Khi Viettel khai phá thị trường nước ngoài
Tại sao Viettel lại đầu tư ra nước ngoài, trong bối cảnh thị trường trong nước đang diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt?
Cuối năm 2006, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức “đặt chân” vào thị trường Campuchia, trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Bước đột phá này, theo cách nói của ông Lê Quốc Anh, Giám đốc Ban Dự án đầu tư nước ngoài của Viettel, chính là “một mũi tên trúng hai đích”.
Đột phá ở chỗ....”không ai hiểu tại sao”
Tại sao Viettel lại đầu tư ra nước ngoài, trong bối cảnh thị trường trong nước đang diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước của Viettel còn rất nhiều việc phải làm?
“Đây là câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được rất nhiều khi tiến hành đầu tư sang Campuchia. Tuy nhiên, Viettel luôn quan niệm rằng, một tổ chức luôn ổn định là một tổ chức ‘chết’, nếu cứ đợi ổn định việc này mới tính đến làm việc khác thì sẽ lỡ mất cơ hội”, ông Lê Quốc Anh nói.
Thế nhưng, đó chưa phải là lý do duy nhất. Nhìn lại thời điểm Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài mới thấy doanh nghiệp này đã không chỉ “nhanh”, mà còn rất “nhạy”, bởi khi đó, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO với nhiều tiến triển khả quan.
Việc Viettel đặt được chân vào thị trường Campuchia - một quốc gia có thị trường viễn thông cạnh tranh cao, chính là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp này cọ xát, đúc rút kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế. Và như thế, bước đột phá khiến nhiều người “không hiểu vì sao” đó của Viettel đã như mũi tên trúng hai đích: mở ra một thị trường mới đầy tiềm năng và thu hái được những kinh nghiệm từ cạnh tranh quốc tế.
Cũng giống như khi bắt đầu gia nhập thị trường viễn thông ở Việt Nam, dịch vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tư vào Campuchia là dịch vụ thoại quốc tế VoIP, bởi đây là dịch vụ ít phải đầu tư cơ sở hạ tầng trong khi khả năng thu lời cao.
Thực tế đã chứng minh, chỉ sau hai tháng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ VoIP tại Campuchia, Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này.
Trên cơ sở những kinh nghiệm khi triển khai dịch vụ VoIP, Viettel tiếp tục nghiên cứu thị trường và quyết định đầu tư thêm hai dịch vụ nữa là di động và Internet.
Ngày 29/11/2006, Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia đã cấp phép cho Viettel cung cấp dịch vụ di động trong thời hạn 30 năm và cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP), dịch vụ truy nhập Internet (ISP) trong thời hạn 35 năm.
Bước đầu “thu hái” kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế
Theo ông Lê Quốc Anh, sau vỏn vẹn 5 tháng triển khai các dự án đầu tư tại Campuchia thì chưa thể đánh giá nhiều về hiệu quả đầu tư, nhưng chắc chắn, những kinh nghiệm qua cọ xát với môi trường cạnh tranh quốc tế là điều không phải doanh nghiệp viễn thông trong nước nào cũng có được.
Ông Anh cho biết, khi Viettel quyết định đầu tư vào Campuchia (dịch vụ thoại VoIP), thị trường này mới có một doanh nghiệp là AZ cung cấp. Nhưng đây lại là một liên doanh của Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia, nên họ được bảo hộ rất lớn, do đó Viettel gặp không ít khó khăn trong vấn đề kết nối.
Rồi ngay sau khi Viettel nhận giấy phép chính thức cung cấp dịch vụ, lập tức có tới 9 doanh nghiệp khác cũng được phép kinh doanh dịch vụ này. Thị trường đã chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh chỉ sau chưa đầy nửa năm...
Mảng dịch vụ di động cũng không kém phần khốc liệt, vì khi đó tại thị trường Campuchia có tới 3 nhà khai thác đang kinh doanh hiệu quả (nắm giữ 95% thị phần) và mới đây, đã có thêm một doanh nghiệp được cấp phép. Các doanh nghiệp viễn thông hiện hoạt động tại Campuchia chủ yếu là liên doanh với nước ngoài, nên có nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực để cạnh tranh.
Đứng trước những khó khăn đó, Viettel đã tập trung đầu tư vào hạ tầng, xây dựng một đường truyền dẫn riêng về Việt Nam để các dịch vụ khác sau này cùng sử dụng đường truyền, tạo sự liên kết trong một hạ tầng chung.
Bước đầu, bất lợi đã chuyển thành lợi thế, bởi các doanh nghiệp viễn thông khác ở Campuchia không có đường truyền riêng như vậy. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm thành công tại thị trường Việt Nam cũng được Viettel triệt để áp dụng tại thị trường Campuchia
Đó là tiết kiệm chi phí để có vốn đầu tư, phát huy vốn nội lực, thu hút đầu tư; áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những công nghệ hiện đại để triển khai nhanh, xây dựng hạ tầng rộng khắp, chiếm thị phần lớn nhằm “hoàn toàn làm chủ và có cái mặc cả với các công ty nước ngoài”...
Ông Lê Quốc Anh cho biết, thời gian tới, Viettel tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực di động và Internet ở thị trường Campuchia, đồng thời hoàn thành thủ tục đầu tư vào lĩnh vực di động ở Lào.
“Chúng tôi đã từng bước vào thị trường viễn thông với vỏn vẹn 2,3 tỷ đồng tiền vốn. Đổ tiền vào chỗ khó khăn mà doanh nghiệp sống được, chứng tỏ đó phải là một ‘cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng cao’. Do đó, chúng tôi không ngại bước vào những thị trường mới”, ông Lê Quốc Anh nói.
Bước đột phá này, theo cách nói của ông Lê Quốc Anh, Giám đốc Ban Dự án đầu tư nước ngoài của Viettel, chính là “một mũi tên trúng hai đích”.
Đột phá ở chỗ....”không ai hiểu tại sao”
Tại sao Viettel lại đầu tư ra nước ngoài, trong bối cảnh thị trường trong nước đang diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước của Viettel còn rất nhiều việc phải làm?
“Đây là câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được rất nhiều khi tiến hành đầu tư sang Campuchia. Tuy nhiên, Viettel luôn quan niệm rằng, một tổ chức luôn ổn định là một tổ chức ‘chết’, nếu cứ đợi ổn định việc này mới tính đến làm việc khác thì sẽ lỡ mất cơ hội”, ông Lê Quốc Anh nói.
Thế nhưng, đó chưa phải là lý do duy nhất. Nhìn lại thời điểm Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài mới thấy doanh nghiệp này đã không chỉ “nhanh”, mà còn rất “nhạy”, bởi khi đó, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO với nhiều tiến triển khả quan.
Việc Viettel đặt được chân vào thị trường Campuchia - một quốc gia có thị trường viễn thông cạnh tranh cao, chính là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp này cọ xát, đúc rút kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế. Và như thế, bước đột phá khiến nhiều người “không hiểu vì sao” đó của Viettel đã như mũi tên trúng hai đích: mở ra một thị trường mới đầy tiềm năng và thu hái được những kinh nghiệm từ cạnh tranh quốc tế.
Cũng giống như khi bắt đầu gia nhập thị trường viễn thông ở Việt Nam, dịch vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tư vào Campuchia là dịch vụ thoại quốc tế VoIP, bởi đây là dịch vụ ít phải đầu tư cơ sở hạ tầng trong khi khả năng thu lời cao.
Thực tế đã chứng minh, chỉ sau hai tháng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ VoIP tại Campuchia, Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này.
Trên cơ sở những kinh nghiệm khi triển khai dịch vụ VoIP, Viettel tiếp tục nghiên cứu thị trường và quyết định đầu tư thêm hai dịch vụ nữa là di động và Internet.
Ngày 29/11/2006, Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia đã cấp phép cho Viettel cung cấp dịch vụ di động trong thời hạn 30 năm và cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP), dịch vụ truy nhập Internet (ISP) trong thời hạn 35 năm.
Bước đầu “thu hái” kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế
Theo ông Lê Quốc Anh, sau vỏn vẹn 5 tháng triển khai các dự án đầu tư tại Campuchia thì chưa thể đánh giá nhiều về hiệu quả đầu tư, nhưng chắc chắn, những kinh nghiệm qua cọ xát với môi trường cạnh tranh quốc tế là điều không phải doanh nghiệp viễn thông trong nước nào cũng có được.
Ông Anh cho biết, khi Viettel quyết định đầu tư vào Campuchia (dịch vụ thoại VoIP), thị trường này mới có một doanh nghiệp là AZ cung cấp. Nhưng đây lại là một liên doanh của Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia, nên họ được bảo hộ rất lớn, do đó Viettel gặp không ít khó khăn trong vấn đề kết nối.
Rồi ngay sau khi Viettel nhận giấy phép chính thức cung cấp dịch vụ, lập tức có tới 9 doanh nghiệp khác cũng được phép kinh doanh dịch vụ này. Thị trường đã chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh chỉ sau chưa đầy nửa năm...
Mảng dịch vụ di động cũng không kém phần khốc liệt, vì khi đó tại thị trường Campuchia có tới 3 nhà khai thác đang kinh doanh hiệu quả (nắm giữ 95% thị phần) và mới đây, đã có thêm một doanh nghiệp được cấp phép. Các doanh nghiệp viễn thông hiện hoạt động tại Campuchia chủ yếu là liên doanh với nước ngoài, nên có nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực để cạnh tranh.
Đứng trước những khó khăn đó, Viettel đã tập trung đầu tư vào hạ tầng, xây dựng một đường truyền dẫn riêng về Việt Nam để các dịch vụ khác sau này cùng sử dụng đường truyền, tạo sự liên kết trong một hạ tầng chung.
Bước đầu, bất lợi đã chuyển thành lợi thế, bởi các doanh nghiệp viễn thông khác ở Campuchia không có đường truyền riêng như vậy. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm thành công tại thị trường Việt Nam cũng được Viettel triệt để áp dụng tại thị trường Campuchia
Đó là tiết kiệm chi phí để có vốn đầu tư, phát huy vốn nội lực, thu hút đầu tư; áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những công nghệ hiện đại để triển khai nhanh, xây dựng hạ tầng rộng khắp, chiếm thị phần lớn nhằm “hoàn toàn làm chủ và có cái mặc cả với các công ty nước ngoài”...
Ông Lê Quốc Anh cho biết, thời gian tới, Viettel tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực di động và Internet ở thị trường Campuchia, đồng thời hoàn thành thủ tục đầu tư vào lĩnh vực di động ở Lào.
“Chúng tôi đã từng bước vào thị trường viễn thông với vỏn vẹn 2,3 tỷ đồng tiền vốn. Đổ tiền vào chỗ khó khăn mà doanh nghiệp sống được, chứng tỏ đó phải là một ‘cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng cao’. Do đó, chúng tôi không ngại bước vào những thị trường mới”, ông Lê Quốc Anh nói.