Khi doanh nghiệp đua nhau lập ngân hàng
Việc các công ty có vốn lớn tham gia ngày càng nhiều vào việc kinh doanh ngân hàng là điều dễ hiểu
Bài viết của tác giả Võ Xuân Vinh, Đại học New South Wales, Úc
Ngày 7/6/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN về quy chế cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó quy định rõ một cổ đông là tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng và chỉ được tham gia góp vốn thành lập tại một ngân hàng.
Mặc dù quyết định này đã có hiệu lực, nhưng trong thời gian gần đây, một số các tổng công ty, tập đoàn lớn vẫn xin lập ngân hàng, như tập đoàn Dầu khí, Bảo Việt, FPT, VNPT, Vinatex, Habeco...
Việc doanh nghiệp xin thành lập ngân hàng riêng đã làm nhiều nhà kinh tế lo ngại. Thậm chí, nhiều người cho rằng đây là hiện tượng trái với quy luật chung ở các nước phát triển khi các ngân hàng thường hoạt động độc lập với các doanh nghiệp khác.
Lợi ích trước mắt
Việc các công ty có vốn lớn tham gia ngày càng nhiều vào việc kinh doanh ngân hàng là điều dễ hiểu. Việc này dù ít dù nhiều cũng có mặt tích cực của nó trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta đang có nhu cầu tập trung vốn cao độ cho những dự án ở những quy mô khác nhau.
Việc thành lập thêm ngân hàng làm tăng tính cạnh tranh giúp cho nền kinh tế năng động hơn. Các dịch vụ ngân hàng cung cấp sẽ hoàn hảo, thuận tiện và đa dạng hơn cho khách hàng.
Một minh chứng cụ thể là sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần vào thị trường tài chính tiền tệ đã làm cho nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh trở nên năng động hơn, hoạt động cạnh tranh lành mạnh hơn, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cao cho khách hàng. Hiệu quả nhãn tiền là không còn cảnh xếp hàng chờ ở các quỹ tiết kiệm hoặc phải chạy chọt mới vay được vốn.
Đồng thời với số lượng ngân hàng ngày càng đông đảo, tiến trình thanh toán và giao dịch không dùng tiền mặt được đẩy nhanh hơn, góp phần thúc đẩy tính minh bạch trong lĩnh vực tài chính, qua đó đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc chống tham nhũng ở nước ta.
Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sự bùng phát tràn lan việc các công ty đua nhau mở ngân hàng cũng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ và khó khăn tiềm ẩn, với những hậu quả hoàn toàn khó lường cả về mức độ và thời gian có thể xảy ra.
Thứ nhất, ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, đóng vai trò là trung gian tài chính đi vay để cho vay góp phần vào quá trình luân chuyển nguồn vốn. Chính vì tính chất đặc thù này mà sự tồn tại hay phát triển của bất kỳ một ngân hàng nào cũng ảnh hưởng tới sự phát triển hay khủng hoảng của nền kinh tế, trong phạm vi và mức độ phụ thuộc vào nguồn tiền mà nó đóng góp vào nền kinh tế.
Ví dụ, trong kinh doanh, khả năng phá sản không từ bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khi doanh nghiệp phá sản sẽ để lại nhiều hậu quả tùy theo mức độ lớn hay nhỏ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại kinh doanh không thành công có thể phá sản, hậu quả của nó chỉ trong phạm vi công ty đó và với số người ăn lương của nó.
Nhưng sự sụp đổ của ngân hàng thì ảnh hưởng rộng khắp đến toàn bộ mạng lưới các đối tác, và nếu ở mức cao có thể ảnh hưởng dây chuyền đến những ngân hàng khác, nhà sản xuất kinh doanh khác và từ đó sẽ có những tác động dây chuyền khó lường, nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Khủng hoảng hệ thống tín dụng ở Việt Nam đầu những năm 1990 và khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á cuối những năm 1990 là một ví dụ điển hình. Hiện nay, lợi nhuận của các ngân hàng còn khá cao, cổ phiếu của các ngân hàng đang được ưa chuộng. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn một sự đánh giá quá cao đối với cổ phiếu của một số ngân hàng và việc điều chỉnh giá trong tương lai là khó tránh khỏi.
Thứ hai là sự khác biệt về lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực khác nhau và bây giờ nhảy ra kinh doanh ngân hàng, là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao. Kinh nghiệm trên thế giới và thực tế ở Việt Nam đã chứng minh việc mở rộng kinh doanh sang những lĩnh vực khác không phải là thế mạnh của mình không phải lúc nào cũng đưa doanh nghiệp đến thành công.
Thông thường, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang một lĩnh vực mới, nguy cơ thường nhiều hơn vì họ thiếu kinh nghiệm và giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó thường giảm xuống, phản ánh rủi ro của dự án mới đã được lượng tính vào giá cổ phiếu.
Thứ ba, các nhà lập chính sách cũng cần có câu trả lời cho nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân sự của các ngân hàng mới. Một ngân hàng mở ra, với mức vốn và tổng dư nợ được huy động theo quy định thì cần một số lượng nhân viên ngân hàng tính bằng ngàn người.
Thị trường nguồn nhân lực hiện nay đã và đang rất thiếu các chuyên viên ngân hàng và tài chính. Việc đào tạo một lứa nhân viên có thể làm được việc cần phải vài năm. Do vậy, bài toán về nguồn nhân lực cũng là một vấn đề nan giải cho các ngân hàng mới thành lập.
Thứ tư, việc quản lý hoạt động tín dụng sẽ cần phải chặt chẽ hơn. Một khi, khách hàng là người nhà tất nhiên sẽ được đối xử thiên vị hơn so với các khách hàng bình thường. Việc xét duyệt cấp tín dụng và quản trị rủi ro sẽ du di hơn đối với các dự án kinh doanh của “người nhà”, nhất là một khi “con nợ” đó lại nằm trong hội đồng quản trị.
Hơn nữa, thói quen làm việc của người Á Đông dễ dẫn đến tình trạng ngân hàng tôi cho công ty ông vay, đến lượt ngân hàng ông cho công ty tôi vay thì lại càng khó kiểm soát.
Mặc dù theo luật định, các ngân hàng sẽ phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định chặt chẽ như hệ thống kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước như tổng dư nợ cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng đó... Tuy nhiên, việc giám sát trong quá trình thực hiện sẽ khó khăn.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng ở Venezuela năm 1994 là một bài học điển hình. Lúc đó, hàng loạt ngân hàng được thành lập bởi các công ty lớn và mặc dù ngân hàng là một đơn vị kinh doanh độc lập, việc vận hành ngân hàng, đặc biệt là cấp tín dụng và quản trị rủi ro bởi các “ông lớn” làm cho khủng hoảng tồi tệ hơn cả về kinh tế và chính trị. Các khoản tín dụng chủ yếu là dựa trên mối quan hệ xã hội và kinh tế với các “ông lớn” chứ không dựa vào tính khả thi và khả năng hoàn trả. Những người gửi tiền, đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ lẻ, chịu thiệt hại nặng nề nhất khi ngân hàng sụp đổ.
* Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, đóng vai trò là trung gian tài chính đi vay để cho vay góp phần vào quá trình luân chuyển nguồn vốn. Chính vì tính chất đặc thù này mà sự tồn tại hay phát triển của bất kỳ một ngân hàng nào cũng ảnh hưởng tới sự phát triển hay khủng hoảng của nền kinh tế, trong phạm vi và mức độ phụ thuộc vào nguồn tiền mà nó đóng góp vào nền kinh tế.
Ngày 7/6/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN về quy chế cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó quy định rõ một cổ đông là tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng và chỉ được tham gia góp vốn thành lập tại một ngân hàng.
Mặc dù quyết định này đã có hiệu lực, nhưng trong thời gian gần đây, một số các tổng công ty, tập đoàn lớn vẫn xin lập ngân hàng, như tập đoàn Dầu khí, Bảo Việt, FPT, VNPT, Vinatex, Habeco...
Việc doanh nghiệp xin thành lập ngân hàng riêng đã làm nhiều nhà kinh tế lo ngại. Thậm chí, nhiều người cho rằng đây là hiện tượng trái với quy luật chung ở các nước phát triển khi các ngân hàng thường hoạt động độc lập với các doanh nghiệp khác.
Lợi ích trước mắt
Việc các công ty có vốn lớn tham gia ngày càng nhiều vào việc kinh doanh ngân hàng là điều dễ hiểu. Việc này dù ít dù nhiều cũng có mặt tích cực của nó trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta đang có nhu cầu tập trung vốn cao độ cho những dự án ở những quy mô khác nhau.
Việc thành lập thêm ngân hàng làm tăng tính cạnh tranh giúp cho nền kinh tế năng động hơn. Các dịch vụ ngân hàng cung cấp sẽ hoàn hảo, thuận tiện và đa dạng hơn cho khách hàng.
Một minh chứng cụ thể là sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần vào thị trường tài chính tiền tệ đã làm cho nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh trở nên năng động hơn, hoạt động cạnh tranh lành mạnh hơn, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cao cho khách hàng. Hiệu quả nhãn tiền là không còn cảnh xếp hàng chờ ở các quỹ tiết kiệm hoặc phải chạy chọt mới vay được vốn.
Đồng thời với số lượng ngân hàng ngày càng đông đảo, tiến trình thanh toán và giao dịch không dùng tiền mặt được đẩy nhanh hơn, góp phần thúc đẩy tính minh bạch trong lĩnh vực tài chính, qua đó đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc chống tham nhũng ở nước ta.
Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sự bùng phát tràn lan việc các công ty đua nhau mở ngân hàng cũng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ và khó khăn tiềm ẩn, với những hậu quả hoàn toàn khó lường cả về mức độ và thời gian có thể xảy ra.
Thứ nhất, ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, đóng vai trò là trung gian tài chính đi vay để cho vay góp phần vào quá trình luân chuyển nguồn vốn. Chính vì tính chất đặc thù này mà sự tồn tại hay phát triển của bất kỳ một ngân hàng nào cũng ảnh hưởng tới sự phát triển hay khủng hoảng của nền kinh tế, trong phạm vi và mức độ phụ thuộc vào nguồn tiền mà nó đóng góp vào nền kinh tế.
Ví dụ, trong kinh doanh, khả năng phá sản không từ bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khi doanh nghiệp phá sản sẽ để lại nhiều hậu quả tùy theo mức độ lớn hay nhỏ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại kinh doanh không thành công có thể phá sản, hậu quả của nó chỉ trong phạm vi công ty đó và với số người ăn lương của nó.
Nhưng sự sụp đổ của ngân hàng thì ảnh hưởng rộng khắp đến toàn bộ mạng lưới các đối tác, và nếu ở mức cao có thể ảnh hưởng dây chuyền đến những ngân hàng khác, nhà sản xuất kinh doanh khác và từ đó sẽ có những tác động dây chuyền khó lường, nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Khủng hoảng hệ thống tín dụng ở Việt Nam đầu những năm 1990 và khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á cuối những năm 1990 là một ví dụ điển hình. Hiện nay, lợi nhuận của các ngân hàng còn khá cao, cổ phiếu của các ngân hàng đang được ưa chuộng. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn một sự đánh giá quá cao đối với cổ phiếu của một số ngân hàng và việc điều chỉnh giá trong tương lai là khó tránh khỏi.
Thứ hai là sự khác biệt về lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực khác nhau và bây giờ nhảy ra kinh doanh ngân hàng, là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao. Kinh nghiệm trên thế giới và thực tế ở Việt Nam đã chứng minh việc mở rộng kinh doanh sang những lĩnh vực khác không phải là thế mạnh của mình không phải lúc nào cũng đưa doanh nghiệp đến thành công.
Thông thường, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang một lĩnh vực mới, nguy cơ thường nhiều hơn vì họ thiếu kinh nghiệm và giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó thường giảm xuống, phản ánh rủi ro của dự án mới đã được lượng tính vào giá cổ phiếu.
Thứ ba, các nhà lập chính sách cũng cần có câu trả lời cho nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân sự của các ngân hàng mới. Một ngân hàng mở ra, với mức vốn và tổng dư nợ được huy động theo quy định thì cần một số lượng nhân viên ngân hàng tính bằng ngàn người.
Thị trường nguồn nhân lực hiện nay đã và đang rất thiếu các chuyên viên ngân hàng và tài chính. Việc đào tạo một lứa nhân viên có thể làm được việc cần phải vài năm. Do vậy, bài toán về nguồn nhân lực cũng là một vấn đề nan giải cho các ngân hàng mới thành lập.
Thứ tư, việc quản lý hoạt động tín dụng sẽ cần phải chặt chẽ hơn. Một khi, khách hàng là người nhà tất nhiên sẽ được đối xử thiên vị hơn so với các khách hàng bình thường. Việc xét duyệt cấp tín dụng và quản trị rủi ro sẽ du di hơn đối với các dự án kinh doanh của “người nhà”, nhất là một khi “con nợ” đó lại nằm trong hội đồng quản trị.
Hơn nữa, thói quen làm việc của người Á Đông dễ dẫn đến tình trạng ngân hàng tôi cho công ty ông vay, đến lượt ngân hàng ông cho công ty tôi vay thì lại càng khó kiểm soát.
Mặc dù theo luật định, các ngân hàng sẽ phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định chặt chẽ như hệ thống kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước như tổng dư nợ cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng đó... Tuy nhiên, việc giám sát trong quá trình thực hiện sẽ khó khăn.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng ở Venezuela năm 1994 là một bài học điển hình. Lúc đó, hàng loạt ngân hàng được thành lập bởi các công ty lớn và mặc dù ngân hàng là một đơn vị kinh doanh độc lập, việc vận hành ngân hàng, đặc biệt là cấp tín dụng và quản trị rủi ro bởi các “ông lớn” làm cho khủng hoảng tồi tệ hơn cả về kinh tế và chính trị. Các khoản tín dụng chủ yếu là dựa trên mối quan hệ xã hội và kinh tế với các “ông lớn” chứ không dựa vào tính khả thi và khả năng hoàn trả. Những người gửi tiền, đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ lẻ, chịu thiệt hại nặng nề nhất khi ngân hàng sụp đổ.
* Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, đóng vai trò là trung gian tài chính đi vay để cho vay góp phần vào quá trình luân chuyển nguồn vốn. Chính vì tính chất đặc thù này mà sự tồn tại hay phát triển của bất kỳ một ngân hàng nào cũng ảnh hưởng tới sự phát triển hay khủng hoảng của nền kinh tế, trong phạm vi và mức độ phụ thuộc vào nguồn tiền mà nó đóng góp vào nền kinh tế.