Khi công ty đại chúng công khai cá nhân có lỗi
Đây có lẽ là lần đầu tiên, một công ty đại chúng công khai công bố trách nhiệm cá nhân đối với vi phạm hành chính của công ty
Sau 12 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt hành chính của Ủy ban Chứng khoán, Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã xác định được cá nhân có lỗi gây ra vi phạm này.
Đây có lẽ là lần đầu tiên, một công ty đại chúng công khai công bố trách nhiệm cá nhân đối với vi phạm hành chính của công ty.
Theo Quyết định số 769/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khoán ngày 13/10/2011, Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi (địa chỉ: số 45x1, đường Nguyễn Sinh Sắc, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), bị xử phạt vi phạm hành chính về công bố thông tin với số tiền 60 triệu đồng và phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
Cụ thể, Bích Chi đăng ký công ty đại chúng kể từ ngày 3/1/2010. Ngày 22/6/2010, Hội đồng Quản trị Bích Chi thông qua Nghị quyết số 66-NQ/HĐQT tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2010 và phân phối 200.610 cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần chưa chào bán hết trong đợt phát hành tăng vốn từ 13,26 tỷ lên 20,0226 tỷ đồng theo hình thức cổ phiếu thưởng cho cổ đông.
Việc Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi thông qua quyết định của Hội đồng Quản trị về mức cổ tức được trả nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán là vi phạm quy định tại Điểm 2.3.1 Khoản 2 Mục I Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Ngày 25/10/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã nhận được văn bản số 143/BC của Bích Chi, báo cáo kết quả xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Theo đó, công ty đã xác định vi phạm hành chính xảy ra do sơ suất của Hội đồng Quản trị, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị chưa nắm được quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng. Công ty đã xác định trách nhiệm cá nhân và có biện pháp khắc phục để không tái phạm.
Sau sức ép của dư luận và cổ đông, từ giữa tháng 9/2011 trở đi, trong những quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán đều có thêm điều khoản yêu cầu các công ty phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
Kể từ đó đến nay, tức là trong vòng gần hai tháng, có hàng chục công ty đại chúng bị xử phạt, không chỉ bằng tiền mà phải quy trách nhiệm cá nhân của người bị lỗi, đồng thời báo cáo đại hội đồng cổ đông gần nhất về các thiếu sót, sai phạm của cá nhân đó.
Vì vậy, cho đến thời điểm này, Bích Chi được dư luận biết đến như là trường hợp tiên phong thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan quản lý, cho dù sự tuân thủ vẫn chưa thật sự đầy đủ. Sự chưa đầy đủ thể hiện ở sự quá chung chung trong báo cáo kết quả xác định trách nhiệm cá nhân và biện pháp khắc phục để không tái phạm.
Với công bố từ Ủy ban Chứng khoán, cổ đông của Bích Chi nói riêng và thị trường nói chung vẫn băn khoăn: đối với trách nhiệm cá nhân và biện pháp khắc phục của Hội đồng Quản trị, mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, liệu cơ quan quản lý có giám sát đến cùng việc thực thi điều khoản này tại doanh nghiệp hay không? Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ này, chế tài tiếp theo của cơ quan quản lý sẽ là gì? Nếu chỉ chung chung như vậy, e rằng việc nhận lỗi quá đơn giản và xử lý lỗi sẽ khó triệt để.
Trên thực tế, lỗi vi phạm mà cơ quan quản lý xử phạt doanh nghiệp là do chính lãnh đạo doanh nghiệp gây nên, nhưng khi xử phạt, Ủy ban Chứng khoán lại phạt doanh nghiệp, tức là phạt chính vào túi tiền của cổ đông. Quy định đã có (Nghị định 85 có quy định doanh nghiệp sau khi chấp hành quyết định xử phạt, phải xác định cá nhân có lỗi để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó) nhưng vì hoạt động này không được công bố, nên cả cổ đông và thị trường rất khó giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp.
Một khi cơ quan quản lý quyết liệt hơn với việc thực hiện quy trách nhiệm cá nhân khi doanh nghiệp bị xử phạt, những người có trách nhiệm tại doanh nghiệp bắt buộc sẽ phải tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền lợi của cổ đông.
Đây có lẽ là lần đầu tiên, một công ty đại chúng công khai công bố trách nhiệm cá nhân đối với vi phạm hành chính của công ty.
Theo Quyết định số 769/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khoán ngày 13/10/2011, Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi (địa chỉ: số 45x1, đường Nguyễn Sinh Sắc, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), bị xử phạt vi phạm hành chính về công bố thông tin với số tiền 60 triệu đồng và phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
Cụ thể, Bích Chi đăng ký công ty đại chúng kể từ ngày 3/1/2010. Ngày 22/6/2010, Hội đồng Quản trị Bích Chi thông qua Nghị quyết số 66-NQ/HĐQT tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2010 và phân phối 200.610 cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần chưa chào bán hết trong đợt phát hành tăng vốn từ 13,26 tỷ lên 20,0226 tỷ đồng theo hình thức cổ phiếu thưởng cho cổ đông.
Việc Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi thông qua quyết định của Hội đồng Quản trị về mức cổ tức được trả nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán là vi phạm quy định tại Điểm 2.3.1 Khoản 2 Mục I Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Ngày 25/10/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã nhận được văn bản số 143/BC của Bích Chi, báo cáo kết quả xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Theo đó, công ty đã xác định vi phạm hành chính xảy ra do sơ suất của Hội đồng Quản trị, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị chưa nắm được quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng. Công ty đã xác định trách nhiệm cá nhân và có biện pháp khắc phục để không tái phạm.
Sau sức ép của dư luận và cổ đông, từ giữa tháng 9/2011 trở đi, trong những quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán đều có thêm điều khoản yêu cầu các công ty phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
Kể từ đó đến nay, tức là trong vòng gần hai tháng, có hàng chục công ty đại chúng bị xử phạt, không chỉ bằng tiền mà phải quy trách nhiệm cá nhân của người bị lỗi, đồng thời báo cáo đại hội đồng cổ đông gần nhất về các thiếu sót, sai phạm của cá nhân đó.
Vì vậy, cho đến thời điểm này, Bích Chi được dư luận biết đến như là trường hợp tiên phong thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan quản lý, cho dù sự tuân thủ vẫn chưa thật sự đầy đủ. Sự chưa đầy đủ thể hiện ở sự quá chung chung trong báo cáo kết quả xác định trách nhiệm cá nhân và biện pháp khắc phục để không tái phạm.
Với công bố từ Ủy ban Chứng khoán, cổ đông của Bích Chi nói riêng và thị trường nói chung vẫn băn khoăn: đối với trách nhiệm cá nhân và biện pháp khắc phục của Hội đồng Quản trị, mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, liệu cơ quan quản lý có giám sát đến cùng việc thực thi điều khoản này tại doanh nghiệp hay không? Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ này, chế tài tiếp theo của cơ quan quản lý sẽ là gì? Nếu chỉ chung chung như vậy, e rằng việc nhận lỗi quá đơn giản và xử lý lỗi sẽ khó triệt để.
Trên thực tế, lỗi vi phạm mà cơ quan quản lý xử phạt doanh nghiệp là do chính lãnh đạo doanh nghiệp gây nên, nhưng khi xử phạt, Ủy ban Chứng khoán lại phạt doanh nghiệp, tức là phạt chính vào túi tiền của cổ đông. Quy định đã có (Nghị định 85 có quy định doanh nghiệp sau khi chấp hành quyết định xử phạt, phải xác định cá nhân có lỗi để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó) nhưng vì hoạt động này không được công bố, nên cả cổ đông và thị trường rất khó giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp.
Một khi cơ quan quản lý quyết liệt hơn với việc thực hiện quy trách nhiệm cá nhân khi doanh nghiệp bị xử phạt, những người có trách nhiệm tại doanh nghiệp bắt buộc sẽ phải tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền lợi của cổ đông.