Khó cho bảo hiểm hàng không
Ngành bảo hiểm hàng không thế giới cũng như Việt Nam đang phải đối mặt một số thách thức rất khó giải quyết
Ngành bảo hiểm hàng không thế giới cũng như Việt Nam đang phải đối mặt một số thách thức rất khó giải quyết.
Ngành hàng không trên thế giới trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 vẫn tiếp tục có lãi do nhu cầu đi lại tăng trưởng mạnh đã làm gia tăng các đơn đặt hàng của các hãng hàng không. Hai hãng sản xuất máy bay hành khách lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus mặc dù cạnh tranh nhau ngày càng quyết liệt, không khoan nhượng nhưng chỉ cần thực hiện các đơn đặt hàng mà mỗi hãng đã ký được hiện nay thì phải đến năm 2020 mới sản xuất đủ máy bay cho các chủ hãng hàng không.
Tương tự như các hãng hàng không thế giới, năm 2006 là năm thứ năm liên tiếp ngành bảo hiểm hàng không thế giới tiếp tục có lợi nhuận, với tổng phí bảo hiểm đạt ước 1,78 tỷ USD (giảm 10% -17% so với 2005), trong khi đó tổn thất cả năm là 1,26 tỷ USD.
Nếu không tính đến sự kiện ngày 11/9/2001 và các vụ tổn thất lớn xảy ra trong năm này làm các nhà bảo hiểm hàng không phải bồi thường ước 5,799 tỷ USD, thì số tiền tổn thất trung bình trong 6 năm qua (2001- 2006) chỉ là 810 triệu USD mỗi năm.
Trong thời gian gần đây, chúng ta thấy rộ lên phong trào đi bằng hàng không giá rẻ, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á. Có một thực tế khách quan là “tiền nào của ấy” về mặt phục vụ khách hàng như: không có số ghế quy định, không có điểm tâm trên chuyến bay, các chi phí khác ngoài vé tương đối cao,... đã đành, nhưng một thực tại đang hiển hiện trước mắt là vấn đề về độ an toàn hàng không của những máy bay này như: tuổi của những máy bay, trình độ người lái, việc kiểm tra an toàn máy bay có đúng tiêu chuẩn của Hiệp hội Các nhà bảo hiểm hàng không quốc tế (ICAO) không, chế độ bảo hiểm cho hành khách...
Mặc dù vậy, các năm 2005, 2006 các hãng hàng không giá rẻ làm ăn phát đạt chưa từng thấy, cứ 10 hãng tăng năng lực vận chuyển thì có 4 là hàng không giá rẻ!
Việc đi lại bằng đường hàng không sẽ gia tăng mạnh mẽ trong vòng 2 thập kỷ tới, ngay ở các nước phát triển, số lượng chuyến bay được dự báo sẽ gia tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Đó là chưa kể đến sự bùng nổ của ngành hàng không tại các nước đang phát triển ở châu Á, Nam và Trung Mỹ, Trung Đông. Điều này, về mặt lý thuyết, sẽ làm gia tăng nguy cơ đâm va trên không hay tai nạn hàng không trong tương lai.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến việc thử nghiệm thành công của chiếc máy bay hành khách khổng lồ Airbus A380 (tiếp theo đó là Boeing 787) nó có thể chở được tối đa 840 người - điều này có nghĩa là nếu nó được sử dụng trong tương lai gần và điều đó là chắc chắn, thì phải chăng số lượng thảm họa khủng khiếp sẽ gia tăng?
Các nhà bảo hiểm hàng không thế giới đã tính toán rằng giới hạn bồi thường tối đa mà một hãng hàng không cần phải mua sẽ tăng thêm ít nhất từ 2-3 tỷ USD cho mỗi sự cố khi máy bay này được đưa vào sử dụng. Điều đó có nghĩa là để mua và duy trì sự hoạt động của các máy bay siêu hạng này thì chỉ có những hãng hàng không cực lớn và sẽ có sự thu hẹp sự hoạt động của các hãng hàng không nhỏ trong tương lai?
Đó là chưa kể đến trách nhiệm phát sinh thường xuyên của các hãng hàng không như việc chậm hoặc hoãn chuyến bay thì việc phải lo chỗ ăn, ngủ cho 550 - 840 khách sẽ khác và phức tạp hơn nhiều so với lo cho 200 - 300 khách của mỗi chuyến Airbus hay Boeing hiện nay...
Nếu trong những năm trước đây chúng ta thường nghe về việc bồi thường trách nhiệm pháp lý của chủ hãng đối với hành khách bay trên những đường bay quốc tế chỉ là 20.000 USD, sau lên khoảng 150.000 USD, thì hiện nay các con số này là cao hơn nhiều, đặc biệt là đối với các công dân châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Các nhà bảo hiểm hàng không quốc tế, từ năm 1985 đến 2002, số tiền bồi thường trung bình cho một công dân Bắc Mỹ đã tăng lên gần gấp 3 lần, từ 1,1 triệu USD lên đến 2,9 triệu USD, còn ở châu Âu số tiền bồi thường tuyệt đối đã tăng 7 lần từ mức trung bình 170.000 USD đã lên 1,1 triệu USD.
Vậy thì các nhà bảo hiểm hàng không và các hãng hàng không sẽ giải quyết thế nào khi xảy ra các tổn thất khi trên máy bay đa phần là các công dân của hai khu vực trên?
Nếu chúng ta biết rằng một vụ tai nạn của Hãng Swiss Airs cách đây không lâu đã làm cho các nhà bảo hiểm hàng không và Hãng Swiss Airs phải đền bù trên 600 triệu USD, thì sắp tới đây sẽ như thế nào? Đặc biệt là khi mức sống của các khu vực khác ngoài châu Âu, Bắc Mỹ cũng đang được nâng lên từng ngày.
Ngành hàng không trên thế giới trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 vẫn tiếp tục có lãi do nhu cầu đi lại tăng trưởng mạnh đã làm gia tăng các đơn đặt hàng của các hãng hàng không. Hai hãng sản xuất máy bay hành khách lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus mặc dù cạnh tranh nhau ngày càng quyết liệt, không khoan nhượng nhưng chỉ cần thực hiện các đơn đặt hàng mà mỗi hãng đã ký được hiện nay thì phải đến năm 2020 mới sản xuất đủ máy bay cho các chủ hãng hàng không.
Tương tự như các hãng hàng không thế giới, năm 2006 là năm thứ năm liên tiếp ngành bảo hiểm hàng không thế giới tiếp tục có lợi nhuận, với tổng phí bảo hiểm đạt ước 1,78 tỷ USD (giảm 10% -17% so với 2005), trong khi đó tổn thất cả năm là 1,26 tỷ USD.
Nếu không tính đến sự kiện ngày 11/9/2001 và các vụ tổn thất lớn xảy ra trong năm này làm các nhà bảo hiểm hàng không phải bồi thường ước 5,799 tỷ USD, thì số tiền tổn thất trung bình trong 6 năm qua (2001- 2006) chỉ là 810 triệu USD mỗi năm.
Trong thời gian gần đây, chúng ta thấy rộ lên phong trào đi bằng hàng không giá rẻ, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á. Có một thực tế khách quan là “tiền nào của ấy” về mặt phục vụ khách hàng như: không có số ghế quy định, không có điểm tâm trên chuyến bay, các chi phí khác ngoài vé tương đối cao,... đã đành, nhưng một thực tại đang hiển hiện trước mắt là vấn đề về độ an toàn hàng không của những máy bay này như: tuổi của những máy bay, trình độ người lái, việc kiểm tra an toàn máy bay có đúng tiêu chuẩn của Hiệp hội Các nhà bảo hiểm hàng không quốc tế (ICAO) không, chế độ bảo hiểm cho hành khách...
Mặc dù vậy, các năm 2005, 2006 các hãng hàng không giá rẻ làm ăn phát đạt chưa từng thấy, cứ 10 hãng tăng năng lực vận chuyển thì có 4 là hàng không giá rẻ!
Việc đi lại bằng đường hàng không sẽ gia tăng mạnh mẽ trong vòng 2 thập kỷ tới, ngay ở các nước phát triển, số lượng chuyến bay được dự báo sẽ gia tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Đó là chưa kể đến sự bùng nổ của ngành hàng không tại các nước đang phát triển ở châu Á, Nam và Trung Mỹ, Trung Đông. Điều này, về mặt lý thuyết, sẽ làm gia tăng nguy cơ đâm va trên không hay tai nạn hàng không trong tương lai.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến việc thử nghiệm thành công của chiếc máy bay hành khách khổng lồ Airbus A380 (tiếp theo đó là Boeing 787) nó có thể chở được tối đa 840 người - điều này có nghĩa là nếu nó được sử dụng trong tương lai gần và điều đó là chắc chắn, thì phải chăng số lượng thảm họa khủng khiếp sẽ gia tăng?
Các nhà bảo hiểm hàng không thế giới đã tính toán rằng giới hạn bồi thường tối đa mà một hãng hàng không cần phải mua sẽ tăng thêm ít nhất từ 2-3 tỷ USD cho mỗi sự cố khi máy bay này được đưa vào sử dụng. Điều đó có nghĩa là để mua và duy trì sự hoạt động của các máy bay siêu hạng này thì chỉ có những hãng hàng không cực lớn và sẽ có sự thu hẹp sự hoạt động của các hãng hàng không nhỏ trong tương lai?
Đó là chưa kể đến trách nhiệm phát sinh thường xuyên của các hãng hàng không như việc chậm hoặc hoãn chuyến bay thì việc phải lo chỗ ăn, ngủ cho 550 - 840 khách sẽ khác và phức tạp hơn nhiều so với lo cho 200 - 300 khách của mỗi chuyến Airbus hay Boeing hiện nay...
Nếu trong những năm trước đây chúng ta thường nghe về việc bồi thường trách nhiệm pháp lý của chủ hãng đối với hành khách bay trên những đường bay quốc tế chỉ là 20.000 USD, sau lên khoảng 150.000 USD, thì hiện nay các con số này là cao hơn nhiều, đặc biệt là đối với các công dân châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Các nhà bảo hiểm hàng không quốc tế, từ năm 1985 đến 2002, số tiền bồi thường trung bình cho một công dân Bắc Mỹ đã tăng lên gần gấp 3 lần, từ 1,1 triệu USD lên đến 2,9 triệu USD, còn ở châu Âu số tiền bồi thường tuyệt đối đã tăng 7 lần từ mức trung bình 170.000 USD đã lên 1,1 triệu USD.
Vậy thì các nhà bảo hiểm hàng không và các hãng hàng không sẽ giải quyết thế nào khi xảy ra các tổn thất khi trên máy bay đa phần là các công dân của hai khu vực trên?
Nếu chúng ta biết rằng một vụ tai nạn của Hãng Swiss Airs cách đây không lâu đã làm cho các nhà bảo hiểm hàng không và Hãng Swiss Airs phải đền bù trên 600 triệu USD, thì sắp tới đây sẽ như thế nào? Đặc biệt là khi mức sống của các khu vực khác ngoài châu Âu, Bắc Mỹ cũng đang được nâng lên từng ngày.