Khi thị trường chứng khoán Hàn Quốc “lên hạng”
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc vừa được FTSE nâng lên thành “thị trường phát triển”
Tập đoàn cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu FTSE vừa nâng hạng thị trường chứng khoán Hàn Quốc lên thành “thị trường phát triển”.
Quyết định này sẽ tạo bàn đạp cho sự nhảy vọt của thị trường vốn Hàn Quốc, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Theo hãng KBS Hàn Quốc, quyết định nêu trên vừa được Chủ tịch FTSE Mark Makepeace chính thức tuyên bố khi đến thăm Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc sẽ được tham gia vào hàng ngũ các thị trường chứng khoán phát triển, cấp cao nhất trong số các cấp bậc do FTSE xếp hạng.
Tin vui trong “bão tài chính”
Theo thông lệ thì việc tái phân loại chỉ số FTSE sẽ được thực hiện sau thời gian chuẩn bị là 1 năm. Như vậy, từ tháng 9 năm tới, thị trường chứng khoán Hàn Quốc sẽ chính thức trở thành một thị trường phát triển.
Đây là tin vui với Hàn Quốc, trong bối cảnh “bão tài chính” Mỹ đang làm chao đảo các thị trường chứng khoán, tài chính toàn cầu. Và ngay tại Hàn Quốc, một quan chức Chính phủ vừa cho biết, họ sẽ phải “bơm” ít nhất 10 tỷ USD để giải quyết vấn đề thiếu ngoại tệ và đảm bảo ổn định thị trường tài chính.
FTSE là chỉ số được tờ Thời báo tài chính của Anh và Sở giao dịch chứng khoán London đồng sáng lập. Cùng với chỉ số MSCI (Morgan Stanley Capital International Index), FTSE là một trong hai tiêu chí đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Nếu chỉ số MSCI là tiêu chuẩn cho các nhà đầu tư Mỹ thì chỉ số FTSE đóng vai trò là kim chỉ nam trong hoạt động đầu tư tài chính của các nước châu Âu.
Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới, đứng thứ 6 về dự trữ ngoại tệ và có các doanh nghiệp dẫn đầu trong các lĩnh vực điện tử, thép, ô tô và đóng tàu của thế giới. Nhưng do đất nước vẫn trong tình trạng chia cắt và bị phân loại là “thị trường thứ cấp”, nên Hàn Quốc bị đánh giá thấp hơn so với các nền kinh tế lớn khác.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc có tính thanh khoản lớn, thường xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu mỗi khi có bất ổn trên thị trường tài chính thế giới. Hậu quả là thị trường chứng khoán Hàn Quốc luôn giảm điểm với biên độ lớn nhất thế giới, mỗi khi có tác động từ bên ngoài.
Hàn Quốc rất mong được nâng cấp thị trường chứng khoán của mình. Trong suốt 4 năm qua sau khi được đưa vào danh sách các nước được theo dõi để nâng hạng, Hàn Quốc đã liên tục cải thiện cơ chế giao dịch dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm quốc tế hóa thị trường vốn trong nước.
Theo các chuyên gia, việc thị trường chứng khoán Hàn Quốc lần này được nâng hạng là do toàn bộ cấu trúc và môi trường của thị trường vốn Hàn Quốc đã đáp ứng đủ các yêu cầu của FTSE.
Bàn đạp thúc đẩy kinh tế phát triển
Việc nâng hạng lần này của FTSE sẽ tạo bàn đạp cho sự nhảy vọt của thị trường vốn, góp phần giúp thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc phát triển. Chất lượng các nhà đầu tư sẽ có sự khác biệt đáng kể; số nhà đầu tư vào các mã cổ phiều blue chip dài hạn sẽ tăng lên.
Hàn Quốc hy vọng việc được nâng hạng sẽ giúp thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài khoảng 18 tỷ USD vào thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao thị trường Hàn Quốc và tỷ trọng đầu tư vào Hàn Quốc trong thị trường toàn cầu sẽ tăng lên. Giới phân tích cho rằng, do hiện tượng “đánh giá thấp thị trường Hàn Quốc” mà thời gian qua, thị trường chứng khoán nước này đã bị đánh giá thấp hơn 20% so với giá trị thực tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ vẫn phức tạp, việc thị trường chứng khoán Hàn Quốc phát triển tích cực tới đâu sau khi được “nâng hạng”, hiện khó dự đoán. Nguyên nhân cơ bản gây nên những bất ổn của thị trường tài chính Hàn Quốc gần đây là do tác động từ những bất ổn của thị trường Mỹ hơn là do các nguyên nhân trong nước.
Các chuyên gia cho rằng, Hàn Quốc cần nỗ lực để giảm thiểu tâm lý bất ổn trên thị trường chứng khoán; đồng thời, ổn định thị trường thông qua các chính sách. Các doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch thu hút các nguồn vốn sau khi thị trường chứng khoán được FTSE nâng hạng.
Bên cạnh việc thị trường chứng khoán “thăng hạng”, tuần qua, kinh tế Hàn Quốc cũng đón nhiều thông tin tích cực hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 9 là 96 điểm, ngang với tháng trước và cao hơn 11 điểm so với quý 2. Điều này cho thấy số người lạc quan vào triển vọng kinh tế đã tăng.
Chính phủ Hàn Quốc cũng vừa cam kết tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, lựa chọn 22 lĩnh vực kinh tế mới để làm động lực thực hiện mục tiêu “tăng trưởng xanh” và tạo việc làm. Ước tính sẽ dành khoảng 90 tỷ USD để thực hiện kế hoạch phát triển từ nay đến năm 2013.
Quyết định này sẽ tạo bàn đạp cho sự nhảy vọt của thị trường vốn Hàn Quốc, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Theo hãng KBS Hàn Quốc, quyết định nêu trên vừa được Chủ tịch FTSE Mark Makepeace chính thức tuyên bố khi đến thăm Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc sẽ được tham gia vào hàng ngũ các thị trường chứng khoán phát triển, cấp cao nhất trong số các cấp bậc do FTSE xếp hạng.
Tin vui trong “bão tài chính”
Theo thông lệ thì việc tái phân loại chỉ số FTSE sẽ được thực hiện sau thời gian chuẩn bị là 1 năm. Như vậy, từ tháng 9 năm tới, thị trường chứng khoán Hàn Quốc sẽ chính thức trở thành một thị trường phát triển.
Đây là tin vui với Hàn Quốc, trong bối cảnh “bão tài chính” Mỹ đang làm chao đảo các thị trường chứng khoán, tài chính toàn cầu. Và ngay tại Hàn Quốc, một quan chức Chính phủ vừa cho biết, họ sẽ phải “bơm” ít nhất 10 tỷ USD để giải quyết vấn đề thiếu ngoại tệ và đảm bảo ổn định thị trường tài chính.
FTSE là chỉ số được tờ Thời báo tài chính của Anh và Sở giao dịch chứng khoán London đồng sáng lập. Cùng với chỉ số MSCI (Morgan Stanley Capital International Index), FTSE là một trong hai tiêu chí đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Nếu chỉ số MSCI là tiêu chuẩn cho các nhà đầu tư Mỹ thì chỉ số FTSE đóng vai trò là kim chỉ nam trong hoạt động đầu tư tài chính của các nước châu Âu.
Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới, đứng thứ 6 về dự trữ ngoại tệ và có các doanh nghiệp dẫn đầu trong các lĩnh vực điện tử, thép, ô tô và đóng tàu của thế giới. Nhưng do đất nước vẫn trong tình trạng chia cắt và bị phân loại là “thị trường thứ cấp”, nên Hàn Quốc bị đánh giá thấp hơn so với các nền kinh tế lớn khác.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc có tính thanh khoản lớn, thường xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu mỗi khi có bất ổn trên thị trường tài chính thế giới. Hậu quả là thị trường chứng khoán Hàn Quốc luôn giảm điểm với biên độ lớn nhất thế giới, mỗi khi có tác động từ bên ngoài.
Hàn Quốc rất mong được nâng cấp thị trường chứng khoán của mình. Trong suốt 4 năm qua sau khi được đưa vào danh sách các nước được theo dõi để nâng hạng, Hàn Quốc đã liên tục cải thiện cơ chế giao dịch dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm quốc tế hóa thị trường vốn trong nước.
Theo các chuyên gia, việc thị trường chứng khoán Hàn Quốc lần này được nâng hạng là do toàn bộ cấu trúc và môi trường của thị trường vốn Hàn Quốc đã đáp ứng đủ các yêu cầu của FTSE.
Bàn đạp thúc đẩy kinh tế phát triển
Việc nâng hạng lần này của FTSE sẽ tạo bàn đạp cho sự nhảy vọt của thị trường vốn, góp phần giúp thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc phát triển. Chất lượng các nhà đầu tư sẽ có sự khác biệt đáng kể; số nhà đầu tư vào các mã cổ phiều blue chip dài hạn sẽ tăng lên.
Hàn Quốc hy vọng việc được nâng hạng sẽ giúp thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài khoảng 18 tỷ USD vào thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao thị trường Hàn Quốc và tỷ trọng đầu tư vào Hàn Quốc trong thị trường toàn cầu sẽ tăng lên. Giới phân tích cho rằng, do hiện tượng “đánh giá thấp thị trường Hàn Quốc” mà thời gian qua, thị trường chứng khoán nước này đã bị đánh giá thấp hơn 20% so với giá trị thực tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ vẫn phức tạp, việc thị trường chứng khoán Hàn Quốc phát triển tích cực tới đâu sau khi được “nâng hạng”, hiện khó dự đoán. Nguyên nhân cơ bản gây nên những bất ổn của thị trường tài chính Hàn Quốc gần đây là do tác động từ những bất ổn của thị trường Mỹ hơn là do các nguyên nhân trong nước.
Các chuyên gia cho rằng, Hàn Quốc cần nỗ lực để giảm thiểu tâm lý bất ổn trên thị trường chứng khoán; đồng thời, ổn định thị trường thông qua các chính sách. Các doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch thu hút các nguồn vốn sau khi thị trường chứng khoán được FTSE nâng hạng.
Bên cạnh việc thị trường chứng khoán “thăng hạng”, tuần qua, kinh tế Hàn Quốc cũng đón nhiều thông tin tích cực hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 9 là 96 điểm, ngang với tháng trước và cao hơn 11 điểm so với quý 2. Điều này cho thấy số người lạc quan vào triển vọng kinh tế đã tăng.
Chính phủ Hàn Quốc cũng vừa cam kết tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, lựa chọn 22 lĩnh vực kinh tế mới để làm động lực thực hiện mục tiêu “tăng trưởng xanh” và tạo việc làm. Ước tính sẽ dành khoảng 90 tỷ USD để thực hiện kế hoạch phát triển từ nay đến năm 2013.