Khi cổ đông ưu tư về cổ tức
Đối với kỳ đại hội cổ đông năm nay, có lẽ chuyện thuyết phục cổ đông về cổ tức sẽ ngày càng khó khăn
Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức hay chia thưởng là một trong những nội dung quan trọng nhất và vốn dễ được thông qua nhất trong những đại hội cổ đông trước đây, tuy nhiên đối với kỳ đại hội cổ đông năm nay, có lẽ chuyện thuyết phục cổ đông về cổ tức sẽ ngày càng khó khăn.
Sự tăng trưởng lớn mạnh của rất nhiều công ty niêm yết trên các sàn giao dịch đều dựa vào việc phát hành thêm, hơn là sự tích lũy lợi nhuận vào vốn chủ sở hữu. Nếu nhìn từ góc độ lãnh đạo doanh nghiệp, có thể nói ai cũng muốn công ty của mình sớm trở nên hùng mạnh và có quy mô ngày càng lớn.
Đối với những dạng công ty TNHH tư nhân thì thật khó đạt được mong ước đó, nếu cứ chăm chỉ làm ăn như ong thợ và lấy lãi “đập ngược” vào vốn. Hơn nữa, đối với những cá nhân kinh doanh giỏi thì vốn là điểm hạn chế rất lớn, kìm hãm sự phát triển của chính họ ở những điểm khởi đầu doanh nghiệp, hay những khi thời cơ đến.
Vay nợ có thể giúp họ “nâng tầm”, nhưng sẽ là thảm họa nếu vay nợ quá nhiều. Tăng vốn qua việc chia sẻ công việc làm ăn, chia sẻ lợi nhuận với đối tác, với bạn hàng, với những người chung chí hướng... là cách hiệu quả nhất, an toàn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Các trường hợp như REE, SSI, Sacombank... là những ví dụ sinh động như vậy.
Điểm yếu lớn nhất của mối quan hệ giữa tăng vốn qua cách chia thưởng và tăng trưởng là đây không phải là trường hợp huy động thêm vốn mà chỉ là bút toán điều chuyển các khoản mục con trong tổng nguồn vốn của công ty. Công ty tăng được vốn điều lệ (mà đối với những doanh nghiệp trong các ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán thì điều này rất quan trọng) nhưng không lấy được thêm đồng nào.
Cũng có ý kiến cho rằng: công ty “thu được ít tiền” nhờ tránh việc trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, việc trả cổ tức sẽ “nhờ” vào thị trường, nhờ vào sự tăng giá trở lại của cổ phiếu sau khi được chia tách. Ngoài ra, điểm nữa là chia thưởng sẽ làm giảm thu nhập EPS, và nó sẽ làm đau đầu các vị điều hành doanh nghiệp nếu không tìm cách gia tăng trở lại EPS.
Những năm trước đây, nhiều nhà đầu tư rất “yêu thích” những công ty có thông báo chia thưởng cổ phiếu bởi họ cho rằng thưởng là cho thêm, cho nên mới có những tình huống bi hài, khi có người ngất trên sàn vì thấy cổ phiếu của mình bỗng nhiên mất nửa giá, mà thực ra là điều chỉnh giá theo tỷ lệ chia thưởng. Đến bây giờ, tình trạng đó tuy vẫn còn, nhưng có lẽ hiếm và chỉ xảy ra khi thị trường chứng khoán bùng nổ, lôi kéo thêm những người “chơi rất mới”.
Đa số nhà đầu tư đều biết việc điều chỉnh giá, thậm chí họ còn tự tính được mức giá sau điều chỉnh mà không cần chờ HOSE hay HNX tính toán vào các ngày giao dịch không hưởng quyền. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, họ cũng hiểu rằng điều chỉnh giá cũng đồng nghĩa với làm loãng thu nhập EPS và sau đó là suy giảm cổ tức. Đặc biệt, đối với các cổ đông trung thành thì có lẽ càng không thích việc chia tách quá nhiều.
Mối ưu tư về sự pha loãng EPS của cổ đông là rất đúng, tuy nhiên, điểm mấu chốt không nằm ở chỗ EPS còn lại bao nhiêu sau khi bị điều chỉnh, mà liệu các vị lãnh đạo có làm gia tăng trở lại EPS hay không? Rất nhiều công ty niêm yết vẫn giữ vững đà tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh ngay sau khi phát hành thêm, và về dài hạn, chính các cổ đông trung thành lại là người hưởng thành quả trọn vẹn khi EPS và giá cổ phiếu cho dù bị điều chỉnh giảm liên tục thì cũng vẫn phục hồi liên tục.
Nếu xét lại những gương mặt giàu nhất nhì trên các sàn chứng khoán thì có thể khẳng định toàn là những cổ đông trung thành của doanh nghiệp. Còn nếu EPS không phục hồi được thì việc tăng trưởng cũng chỉ giống như việc bơm quả bong bóng, bóng càng to càng rỗng.
Liệu tăng trưởng như thế có bền vững hay không, doanh nghiệp sau khi tăng được về quy mô thì có giữ được hiệu quả kinh doanh như trước hay không, đó là những điểm quan trọng mà lãnh đạo doanh nghiệp cần trả lời rõ cho cổ đông tại kỳ đại hội thường niên.
Sự tăng trưởng lớn mạnh của rất nhiều công ty niêm yết trên các sàn giao dịch đều dựa vào việc phát hành thêm, hơn là sự tích lũy lợi nhuận vào vốn chủ sở hữu. Nếu nhìn từ góc độ lãnh đạo doanh nghiệp, có thể nói ai cũng muốn công ty của mình sớm trở nên hùng mạnh và có quy mô ngày càng lớn.
Đối với những dạng công ty TNHH tư nhân thì thật khó đạt được mong ước đó, nếu cứ chăm chỉ làm ăn như ong thợ và lấy lãi “đập ngược” vào vốn. Hơn nữa, đối với những cá nhân kinh doanh giỏi thì vốn là điểm hạn chế rất lớn, kìm hãm sự phát triển của chính họ ở những điểm khởi đầu doanh nghiệp, hay những khi thời cơ đến.
Vay nợ có thể giúp họ “nâng tầm”, nhưng sẽ là thảm họa nếu vay nợ quá nhiều. Tăng vốn qua việc chia sẻ công việc làm ăn, chia sẻ lợi nhuận với đối tác, với bạn hàng, với những người chung chí hướng... là cách hiệu quả nhất, an toàn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Các trường hợp như REE, SSI, Sacombank... là những ví dụ sinh động như vậy.
Điểm yếu lớn nhất của mối quan hệ giữa tăng vốn qua cách chia thưởng và tăng trưởng là đây không phải là trường hợp huy động thêm vốn mà chỉ là bút toán điều chuyển các khoản mục con trong tổng nguồn vốn của công ty. Công ty tăng được vốn điều lệ (mà đối với những doanh nghiệp trong các ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán thì điều này rất quan trọng) nhưng không lấy được thêm đồng nào.
Cũng có ý kiến cho rằng: công ty “thu được ít tiền” nhờ tránh việc trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, việc trả cổ tức sẽ “nhờ” vào thị trường, nhờ vào sự tăng giá trở lại của cổ phiếu sau khi được chia tách. Ngoài ra, điểm nữa là chia thưởng sẽ làm giảm thu nhập EPS, và nó sẽ làm đau đầu các vị điều hành doanh nghiệp nếu không tìm cách gia tăng trở lại EPS.
Những năm trước đây, nhiều nhà đầu tư rất “yêu thích” những công ty có thông báo chia thưởng cổ phiếu bởi họ cho rằng thưởng là cho thêm, cho nên mới có những tình huống bi hài, khi có người ngất trên sàn vì thấy cổ phiếu của mình bỗng nhiên mất nửa giá, mà thực ra là điều chỉnh giá theo tỷ lệ chia thưởng. Đến bây giờ, tình trạng đó tuy vẫn còn, nhưng có lẽ hiếm và chỉ xảy ra khi thị trường chứng khoán bùng nổ, lôi kéo thêm những người “chơi rất mới”.
Đa số nhà đầu tư đều biết việc điều chỉnh giá, thậm chí họ còn tự tính được mức giá sau điều chỉnh mà không cần chờ HOSE hay HNX tính toán vào các ngày giao dịch không hưởng quyền. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, họ cũng hiểu rằng điều chỉnh giá cũng đồng nghĩa với làm loãng thu nhập EPS và sau đó là suy giảm cổ tức. Đặc biệt, đối với các cổ đông trung thành thì có lẽ càng không thích việc chia tách quá nhiều.
Mối ưu tư về sự pha loãng EPS của cổ đông là rất đúng, tuy nhiên, điểm mấu chốt không nằm ở chỗ EPS còn lại bao nhiêu sau khi bị điều chỉnh, mà liệu các vị lãnh đạo có làm gia tăng trở lại EPS hay không? Rất nhiều công ty niêm yết vẫn giữ vững đà tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh ngay sau khi phát hành thêm, và về dài hạn, chính các cổ đông trung thành lại là người hưởng thành quả trọn vẹn khi EPS và giá cổ phiếu cho dù bị điều chỉnh giảm liên tục thì cũng vẫn phục hồi liên tục.
Nếu xét lại những gương mặt giàu nhất nhì trên các sàn chứng khoán thì có thể khẳng định toàn là những cổ đông trung thành của doanh nghiệp. Còn nếu EPS không phục hồi được thì việc tăng trưởng cũng chỉ giống như việc bơm quả bong bóng, bóng càng to càng rỗng.
Liệu tăng trưởng như thế có bền vững hay không, doanh nghiệp sau khi tăng được về quy mô thì có giữ được hiệu quả kinh doanh như trước hay không, đó là những điểm quan trọng mà lãnh đạo doanh nghiệp cần trả lời rõ cho cổ đông tại kỳ đại hội thường niên.