Khi mở cửa thị trường bảo hiểm
Giai đoạn 2005 - 2006 được đánh giá là có lộ trình mở cửa nhanh nhất với sự cấp phép hoạt động cho các công ty trong nước
Giai đoạn 2005 - 2006 được đánh giá là có lộ trình mở cửa nhanh nhất với sự cấp phép hoạt động cho các công ty trong nước.
Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, một loạt các doanh nghiệp mới được thành lập như: BIC, AAA, Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Tín và các công ty bảo hiểm nước ngoài AIG, QBE, ACE, Liberty. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp được thành lập mới như: ACE Life, Prevoir...
Thị trường bảo hiểm đã mở cửa nhanh, nhưng hợp lý, để các doanh nghiệp bảo hiểm làm quen với hội nhập hợp tác quốc tế và tạo ra sự cạnh tranh để từng doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đem lại lợi ích tốt hơn cho người tham gia bảo hiểm.
16/30 doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong đó 9/22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 7/8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đảm bảo tỷ lệ hài hoà giữa doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 30 doanh nghiệp bảo hiểm và 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động tạo ra 3 phân đoạn thị trường: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau để phát triển.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao (20%/năm), đảm bảo cơ bản nhu cầu bảo vệ rủi ro, tấm lá chắn về kinh tế cho nền kinh tế xã hội và rất hấp dẫn với các nhà tài chính nước ngoài đang được hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2006, ước đạt về nhân thọ 8.500 tỷ đồng, phi nhân thọ 6.500 tỷ đồng, bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước đạt 7.500 tỷ đồng.
Số lượng sản phẩm bảo hiểm ngày càng tăng, có trên 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ để khách hàng lựa chọn, phát triển nhanh kênh phân phối sản phẩm (8 công ty môi giới, 100.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ, 50.000 đại lý bảo hiểm phi nhân thọ) tuyên truyền giới thiệu doanh nghiệp bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm, đưa sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người tiêu dùng.
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng lên rõ rệt: 90% doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu cao gấp nhiều lần vốn pháp định. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Dịch vụ bảo hiểm là một trong những dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính nói riêng có lộ trình mở của hội nhập quốc tế nhanh nhất nhưng chưa được sự quan tâm ủng hộ nhiều của các ngành các cấp, chưa thấy hết được vai trò của ngành bảo hiểm không những bồi thường kịp thời đầy đủ tổn thất do thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng mà còn đầu tư vào nền kinh tế (năm 2006 ước trên 31.000 tỷ đồng) thu hút hàng trăm ngàn lao động, nộp ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm tương đương với ngân sách địa phương top 10 của cả nước.
Cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt. Trước hết là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, nguồn nhân lực và phát triển kênh phân phối sản phẩm. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO cũng gay gắt không kém.
Ngoài ra, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản... đang làm các doanh nghiệp bảo hiểm vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng, họ có chiến lược chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức trong đó có quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài (thậm chí đến trên 5 năm) tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại.
Chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện chặt chẽ hơn vừa phát huy tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm ngày một rõ ràng và tốt hơn.
Tăng cường trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, rủi ro và đối tượng được bảo hiểm, giám định giải quyết bồi thường và nhất là tiến tới thương mại điện tử bán hàng qua mạng.
Phát triển nhiều sản phẩm mới ngoài những sản phẩm bảo hiểm truyền thống cần tập trung phát triển sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ, y tế chất lượng cao, bảo hiểm trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với sản phẩm, trách nhiệm pháp lý...) và các sản phẩm phục vụ phát triển nông thôn. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần tăng thêm sản phẩm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí và chăm sóc y tế. Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua đại lý và môi giới bảo hiểm đi liền với tinh giảm biên chế cán bộ bảo hiểm khai thác trực tiếp.
Làm được như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam sẽ chứng minh rằng việc mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sẽ được phục vụ tốt hơn, đảm bảo quyền lợi tốt hơn so với mua bảo hiểm của hãng bảo hiểm không có mặt tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, một loạt các doanh nghiệp mới được thành lập như: BIC, AAA, Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Tín và các công ty bảo hiểm nước ngoài AIG, QBE, ACE, Liberty. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp được thành lập mới như: ACE Life, Prevoir...
Thị trường bảo hiểm đã mở cửa nhanh, nhưng hợp lý, để các doanh nghiệp bảo hiểm làm quen với hội nhập hợp tác quốc tế và tạo ra sự cạnh tranh để từng doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đem lại lợi ích tốt hơn cho người tham gia bảo hiểm.
16/30 doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong đó 9/22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 7/8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đảm bảo tỷ lệ hài hoà giữa doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 30 doanh nghiệp bảo hiểm và 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động tạo ra 3 phân đoạn thị trường: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau để phát triển.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao (20%/năm), đảm bảo cơ bản nhu cầu bảo vệ rủi ro, tấm lá chắn về kinh tế cho nền kinh tế xã hội và rất hấp dẫn với các nhà tài chính nước ngoài đang được hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2006, ước đạt về nhân thọ 8.500 tỷ đồng, phi nhân thọ 6.500 tỷ đồng, bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước đạt 7.500 tỷ đồng.
Số lượng sản phẩm bảo hiểm ngày càng tăng, có trên 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ để khách hàng lựa chọn, phát triển nhanh kênh phân phối sản phẩm (8 công ty môi giới, 100.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ, 50.000 đại lý bảo hiểm phi nhân thọ) tuyên truyền giới thiệu doanh nghiệp bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm, đưa sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người tiêu dùng.
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng lên rõ rệt: 90% doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu cao gấp nhiều lần vốn pháp định. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Dịch vụ bảo hiểm là một trong những dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính nói riêng có lộ trình mở của hội nhập quốc tế nhanh nhất nhưng chưa được sự quan tâm ủng hộ nhiều của các ngành các cấp, chưa thấy hết được vai trò của ngành bảo hiểm không những bồi thường kịp thời đầy đủ tổn thất do thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng mà còn đầu tư vào nền kinh tế (năm 2006 ước trên 31.000 tỷ đồng) thu hút hàng trăm ngàn lao động, nộp ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm tương đương với ngân sách địa phương top 10 của cả nước.
Cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt. Trước hết là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, nguồn nhân lực và phát triển kênh phân phối sản phẩm. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO cũng gay gắt không kém.
Ngoài ra, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản... đang làm các doanh nghiệp bảo hiểm vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng, họ có chiến lược chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức trong đó có quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài (thậm chí đến trên 5 năm) tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại.
Chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện chặt chẽ hơn vừa phát huy tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm ngày một rõ ràng và tốt hơn.
Tăng cường trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, rủi ro và đối tượng được bảo hiểm, giám định giải quyết bồi thường và nhất là tiến tới thương mại điện tử bán hàng qua mạng.
Phát triển nhiều sản phẩm mới ngoài những sản phẩm bảo hiểm truyền thống cần tập trung phát triển sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ, y tế chất lượng cao, bảo hiểm trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với sản phẩm, trách nhiệm pháp lý...) và các sản phẩm phục vụ phát triển nông thôn. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần tăng thêm sản phẩm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí và chăm sóc y tế. Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua đại lý và môi giới bảo hiểm đi liền với tinh giảm biên chế cán bộ bảo hiểm khai thác trực tiếp.
Làm được như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam sẽ chứng minh rằng việc mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sẽ được phục vụ tốt hơn, đảm bảo quyền lợi tốt hơn so với mua bảo hiểm của hãng bảo hiểm không có mặt tại Việt Nam.