Khi lạm phát trở lại - Kỳ 1
Phân tích của tạp chí The Economist về tình hình lạm phát hiện nay trên thế giới
Tạp chí The Economist vừa có bài viết phân tích về tình hình lạm phát hiện nay trên thế giới. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả kỳ 1 của bản lược dịch bài viết này. Tựa đề do tòa soạn đặt.
Các nền kinh tế đang phát triển có lặp lại những sai lầm mà các nước phát triển đã mắc phải trong thời kỳ lạm phát tăng vọt hồi thập niên 1970?
Thậm chí cả khi kinh tế Mỹ ngấp nghé bờ vực suy thoái và kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm lại, ngân hàng trung ương ở các nước này vẫn lo ngại chuyện lạm phát leo thang. Tuy nhiên, những rủi ro mà các nền kinh tế này phải đối mặt nhỏ hơn nhiều so với những thách thức mà các nền kinh tế đang phát triển - nơi lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái đã đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm qua - phải đương đầu.
Những con số thiếu chính xác
Các nền kinh tế phát triển cũng đang lên tiếng cảnh báo về những điểm tương đồng giữa các nền kinh tế đang phát triển hiện nay với các nền kinh tế phát triển vào đầu những năm 1970, khi thời kỳ “đại lạm phát” (Great Inflation) bắt đầu cất cánh. Liệu các nền kinh tế đang phát triển sẽ rơi vào tình trạng tương tự?
Lạm phát tại Trung Quốc hiện ở mức 8,5%, cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây, so với con số 3% ở thời điểm cách đây 1 năm. Lạm phát tại Nga đã nhảy từ 8% lên mức 14%. Phần lớn các nước xuất khẩu dầu ở vùng Vịnh cũng có lạm phát ở mức hai con số. Lạm phát bán buôn tại Ấn Độ là 7,8%, cao nhất trong vòng 4 năm qua. Lạm phát ở Indonesia hiện đang là 9% và có thể lên tới 12% vào tháng tới - thời điểm mà Chính phủ nước này dự định tăng giá xăng dầu thêm 25 - 30%.
Lạm phát tại Mỹ Latinh hiện còn ở mức “khiêm tốn” so với những đỉnh cao lịch sử trước đây. Tuy nhiên, lạm phát tại Brazil đã tăng lên mức 5% so với mức dưới 3% của năm ngoái. Lạm phát của Chile cũng tăng từ mức 2,5% lên 8,3%. Đáng báo động nhất là lạm phát ở Venezuela với con số 29,3%.
Tình hình ở Argentina cũng đáng ngại không kém. Tuy thống kê chính thức cho thấy, lạm phát ở nước này hiện chỉ là 8,9% nhưng hầu như không có nhà kinh tế nào tin vào con số này. Morgan Stanley cho rằng, con số thực phải là 23%, so với mức 14,3% của năm ngoái.
Trên thực tế, những con số thống kê chính thức của các nền kinh tế đang nổi lên đã không phản ánh đúng những áp lực lạm phát tại ở đây. Các khoản trợ cấp và các biện pháp điều hành giá cả của chính phủ là một trong những lý do chính. Mặt khác, cũng do thiếu dữ liệu để làm căn cứ cho những thống kê chính xác, hoặc do các chính phủ không muốn công bố những con số xác thực.
Lạm phát thực của Trung Quốc có thể phải cao hơn vì chỉ số giá tiêu dùng của nước này không bao toàn bộ các dịch vụ tư nhân. Còn ở Ấn Độ, việc thu thập dữ liệu để tính CPI thường ở tình trạng chậm chạp. Nếu tính toán chính xác, 5 trong số 10 nền kinh tế đang nổi lên lớn nhất sẽ có tỷ lệ lạm phát ít nhất 10% tính đến giữa mùa hè năm nay.
Như thế, 2/3 dân số thế giới phải đối mặt với lạm phát hai con số.
Vì sao lạm phát?
Nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao gần đây chủ yếu do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.
Chẳng hạn, tại Trung Quốc, giá lương thực và thực phẩm đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá của các mặt hàng khác chỉ tăng có 1,8%. Chính phủ các nước đã phản ứng lại bằng cách kiểm soát giá cả chặt hơn và dừng xuất khẩu các mặt hàng này. Chính phủ Ấn Độ đã cho ngừng hoạt động giao dịch kỳ hạn nhiều loại hàng hóa mà họ cho là đã góp phần đẩy lạm phát lên cao.
Trong ngắn hạn, những biện pháp như vậy có thể chặn lạm phát và tránh tình trạng bất ổn xã hội. Tuy nhiên, trong dài hạn, những biện pháp như vậy có hại nhiều hơn là có lợi. Việc ngăn chặn giá cả tăng cao làm giảm tính khuyến khích đối với người nông dân trong iệc tăng nguồn cung và người tiêu dùng giảm nhu cầu, dần dần dẫn tới tình trạng mất cân đối cung cầu, đẩy giá tăng cao thêm.
Năm nay, một số ngân hàng trung ương, trong đó có các ngân hàng trung ương của Brazil, Indonesia và Nga, đã tiến hành tăng lãi suất. Tuy nhiên, mức lãi suất cao hơn này không thể theo kịp bước tiến của lạm phát, khiến lãi suất thực giảm xuống và hiện đang ở mức thực âm tại phần lớn các quốc gia đang phát triển, trừ một số ít nước như Brazil, Mexico và Hàn Quốc. Lãi suất cơ bản của Nga hiện là 6,5%, thấp hơn khoảng 8% so với tỷ lệ lạm phát. Lãi suất cho vay của Trung Quốc cũng thực âm 1%.
Nhiều nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế đang nổi lên cho rằng, thắt chặt tiền tệ không có nhiều tác dụng trong việc cản bước tiến của lạm phát vì lạm phát cao chủ yếu là do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, mà giá cao lại chủ yếu là do những cú sốc tạm thời về nguồn cung và do tình trạng đầu cơ. Trong khi đó, tăng lãi suất thì không thể giúp tạo ra thêm dầu, ngũ cốc hay thịt lợn. Họ hy vọng lạm phát sẽ giảm vào cuối năm nay khi giá cả ở mức cao khuyến khích sự tăng nguồn cung. Trên thực tế, giá lương thực và thực phẩm đã có xu thế hạ nhiệt từ đầu tháng này.
Đúng là lạm phát có thể hạ nhiệt vào cuối năm nay, nhưng cũng không thể xem thường áp lực này trong thời gian tới. Sự tăng giá đồng loạt trên thị trường lương thực và thực phẩm toàn cầu cho thấy nguyên nhân không chỉ nằm ở chuyện gián đoạn nguồn cung.
Giá cả tăng cao còn do chính sách tiền tệ lỏng lẻo tại những nền kinh tế đang nổi lên, khiến nhu cầu nội địa tăng mạnh. Từ năm 2002 tới nay, các nền kinh tế này chiếm 90% lượng gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới đối với dầu và kim loại, 80% đối với lượng gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đối với ngũ cốc. Điều này phản ánh sự “thay đổi lực lượng” về nhu cầu trong tương lai, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của sự bùng nổ có tính chu kỳ do cung tiền tăng cao.
Nhà phân tích Peter Morgan của Ngân hàng HSBC cho rằng ban đầu, cú sốc giá lương thực bắt nguồn từ vấn đề nguồn cung, nhưng về sau, chính thu nhập và lượng cung tiền tăng đã giúp mức giá cao được duy trì. Nếu các nước thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, giá lương thực có thể đã xuống thấp hơn, giúp duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát.
Một lý do tại sao các ngân hàng trung ương không thể xem nhẹ sự bùng nổ giá thực phẩm là giá thực phẩm tăng cao có thể khiến kéo theo giá cả của các mặt hàng khác. Lương thực và thực phẩm chiếm từ 30 - 40% trong rổ hàng hóa làm căn cứ để tính chỉ số giá tiêu dùng ở các nước đang phát triển, so với mức 15% ở các nền kinh tế trong khối G7.
Do đó, giá lương thực và thực phẩm có tác động nhiều đến mức kỳ vọng lạm phát. Và như thế, tác động đến nhu cầu tăng lương ở các nước đang phát triển mạnh hơn ở các nước phát triển. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giúp neo mức kỳ vọng lạm phát lại và ngăn chặn việc tăng giá của nhóm hàng lương thực và thực phẩm ra toàn bộ nền kinh tế.
Phân tích của Goldman Sachs cho thời kỳ 1990 - 2007 khẳng định rằng, tại các nền kinh tế đang nổi lên, giá lương thực thực phẩm cao có khả năng đẩy giá các mặt hàng khác tăng theo. Tại phần lớn các nền kinh tế phát triển, mối liên hệ giữa các mặt hàng lương thực - thực phẩm và phi lương thực trươc đây không được coi trọng trong lĩnh vực thống kê.
Bên cạnh đó, ngoài việc lương thực và thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa, điều này còn xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, mức độ tín nhiệm của các ngân hàng trung ương ở các nước đang phát triển thường thấp hơn, do đó, mức kỳ vọng lạm phát thường được neo buộc ở mức độ lỏng lẻo hơn. Thứ hai, mức lương thực tế ở các nước này thường ít linh hoạt hơn.
Cả hai điều này đều làm gia tăng rủi ro về “vòng xoáy giá cả - tiền lương” - trong đó, người lao động luôn kỳ vọng mức lương cao hơn, chủ lao động phải tăng giá sản phẩm để nâng lương, công nhân cũng là người tiêu thụ, lại đòi tăng lương vì giá cao. Kết quả của vòng luẩn quẩn này rốt cục là lạm phát.
Nhà phân tích Philip Poole cũng của HSBC cho rằng, nhiều nền kinh tế đang nổi lên đã sử dụng hết công suất dự trữ do đầu tư không theo kịp với tăng trưởng kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp thiên về xu hướng tăng giá. Ở Brazil và Ấn Độ, tỷ lệ sử dụng công suất đã đạt những mức kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp ở Brazil hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Còn ở Trung Quốc, công suất đầu tư có thể vẫn còn dư thừa chút ít nhờ hoạt động đầu tư mạnh mẽ.
Vai trò của ngân hàng trung ương
Những hiệu ứng “vòng hai” của giá cả lương thực thực phẩm tăng cao đã trở nên rõ nét ở hầu hết các nền kinh tế đang phát triển.
Nhà phân tích Andrew Cates của UBS tính toán rằng, cả ở châu Á và Mỹ Latin, tỷ lệ lạm phát cơ bản (không tính lương thực, thực phẩm và năng lượng) đã tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức lần lượt là 3,4% và 6,2%. Còn ở Đông Âu, tỷ lệ này đã tăng 3%, lên mức 7,4%, chủ yếu là do sự phát triển quá nóng của kinh tế Nga. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát cơ bản tại các nước phát triển hầu như không thay đổi.
Những kỳ vọng lạm phát đang lên cao, khiến công nhân ở nhiều nơi đang lên tiếng đòi tăng lương. Trong một cuộc khảo sát về kỳ vọng lạm phát ở Argentina, câu trả lời về kỳ vọng lạm phát cho 12 tháng tới bình quân là 36%. Lương của người lao đông ở Nga hiện đang tăng với mức bình quân hàng năm khoảng 30%/năm.
Ở một quốc gia, lạm phát có thể tăng cao hơn ở một số nước khác. Trong một phân tích về tiền lương, kỳ vọng lạm phát, áp lực về nhu cầu và công suất, cùng với sự tăng trưởng cung tiền, chuyên gia Cates cho rằng, Argentina, Brazil, Ấn Độ và các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông sẽ là những nước đối mặt với những rủi ro lớn nhất trong những tháng sắp tới. Trong khi đó, áp lực lạm phát sẽ phần nào dịu hơn ở những nước như Trung Quốc, Mexico, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Rõ ràng, chính sách tiền tệ cần phải được thắt chặt. Nhưng trên thực tế, mức lãi suất thực tại nhiều nước đang thấp hơn so với thời điểm cách đây một năm. Lãi suất ngắn hạn cũng thấp hơn bất thường so với tăng trưởng GDP danh nghĩa - một thước đo xem mức lãi suất hợp lý nên nằm ở đâu. Điều này cho thấy, chính sách tiền tệ của các nước hiện rất lỏng lẻo. Lượng cung tiền tại các nền kinh tế đang nổi lên đã tăng bình quân 20% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp gần ba lần so với tốc độ tăng ở các nước phát triển. Riêng ở Nga, tỷ lệ này là 42%.
Như vậy, có thể thấy, các nền kinh tế đang phát triển hiện đang có rất nhiều điểm tương đồng với các nước giàu vào thập niên 1970, khi lạm phát bắt đầu tăng tốc tới mức phi mã. Cũng sự phát triển bùng nổ đồng loạt của kinh tế thế giới khiến giá cả hàng hóa tăng cao.
Cũng các chính phủ phản ứng bằng các khoản trợ cấp và kiểm soát giá cả. Cũng những con số thống kê không phản ánh đúng những áp lực lạm phát. Cũng các nền kinh tế hoạt động hết công suất. Cũng lượng cung tiền gia tăng. Cũng những áp lực lạm phát không thể chế ngự và thị trường lao động thiếu linh hoạt, làm gia tăng rủi ro về vòng xoáy lương - giá…
Theo lẽ thường, những sai lầm trong chính sách tiền tệ gây ra thời kỳ lạm phát tăng vọt vào những năm 1970 không giống như những sai lầm ngày nay vì các ngân hàng trung ương ngày nay độc lập trước các chính trị gia.
Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Không giống như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhiều ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế đang phát triển, tiêu biểu là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, không hoàn toàn độc lập. Cũng giống như ở thời điểm những năm 1970, họ thường phải đối mặt với những áp lực chính trị buộc duy trì lãi suất thấp để duy trì tăng trưởng kinh tế và việc làm.
(Theo The Economist)
Các nền kinh tế đang phát triển có lặp lại những sai lầm mà các nước phát triển đã mắc phải trong thời kỳ lạm phát tăng vọt hồi thập niên 1970?
Thậm chí cả khi kinh tế Mỹ ngấp nghé bờ vực suy thoái và kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm lại, ngân hàng trung ương ở các nước này vẫn lo ngại chuyện lạm phát leo thang. Tuy nhiên, những rủi ro mà các nền kinh tế này phải đối mặt nhỏ hơn nhiều so với những thách thức mà các nền kinh tế đang phát triển - nơi lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái đã đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm qua - phải đương đầu.
Những con số thiếu chính xác
Các nền kinh tế phát triển cũng đang lên tiếng cảnh báo về những điểm tương đồng giữa các nền kinh tế đang phát triển hiện nay với các nền kinh tế phát triển vào đầu những năm 1970, khi thời kỳ “đại lạm phát” (Great Inflation) bắt đầu cất cánh. Liệu các nền kinh tế đang phát triển sẽ rơi vào tình trạng tương tự?
Lạm phát tại Trung Quốc hiện ở mức 8,5%, cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây, so với con số 3% ở thời điểm cách đây 1 năm. Lạm phát tại Nga đã nhảy từ 8% lên mức 14%. Phần lớn các nước xuất khẩu dầu ở vùng Vịnh cũng có lạm phát ở mức hai con số. Lạm phát bán buôn tại Ấn Độ là 7,8%, cao nhất trong vòng 4 năm qua. Lạm phát ở Indonesia hiện đang là 9% và có thể lên tới 12% vào tháng tới - thời điểm mà Chính phủ nước này dự định tăng giá xăng dầu thêm 25 - 30%.
Lạm phát tại Mỹ Latinh hiện còn ở mức “khiêm tốn” so với những đỉnh cao lịch sử trước đây. Tuy nhiên, lạm phát tại Brazil đã tăng lên mức 5% so với mức dưới 3% của năm ngoái. Lạm phát của Chile cũng tăng từ mức 2,5% lên 8,3%. Đáng báo động nhất là lạm phát ở Venezuela với con số 29,3%.
Tình hình ở Argentina cũng đáng ngại không kém. Tuy thống kê chính thức cho thấy, lạm phát ở nước này hiện chỉ là 8,9% nhưng hầu như không có nhà kinh tế nào tin vào con số này. Morgan Stanley cho rằng, con số thực phải là 23%, so với mức 14,3% của năm ngoái.
Trên thực tế, những con số thống kê chính thức của các nền kinh tế đang nổi lên đã không phản ánh đúng những áp lực lạm phát tại ở đây. Các khoản trợ cấp và các biện pháp điều hành giá cả của chính phủ là một trong những lý do chính. Mặt khác, cũng do thiếu dữ liệu để làm căn cứ cho những thống kê chính xác, hoặc do các chính phủ không muốn công bố những con số xác thực.
Lạm phát thực của Trung Quốc có thể phải cao hơn vì chỉ số giá tiêu dùng của nước này không bao toàn bộ các dịch vụ tư nhân. Còn ở Ấn Độ, việc thu thập dữ liệu để tính CPI thường ở tình trạng chậm chạp. Nếu tính toán chính xác, 5 trong số 10 nền kinh tế đang nổi lên lớn nhất sẽ có tỷ lệ lạm phát ít nhất 10% tính đến giữa mùa hè năm nay.
Như thế, 2/3 dân số thế giới phải đối mặt với lạm phát hai con số.
Vì sao lạm phát?
Nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao gần đây chủ yếu do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.
Chẳng hạn, tại Trung Quốc, giá lương thực và thực phẩm đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá của các mặt hàng khác chỉ tăng có 1,8%. Chính phủ các nước đã phản ứng lại bằng cách kiểm soát giá cả chặt hơn và dừng xuất khẩu các mặt hàng này. Chính phủ Ấn Độ đã cho ngừng hoạt động giao dịch kỳ hạn nhiều loại hàng hóa mà họ cho là đã góp phần đẩy lạm phát lên cao.
Trong ngắn hạn, những biện pháp như vậy có thể chặn lạm phát và tránh tình trạng bất ổn xã hội. Tuy nhiên, trong dài hạn, những biện pháp như vậy có hại nhiều hơn là có lợi. Việc ngăn chặn giá cả tăng cao làm giảm tính khuyến khích đối với người nông dân trong iệc tăng nguồn cung và người tiêu dùng giảm nhu cầu, dần dần dẫn tới tình trạng mất cân đối cung cầu, đẩy giá tăng cao thêm.
Năm nay, một số ngân hàng trung ương, trong đó có các ngân hàng trung ương của Brazil, Indonesia và Nga, đã tiến hành tăng lãi suất. Tuy nhiên, mức lãi suất cao hơn này không thể theo kịp bước tiến của lạm phát, khiến lãi suất thực giảm xuống và hiện đang ở mức thực âm tại phần lớn các quốc gia đang phát triển, trừ một số ít nước như Brazil, Mexico và Hàn Quốc. Lãi suất cơ bản của Nga hiện là 6,5%, thấp hơn khoảng 8% so với tỷ lệ lạm phát. Lãi suất cho vay của Trung Quốc cũng thực âm 1%.
Nhiều nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế đang nổi lên cho rằng, thắt chặt tiền tệ không có nhiều tác dụng trong việc cản bước tiến của lạm phát vì lạm phát cao chủ yếu là do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, mà giá cao lại chủ yếu là do những cú sốc tạm thời về nguồn cung và do tình trạng đầu cơ. Trong khi đó, tăng lãi suất thì không thể giúp tạo ra thêm dầu, ngũ cốc hay thịt lợn. Họ hy vọng lạm phát sẽ giảm vào cuối năm nay khi giá cả ở mức cao khuyến khích sự tăng nguồn cung. Trên thực tế, giá lương thực và thực phẩm đã có xu thế hạ nhiệt từ đầu tháng này.
Đúng là lạm phát có thể hạ nhiệt vào cuối năm nay, nhưng cũng không thể xem thường áp lực này trong thời gian tới. Sự tăng giá đồng loạt trên thị trường lương thực và thực phẩm toàn cầu cho thấy nguyên nhân không chỉ nằm ở chuyện gián đoạn nguồn cung.
Giá cả tăng cao còn do chính sách tiền tệ lỏng lẻo tại những nền kinh tế đang nổi lên, khiến nhu cầu nội địa tăng mạnh. Từ năm 2002 tới nay, các nền kinh tế này chiếm 90% lượng gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới đối với dầu và kim loại, 80% đối với lượng gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đối với ngũ cốc. Điều này phản ánh sự “thay đổi lực lượng” về nhu cầu trong tương lai, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của sự bùng nổ có tính chu kỳ do cung tiền tăng cao.
Nhà phân tích Peter Morgan của Ngân hàng HSBC cho rằng ban đầu, cú sốc giá lương thực bắt nguồn từ vấn đề nguồn cung, nhưng về sau, chính thu nhập và lượng cung tiền tăng đã giúp mức giá cao được duy trì. Nếu các nước thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, giá lương thực có thể đã xuống thấp hơn, giúp duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát.
Một lý do tại sao các ngân hàng trung ương không thể xem nhẹ sự bùng nổ giá thực phẩm là giá thực phẩm tăng cao có thể khiến kéo theo giá cả của các mặt hàng khác. Lương thực và thực phẩm chiếm từ 30 - 40% trong rổ hàng hóa làm căn cứ để tính chỉ số giá tiêu dùng ở các nước đang phát triển, so với mức 15% ở các nền kinh tế trong khối G7.
Do đó, giá lương thực và thực phẩm có tác động nhiều đến mức kỳ vọng lạm phát. Và như thế, tác động đến nhu cầu tăng lương ở các nước đang phát triển mạnh hơn ở các nước phát triển. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giúp neo mức kỳ vọng lạm phát lại và ngăn chặn việc tăng giá của nhóm hàng lương thực và thực phẩm ra toàn bộ nền kinh tế.
Phân tích của Goldman Sachs cho thời kỳ 1990 - 2007 khẳng định rằng, tại các nền kinh tế đang nổi lên, giá lương thực thực phẩm cao có khả năng đẩy giá các mặt hàng khác tăng theo. Tại phần lớn các nền kinh tế phát triển, mối liên hệ giữa các mặt hàng lương thực - thực phẩm và phi lương thực trươc đây không được coi trọng trong lĩnh vực thống kê.
Bên cạnh đó, ngoài việc lương thực và thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa, điều này còn xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, mức độ tín nhiệm của các ngân hàng trung ương ở các nước đang phát triển thường thấp hơn, do đó, mức kỳ vọng lạm phát thường được neo buộc ở mức độ lỏng lẻo hơn. Thứ hai, mức lương thực tế ở các nước này thường ít linh hoạt hơn.
Cả hai điều này đều làm gia tăng rủi ro về “vòng xoáy giá cả - tiền lương” - trong đó, người lao động luôn kỳ vọng mức lương cao hơn, chủ lao động phải tăng giá sản phẩm để nâng lương, công nhân cũng là người tiêu thụ, lại đòi tăng lương vì giá cao. Kết quả của vòng luẩn quẩn này rốt cục là lạm phát.
Nhà phân tích Philip Poole cũng của HSBC cho rằng, nhiều nền kinh tế đang nổi lên đã sử dụng hết công suất dự trữ do đầu tư không theo kịp với tăng trưởng kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp thiên về xu hướng tăng giá. Ở Brazil và Ấn Độ, tỷ lệ sử dụng công suất đã đạt những mức kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp ở Brazil hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Còn ở Trung Quốc, công suất đầu tư có thể vẫn còn dư thừa chút ít nhờ hoạt động đầu tư mạnh mẽ.
Vai trò của ngân hàng trung ương
Những hiệu ứng “vòng hai” của giá cả lương thực thực phẩm tăng cao đã trở nên rõ nét ở hầu hết các nền kinh tế đang phát triển.
Nhà phân tích Andrew Cates của UBS tính toán rằng, cả ở châu Á và Mỹ Latin, tỷ lệ lạm phát cơ bản (không tính lương thực, thực phẩm và năng lượng) đã tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức lần lượt là 3,4% và 6,2%. Còn ở Đông Âu, tỷ lệ này đã tăng 3%, lên mức 7,4%, chủ yếu là do sự phát triển quá nóng của kinh tế Nga. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát cơ bản tại các nước phát triển hầu như không thay đổi.
Những kỳ vọng lạm phát đang lên cao, khiến công nhân ở nhiều nơi đang lên tiếng đòi tăng lương. Trong một cuộc khảo sát về kỳ vọng lạm phát ở Argentina, câu trả lời về kỳ vọng lạm phát cho 12 tháng tới bình quân là 36%. Lương của người lao đông ở Nga hiện đang tăng với mức bình quân hàng năm khoảng 30%/năm.
Ở một quốc gia, lạm phát có thể tăng cao hơn ở một số nước khác. Trong một phân tích về tiền lương, kỳ vọng lạm phát, áp lực về nhu cầu và công suất, cùng với sự tăng trưởng cung tiền, chuyên gia Cates cho rằng, Argentina, Brazil, Ấn Độ và các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông sẽ là những nước đối mặt với những rủi ro lớn nhất trong những tháng sắp tới. Trong khi đó, áp lực lạm phát sẽ phần nào dịu hơn ở những nước như Trung Quốc, Mexico, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Rõ ràng, chính sách tiền tệ cần phải được thắt chặt. Nhưng trên thực tế, mức lãi suất thực tại nhiều nước đang thấp hơn so với thời điểm cách đây một năm. Lãi suất ngắn hạn cũng thấp hơn bất thường so với tăng trưởng GDP danh nghĩa - một thước đo xem mức lãi suất hợp lý nên nằm ở đâu. Điều này cho thấy, chính sách tiền tệ của các nước hiện rất lỏng lẻo. Lượng cung tiền tại các nền kinh tế đang nổi lên đã tăng bình quân 20% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp gần ba lần so với tốc độ tăng ở các nước phát triển. Riêng ở Nga, tỷ lệ này là 42%.
Như vậy, có thể thấy, các nền kinh tế đang phát triển hiện đang có rất nhiều điểm tương đồng với các nước giàu vào thập niên 1970, khi lạm phát bắt đầu tăng tốc tới mức phi mã. Cũng sự phát triển bùng nổ đồng loạt của kinh tế thế giới khiến giá cả hàng hóa tăng cao.
Cũng các chính phủ phản ứng bằng các khoản trợ cấp và kiểm soát giá cả. Cũng những con số thống kê không phản ánh đúng những áp lực lạm phát. Cũng các nền kinh tế hoạt động hết công suất. Cũng lượng cung tiền gia tăng. Cũng những áp lực lạm phát không thể chế ngự và thị trường lao động thiếu linh hoạt, làm gia tăng rủi ro về vòng xoáy lương - giá…
Theo lẽ thường, những sai lầm trong chính sách tiền tệ gây ra thời kỳ lạm phát tăng vọt vào những năm 1970 không giống như những sai lầm ngày nay vì các ngân hàng trung ương ngày nay độc lập trước các chính trị gia.
Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Không giống như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhiều ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế đang phát triển, tiêu biểu là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, không hoàn toàn độc lập. Cũng giống như ở thời điểm những năm 1970, họ thường phải đối mặt với những áp lực chính trị buộc duy trì lãi suất thấp để duy trì tăng trưởng kinh tế và việc làm.
(Theo The Economist)