Khó “cản” lãi suất trội
Một số ngân hàng vừa triển khai chính sách mới, gián tiếp tạo lãi suất huy động VND cao hơn mốc thỏa thuận tối đa 11,2%/năm
Thị trường hiện vẫn có những chính sách khuyến mại tặng tiền, tặng vàng, thưởng lãi suất, gián tiếp đẩy lãi suất huy động thực tế lên cao.
Sau ba tháng chờ đợi, tuần này thị trường chính thức đón sự kiện các ngân hàng thương mại cùng hạ lãi suất huy động VND với mức cao nhất về 11%/năm, thay cho 11,2%/năm như thời gian qua.
Thế nhưng, nếu theo một số chương trình, sản phẩm huy động của một số thành viên đang triển khai, mốc 11%/năm khó có thể là “đỉnh” của thời gian tới.
Một công cụ năng động?
Khoảng một tháng trở lại đây, thị trường đón nhận loạt thông tin về các chương trình khuyến mại của các nhà băng. Hoạt động này có thể nói rầm rộ nhất từ trước tới nay. Khuyến mại là công cụ thường trực của các ngân hàng, nhằm hỗ trợ cho năng lực huy động vốn. Ở thời điểm này, sự rầm rộ đó được đặt trong tình thế lãi suất “không thể tăng” do rào cản thỏa thuận giữa các thành viên; công cụ đó trở nên năng động hơn.
Là bình thường khi đó là các chính sách tặng quà hiện vật, tham gia dự thưởng như thường thấy. Nhưng trong đó vẫn nổi bật ở những chính sách tặng vàng, thưởng thêm lãi suất, gián tiếp đẩy lãi suất huy động VND trên thực tế lên cao.
Ngày 8/10, Ngân hàng Thương mại Cổ phân Nam Á (Nam A Bank) có thông báo giới thiệu về kế hoạch phát hành kỳ phiếu mới để huy động vốn VND. Theo đó, từ nay đến hết ngày 25/11/2010, Nam A Bank phát hành 2.000 tỷ đồng kỳ phiếu ghi danh bằng tiền VND. Mệnh giá kỳ phiếu tối thiểu là 1 triệu đồng tương ứng với kỳ hạn 3, 6, 9 và 11 tháng với lãi suất 11,19%/năm. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu cấp thiết về tài chính, có thể vay cầm cố kỳ phiếu tại chi nhánh Nam A Bank theo quy định hiện hành.
Theo Nam A Bank, “mục đích của đợt phát hành lần này là tạo điều kiện thuận lợi và tiếp tục đem ích lợi đến cho khách hàng khi tham gia gửi tiền tại tất cả các điểm giao dịch của Nam A Bank trên toàn quốc. Bên cạnh đó còn nhằm đa dạng các sản phẩm huy động vốn, tăng tính hấp dẫn và kích thích tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư, góp phần tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế, trong đó ưu tiên tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho vay bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Điểm đáng chú ý là khách hàng mua kỳ phiếu VND mệnh giá từ 10 triệu đồng trở lên của ngân hàng này sẽ được thưởng thêm mức lãi suất lên đến 0,96%/năm.
Như vậy, lãi suất kỳ phiếu trên chỉ 11,19%/năm, thấp hơn mức lãi suất huy động VND cao nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại (theo biểu niêm yết) là 11,2%/năm. Và với lãi suất thưởng thêm nói trên, người mua kỳ phiếu của Nam A Bank có thể được lãi suất tới 12,15%/năm - vượt trội so với mặt bằng chung.
Mức lãi suất thưởng thêm 0,96%/năm nói trên của Nam A Bank là hiếm thấy trên thị trường, nhưng được áp riêng cho kỳ phiếu và mang tính ngắn hạn. Trước đây các mức thưởng thường thấy của những thành viên khác chỉ dao động từ 0,05% - 0,25%, hoặc mạnh tay cũng chỉ khoảng 0,5%/năm.
Bên cạnh chính sách thưởng lãi suất, ở thời điểm này vẫn có những trường hợp áp khuyến mại tặng vàng theo các gói sản phẩm huy động vừa mới xây dựng. Ví dụ, với những khoản tiền gửi bằng VND từ 5 tỷ đồng kỳ hạn 3 tháng cũng đã được thưởng ngay 1 chỉ vàng SJC (trị giá hơn 3,2 triệu đồng quy đổi); và mức thưởng tối đa lên đến 3 chỉ vàng theo số dư tiền gửi và kỳ hạn khác nhau…
Hay ở chính sách áp lãi suất trực tiếp, có trường hợp công bố áp riêng cho một sản phẩm mới ban hành với lãi suất cao hơn 0,15%/năm so với các sản phẩm tiết kiệm VND thông thường. Theo đó, lãi suất thực của sản phẩm huy động này lên tới 11,35%/năm.
Vẫn phải dè chừng?
Trong một văn bản gửi lãnh đạo các ngân hàng thương mại hồi cuối tháng 4/2010, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có đề nghị các thành viên đang áp dụng việc thưởng tiền và thưởng lãi suất chấm dứt ngay các hình thức này.
Theo VNBA, việc thưởng tiền, thưởng lãi suất thời gian qua “đã làm lãi suất huy động thực cao hơn mức lãi suất đã công bố, người gửi tiền vẫn tiếp tục kỳ vọng vào lãi suất tiền gửi còn cao, tạo tâm lý không thuận cho việc thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay mà Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo. Điều cần nói hơn là hành động “khuyến mãi” này vừa không đúng luật, vừa không công bằng, vừa là nhân tố gây mất ổn định thị trường tiền tệ”.
Và yêu cầu chấm dứt các hình thức nói trên được Hiệp hội giải thích là để có cơ sở tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đồng thời tạo sự minh bạch và sự công bằng giữa các thành viên tham gia thị trường.
Sau khuyến nghị của VNBA, nhiều thành viên đã có thông báo chấm dứt các hình thức trên, hoặc “âm thầm” rút các chính sách cộng thưởng đính kèm các bảng lãi suất công bố trước đó. Tuy nhiên, hiện vẫn có một số hình thức triển khai như đề cập ở trên và gián tiếp tạo lãi suất cao hơn mốc 11,2%/năm.
Về pháp lý, hiện không có bất kỳ một văn bản nào quy định các ngân hàng thương mại phải khống chế lãi suất huy động VND tối đa ở mức 11,2%/năm, hay kể từ ngày 15/10 tới đây là 11%/năm. Rào cản hiện nay chủ yếu là sự tôn trọng kết quả đồng thuận đạt được giữa các ngân hàng hội viên VNBA, nhưng hạn cuối của các thỏa thuận cũng không thấy đề cập rõ.
Nhưng, bên cạnh sự tôn trọng đồng thuận còn có một sự dè chừng. Điều này có từ sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 5/7 là điểm hẹn hạ lãi suất của các ngân hàng ở đợt điều chỉnh trước. Ngay sau đó, ngày 6/7, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 5065/NHNN-CSTT giám sát việc thực hiện; trong đó đề cập đến hướng áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để xử lý đối với các tổng giám đốc ngân hàng thương mại, giám đốc chi nhánh ngân hàng thương mại vi phạm nội dung đồng thuận về lãi suất. Ngay sau khi công văn ban hành, một số ngân hàng có hiện tượng chần chừ đã đồng loạt rút lãi suất về tối đa 11,2%/năm.
Hay trong tuần từ 6/8 - 12/8, có 3 thành viên là Ngân hàng Mê Kông, Ngân hàng Hàng Hải và Ngân hàng Nhà Hà Nội vẫn có lãi suất ở một số kỳ hạn cao hơn thỏa thuận (11,25% - 11,3%/năm). Ngay sau có báo cáo “điểm tên” của Ngân hàng Nhà nước, 3 thành viên này lập tức rút về 11,2%/năm.
Còn ở thời điểm này, lãi suất trội không thể hiện ở biểu niêm yết. Việc sử dụng các công cụ khuyến mại, cộng thưởng gián tiếp đó có thể là giải pháp khi ngân hàng gặp khó khăn (hoặc muốn đẩy mạnh hơn) trong huy động vốn, khi lãi suất trực tiếp bị không chế… Điều này một phần cho thấy định hướng tiếp tục hạ lãi suất ở một số thành viên trong thời gian tới là không đơn giản.
Thế nhưng, khi nhìn ở tình hình chung, tăng trưởng huy động của hệ thống từ đầu năm đến nay lại khá thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng huy động luôn đạt mức cao hơn cho vay, thay vì thấp hơn trong những năm trước. Báo cáo vừa công bố của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 16/9/2010, so với cuối năm trước, vốn huy động của hệ thống tăng 21,5%, trong khi tín dụng đối với nền kinh tế tăng 17,81%.
Sau ba tháng chờ đợi, tuần này thị trường chính thức đón sự kiện các ngân hàng thương mại cùng hạ lãi suất huy động VND với mức cao nhất về 11%/năm, thay cho 11,2%/năm như thời gian qua.
Thế nhưng, nếu theo một số chương trình, sản phẩm huy động của một số thành viên đang triển khai, mốc 11%/năm khó có thể là “đỉnh” của thời gian tới.
Một công cụ năng động?
Khoảng một tháng trở lại đây, thị trường đón nhận loạt thông tin về các chương trình khuyến mại của các nhà băng. Hoạt động này có thể nói rầm rộ nhất từ trước tới nay. Khuyến mại là công cụ thường trực của các ngân hàng, nhằm hỗ trợ cho năng lực huy động vốn. Ở thời điểm này, sự rầm rộ đó được đặt trong tình thế lãi suất “không thể tăng” do rào cản thỏa thuận giữa các thành viên; công cụ đó trở nên năng động hơn.
Là bình thường khi đó là các chính sách tặng quà hiện vật, tham gia dự thưởng như thường thấy. Nhưng trong đó vẫn nổi bật ở những chính sách tặng vàng, thưởng thêm lãi suất, gián tiếp đẩy lãi suất huy động VND trên thực tế lên cao.
Ngày 8/10, Ngân hàng Thương mại Cổ phân Nam Á (Nam A Bank) có thông báo giới thiệu về kế hoạch phát hành kỳ phiếu mới để huy động vốn VND. Theo đó, từ nay đến hết ngày 25/11/2010, Nam A Bank phát hành 2.000 tỷ đồng kỳ phiếu ghi danh bằng tiền VND. Mệnh giá kỳ phiếu tối thiểu là 1 triệu đồng tương ứng với kỳ hạn 3, 6, 9 và 11 tháng với lãi suất 11,19%/năm. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu cấp thiết về tài chính, có thể vay cầm cố kỳ phiếu tại chi nhánh Nam A Bank theo quy định hiện hành.
Theo Nam A Bank, “mục đích của đợt phát hành lần này là tạo điều kiện thuận lợi và tiếp tục đem ích lợi đến cho khách hàng khi tham gia gửi tiền tại tất cả các điểm giao dịch của Nam A Bank trên toàn quốc. Bên cạnh đó còn nhằm đa dạng các sản phẩm huy động vốn, tăng tính hấp dẫn và kích thích tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư, góp phần tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế, trong đó ưu tiên tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho vay bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Điểm đáng chú ý là khách hàng mua kỳ phiếu VND mệnh giá từ 10 triệu đồng trở lên của ngân hàng này sẽ được thưởng thêm mức lãi suất lên đến 0,96%/năm.
Như vậy, lãi suất kỳ phiếu trên chỉ 11,19%/năm, thấp hơn mức lãi suất huy động VND cao nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại (theo biểu niêm yết) là 11,2%/năm. Và với lãi suất thưởng thêm nói trên, người mua kỳ phiếu của Nam A Bank có thể được lãi suất tới 12,15%/năm - vượt trội so với mặt bằng chung.
Mức lãi suất thưởng thêm 0,96%/năm nói trên của Nam A Bank là hiếm thấy trên thị trường, nhưng được áp riêng cho kỳ phiếu và mang tính ngắn hạn. Trước đây các mức thưởng thường thấy của những thành viên khác chỉ dao động từ 0,05% - 0,25%, hoặc mạnh tay cũng chỉ khoảng 0,5%/năm.
Bên cạnh chính sách thưởng lãi suất, ở thời điểm này vẫn có những trường hợp áp khuyến mại tặng vàng theo các gói sản phẩm huy động vừa mới xây dựng. Ví dụ, với những khoản tiền gửi bằng VND từ 5 tỷ đồng kỳ hạn 3 tháng cũng đã được thưởng ngay 1 chỉ vàng SJC (trị giá hơn 3,2 triệu đồng quy đổi); và mức thưởng tối đa lên đến 3 chỉ vàng theo số dư tiền gửi và kỳ hạn khác nhau…
Hay ở chính sách áp lãi suất trực tiếp, có trường hợp công bố áp riêng cho một sản phẩm mới ban hành với lãi suất cao hơn 0,15%/năm so với các sản phẩm tiết kiệm VND thông thường. Theo đó, lãi suất thực của sản phẩm huy động này lên tới 11,35%/năm.
Vẫn phải dè chừng?
Trong một văn bản gửi lãnh đạo các ngân hàng thương mại hồi cuối tháng 4/2010, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có đề nghị các thành viên đang áp dụng việc thưởng tiền và thưởng lãi suất chấm dứt ngay các hình thức này.
Theo VNBA, việc thưởng tiền, thưởng lãi suất thời gian qua “đã làm lãi suất huy động thực cao hơn mức lãi suất đã công bố, người gửi tiền vẫn tiếp tục kỳ vọng vào lãi suất tiền gửi còn cao, tạo tâm lý không thuận cho việc thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay mà Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo. Điều cần nói hơn là hành động “khuyến mãi” này vừa không đúng luật, vừa không công bằng, vừa là nhân tố gây mất ổn định thị trường tiền tệ”.
Và yêu cầu chấm dứt các hình thức nói trên được Hiệp hội giải thích là để có cơ sở tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đồng thời tạo sự minh bạch và sự công bằng giữa các thành viên tham gia thị trường.
Sau khuyến nghị của VNBA, nhiều thành viên đã có thông báo chấm dứt các hình thức trên, hoặc “âm thầm” rút các chính sách cộng thưởng đính kèm các bảng lãi suất công bố trước đó. Tuy nhiên, hiện vẫn có một số hình thức triển khai như đề cập ở trên và gián tiếp tạo lãi suất cao hơn mốc 11,2%/năm.
Về pháp lý, hiện không có bất kỳ một văn bản nào quy định các ngân hàng thương mại phải khống chế lãi suất huy động VND tối đa ở mức 11,2%/năm, hay kể từ ngày 15/10 tới đây là 11%/năm. Rào cản hiện nay chủ yếu là sự tôn trọng kết quả đồng thuận đạt được giữa các ngân hàng hội viên VNBA, nhưng hạn cuối của các thỏa thuận cũng không thấy đề cập rõ.
Nhưng, bên cạnh sự tôn trọng đồng thuận còn có một sự dè chừng. Điều này có từ sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 5/7 là điểm hẹn hạ lãi suất của các ngân hàng ở đợt điều chỉnh trước. Ngay sau đó, ngày 6/7, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 5065/NHNN-CSTT giám sát việc thực hiện; trong đó đề cập đến hướng áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để xử lý đối với các tổng giám đốc ngân hàng thương mại, giám đốc chi nhánh ngân hàng thương mại vi phạm nội dung đồng thuận về lãi suất. Ngay sau khi công văn ban hành, một số ngân hàng có hiện tượng chần chừ đã đồng loạt rút lãi suất về tối đa 11,2%/năm.
Hay trong tuần từ 6/8 - 12/8, có 3 thành viên là Ngân hàng Mê Kông, Ngân hàng Hàng Hải và Ngân hàng Nhà Hà Nội vẫn có lãi suất ở một số kỳ hạn cao hơn thỏa thuận (11,25% - 11,3%/năm). Ngay sau có báo cáo “điểm tên” của Ngân hàng Nhà nước, 3 thành viên này lập tức rút về 11,2%/năm.
Còn ở thời điểm này, lãi suất trội không thể hiện ở biểu niêm yết. Việc sử dụng các công cụ khuyến mại, cộng thưởng gián tiếp đó có thể là giải pháp khi ngân hàng gặp khó khăn (hoặc muốn đẩy mạnh hơn) trong huy động vốn, khi lãi suất trực tiếp bị không chế… Điều này một phần cho thấy định hướng tiếp tục hạ lãi suất ở một số thành viên trong thời gian tới là không đơn giản.
Thế nhưng, khi nhìn ở tình hình chung, tăng trưởng huy động của hệ thống từ đầu năm đến nay lại khá thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng huy động luôn đạt mức cao hơn cho vay, thay vì thấp hơn trong những năm trước. Báo cáo vừa công bố của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 16/9/2010, so với cuối năm trước, vốn huy động của hệ thống tăng 21,5%, trong khi tín dụng đối với nền kinh tế tăng 17,81%.