quan tới bản nghiên cứu nói trên.
Trước báo cáo trên, Ngân hàng Thế giới cũng ước tính tới năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP, với điều kiện nước này duy trì mức tăng trưởng 8% trong 20 năm liền. Tuy nhiên, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vào năm 2016, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Khi đó, tỷ trọng GDP của Mỹ trong kinh tế thế giới sẽ giảm xuống 17,7%, còn tỷ trọng này Trung Quốc sẽ là 18%.
Hồi năm 2011, một số chuyên gia kinh tế Nga dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2015, nhờ đà tăng trưởng nhanh liên tục nhiều năm. Năm 2008, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã đưa ra dự báo rằng vào năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP. Đặc biệt hơn, theo nghiên cứu trước đây của tổ chức Conference Board, thì Trung Quốc đáng lý đã vượt Mỹ từ năm ngoái.