Khi cô Tấm mặc hàng hiệu
Cô Tấm dịu hiền trong Tấm Cám hình như chưa bao giờ được miêu tả là cô gái đẹp giống như mô típ của các câu chuyện cổ tích khác
Cô Tấm dịu hiền trong Tấm Cám hình như chưa bao giờ được miêu tả là cô gái đẹp giống như mô típ của các câu chuyện cổ tích khác. Hình ảnh của Tấm chỉ hiện lên trong tâm thức của mọi người thật mộc mạc, hồn hậu, và gần gũi như cây đa, bến nước, mái đình.
Vậy, nếu được diện hàng hiệu ngày nay, thì Tấm ngày xưa sẽ ra sao nhỉ?
Cô Tấm xuất ngoại
Chẳng dám bàn luận nhiều về món phở, kẻo lại múa rìu qua mắt thợ, đắc tội với cụ Vũ Bằng. Chỉ biết rằng, dù mới xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ trước, nhưng phở đã đi vào tâm thức mọi người như một món ăn truyền thống, đặc trưng cho ẩm thực Việt.
Lâu đời là vậy, và hình ảnh của những quán phở cũng cũng mộc mạc, dân dã không kém. Hình như, trong suy nghĩ của cả người bán lẫn kẻ mua, những bộ bàn ghế cũ kỹ, những nồi nấu nước dùng bám bụi, và cả những người phục vụ chân quê mới thực sự là phở.
Mọi chuyện đảo lộn từ năm 2003, khi cửa hàng Phở 24 đầu tiên ra đời, rồi đến hơn 60 cửa tiệm mọc lên nhanh chóng trong toàn quốc. Hình ảnh một chuỗi quán phở đồng nhất, hiện đại đã gây ngạc nhiên cho mọi người. Bộ cánh mới, khuôn mặt mới của phở đã làm khối người tò mò, thậm chí khó chịu. Với họ, tinh túy của phở chẳng thể nào ẩn chứa trong một vẻ ngoài hiện đại như vậy.
Vượt qua những e ngại ban đầu, những tín đồ phở đã thử, rồi thích với phở trong bộ áo mới đấy. Ừ, thì phở vẫn là phở, cốt ở hương vị của nó. Bộ cánh mới hình như lại làm cho con mắt khó chiều của người Hà Nội thấy yên tâm hơn, rồi cái miệng vốn đã sành phở thấy hương phở thơm hơn, vị đằm hơn, cho dù hình ảnh cô Tấm xúng xính áo mớ ba, mớ bẩy ngày xưa có phôi pha chút đỉnh…
Rồi Phở 24 xuất ngoại, qua Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Campuchia, Úc…, như một đại sứ về ẩm thực Việt với bạn bè. Trước khi Phở 24 có mặt, món phở Việt đã được cư dân Seoul (Hàn Quốc) thưởng thức từ lâu, nhưng lại có cả rau muống trần nữa. Chẳng biết rằng, dân xứ bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng trước đó, họ chỉ được thưởng thức món phở lai căng như vậy.
Rồi có hẳn một chương trình nghiên cứu của các sinh viên Harvard để tư vấn mở đường cho Phở 24 sang Mỹ, với những sơ đồ, khảo sát cư dân Mỹ, khảo sát mật độ người Việt định cư theo khu vực, rồi những kiến nghị, giải pháp, những kế hoạch quảng bá, truyền thông… Ai chẳng tự hào khi phở được lọt vào mắt xanh của sinh viên trường đại học danh giá nhất thế giới!
Nếu không có áo mới, liệu phở có đi xa được như vậy hay không, hay, vẫn như cô Tấm ngày nào quẩn quanh trong lũy tre làng?
Cô Tấm mặc Levi’s
Lâu đời hơn phở rất nhiều, là cơm. Chẳng ai khẳng định được người Việt đã dùng cơm từ bao giờ, chỉ biết rằng cơm gắn liền với nền văn minh lúa nước, và là đồ ăn hằng ngày không thể thiếu với mọi người. "Cơm tẻ mẹ ruột" là như vậy !
Cuộc sống công nghiệp tất bật, vội vã nơi thị thành khiến bao người không thể hằng ngày quây quần quanh mâm cơm gia đình được nữa. Cơm bụi, cơm hộp, cơm cà phê máy lạnh…, cũng hàng loạt các dịch vụ cơm trưa văn phòng ra đời, chỉ để cho những nhân viên công sở có bát cơm ấm lòng bữa trưa.
Rồi VietMac - bữa cơm trưa văn phòng kiểu mới - ra đời. Cũng là cơm, nhưng được ép thành bánh như cơm nắm ngày xưa của các cụ. Cái lạ là hình thức của nó, hai bánh cơm kẹp thức ăn mặn - nhìn chẳng khác gì McDonald's hay KFC, rồi canh, rồi rau lại được đựng vào ly giấy thay vì bát to, đĩa nhỏ như xưa.
Hương vị thì vẫn thuần Việt, thậm chí có người còn nói dễ ăn chẳng khác gì cơm nhà. Nhưng hình thức Tây quá đi mất! Vốn chỉ muốn "hoa chanh nở giữa vườn chanh", khối người ban đầu đã chẳng thích thú gì với hình ảnh cô Tấm như vậy.
Rồi cũng như Phở 24, cảm giác khó chịu ban đầu cũng qua đi. Ừ nhỉ, cứ mớ ba mớ bảy, cứ áo tứ thân xập xòe, làm sao Tấm có thể vào văn phòng hiện đại để lướt web, check mail.
Tấm vẫn là Tấm ngày xưa, vẫn hồn hậu, mộc mạc. Nhưng Tấm phải mặc Levi’s thôi, vì nhịp sống hiện đại.
Để có Tấm xuất ngoại, hay Tấm mặc đồ hiệu ngày nay, công đầu thuộc về những doanh nhân Việt biết khai thác những thế mạnh của truyền thống. Họ lặng lẽ khơi dậy những sản phẩm đã quen thuộc từ ngàn đời nay của cha ông, và nâng cấp nó lên thành sản phẩm phù hợp với nhịp sống mới. Có thể đâu đó tạm thời mất đi một vài nét xưa, nhưng những gì tinh túy nhất của truyền thống thì vẫn còn đó…
…để Tấm vẫn là Tấm, trong mỗi con người Việt!
Vậy, nếu được diện hàng hiệu ngày nay, thì Tấm ngày xưa sẽ ra sao nhỉ?
Cô Tấm xuất ngoại
Chẳng dám bàn luận nhiều về món phở, kẻo lại múa rìu qua mắt thợ, đắc tội với cụ Vũ Bằng. Chỉ biết rằng, dù mới xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ trước, nhưng phở đã đi vào tâm thức mọi người như một món ăn truyền thống, đặc trưng cho ẩm thực Việt.
Lâu đời là vậy, và hình ảnh của những quán phở cũng cũng mộc mạc, dân dã không kém. Hình như, trong suy nghĩ của cả người bán lẫn kẻ mua, những bộ bàn ghế cũ kỹ, những nồi nấu nước dùng bám bụi, và cả những người phục vụ chân quê mới thực sự là phở.
Mọi chuyện đảo lộn từ năm 2003, khi cửa hàng Phở 24 đầu tiên ra đời, rồi đến hơn 60 cửa tiệm mọc lên nhanh chóng trong toàn quốc. Hình ảnh một chuỗi quán phở đồng nhất, hiện đại đã gây ngạc nhiên cho mọi người. Bộ cánh mới, khuôn mặt mới của phở đã làm khối người tò mò, thậm chí khó chịu. Với họ, tinh túy của phở chẳng thể nào ẩn chứa trong một vẻ ngoài hiện đại như vậy.
Vượt qua những e ngại ban đầu, những tín đồ phở đã thử, rồi thích với phở trong bộ áo mới đấy. Ừ, thì phở vẫn là phở, cốt ở hương vị của nó. Bộ cánh mới hình như lại làm cho con mắt khó chiều của người Hà Nội thấy yên tâm hơn, rồi cái miệng vốn đã sành phở thấy hương phở thơm hơn, vị đằm hơn, cho dù hình ảnh cô Tấm xúng xính áo mớ ba, mớ bẩy ngày xưa có phôi pha chút đỉnh…
Rồi Phở 24 xuất ngoại, qua Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Campuchia, Úc…, như một đại sứ về ẩm thực Việt với bạn bè. Trước khi Phở 24 có mặt, món phở Việt đã được cư dân Seoul (Hàn Quốc) thưởng thức từ lâu, nhưng lại có cả rau muống trần nữa. Chẳng biết rằng, dân xứ bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng trước đó, họ chỉ được thưởng thức món phở lai căng như vậy.
Rồi có hẳn một chương trình nghiên cứu của các sinh viên Harvard để tư vấn mở đường cho Phở 24 sang Mỹ, với những sơ đồ, khảo sát cư dân Mỹ, khảo sát mật độ người Việt định cư theo khu vực, rồi những kiến nghị, giải pháp, những kế hoạch quảng bá, truyền thông… Ai chẳng tự hào khi phở được lọt vào mắt xanh của sinh viên trường đại học danh giá nhất thế giới!
Nếu không có áo mới, liệu phở có đi xa được như vậy hay không, hay, vẫn như cô Tấm ngày nào quẩn quanh trong lũy tre làng?
Cô Tấm mặc Levi’s
Lâu đời hơn phở rất nhiều, là cơm. Chẳng ai khẳng định được người Việt đã dùng cơm từ bao giờ, chỉ biết rằng cơm gắn liền với nền văn minh lúa nước, và là đồ ăn hằng ngày không thể thiếu với mọi người. "Cơm tẻ mẹ ruột" là như vậy !
Cuộc sống công nghiệp tất bật, vội vã nơi thị thành khiến bao người không thể hằng ngày quây quần quanh mâm cơm gia đình được nữa. Cơm bụi, cơm hộp, cơm cà phê máy lạnh…, cũng hàng loạt các dịch vụ cơm trưa văn phòng ra đời, chỉ để cho những nhân viên công sở có bát cơm ấm lòng bữa trưa.
Rồi VietMac - bữa cơm trưa văn phòng kiểu mới - ra đời. Cũng là cơm, nhưng được ép thành bánh như cơm nắm ngày xưa của các cụ. Cái lạ là hình thức của nó, hai bánh cơm kẹp thức ăn mặn - nhìn chẳng khác gì McDonald's hay KFC, rồi canh, rồi rau lại được đựng vào ly giấy thay vì bát to, đĩa nhỏ như xưa.
Hương vị thì vẫn thuần Việt, thậm chí có người còn nói dễ ăn chẳng khác gì cơm nhà. Nhưng hình thức Tây quá đi mất! Vốn chỉ muốn "hoa chanh nở giữa vườn chanh", khối người ban đầu đã chẳng thích thú gì với hình ảnh cô Tấm như vậy.
Rồi cũng như Phở 24, cảm giác khó chịu ban đầu cũng qua đi. Ừ nhỉ, cứ mớ ba mớ bảy, cứ áo tứ thân xập xòe, làm sao Tấm có thể vào văn phòng hiện đại để lướt web, check mail.
Tấm vẫn là Tấm ngày xưa, vẫn hồn hậu, mộc mạc. Nhưng Tấm phải mặc Levi’s thôi, vì nhịp sống hiện đại.
Để có Tấm xuất ngoại, hay Tấm mặc đồ hiệu ngày nay, công đầu thuộc về những doanh nhân Việt biết khai thác những thế mạnh của truyền thống. Họ lặng lẽ khơi dậy những sản phẩm đã quen thuộc từ ngàn đời nay của cha ông, và nâng cấp nó lên thành sản phẩm phù hợp với nhịp sống mới. Có thể đâu đó tạm thời mất đi một vài nét xưa, nhưng những gì tinh túy nhất của truyền thống thì vẫn còn đó…
…để Tấm vẫn là Tấm, trong mỗi con người Việt!