Khó tính giá trị thực cổ phiếu
Giá trị thực của cổ phiếu là khái niệm nặng về lý thuyết và cho đến nay vẫn chưa được thống nhất trong việc lượng hóa nó
Gần đây khi thị trường suy giảm, giá nhiều cổ phiếu giảm xuống mức thấp, nhiều ý kiến đã lấy giá trị sổ sách (BV - Book Value) của doanh nghiệp làm con số so sánh với thị giá cổ phiếu.
Thực ra quan điểm này cũng có từ khá lâu, nhất là từ giới chủ công ty cổ phần (kể cả một số là đại gia ngân hàng), nhưng vào lúc này có vẻ nó được dùng nhiều hơn, hầu mong có thêm nhiều người ủng hộ để “đừng bán cổ phiếu nữa, hãy mua vào đi”. Vậy, nên hiểu thế nào về giá trị thực của cổ phiếu?
Trong tình hình vĩ mô không có nhiều thuận lợi và chưa có dấu hiệu cải thiện như hiện nay, doanh nghiệp gặp khó khăn thì thị trường chứng khoán suy giảm là lẽ đương nhiên và tiếp tục là nỗi lo ngại của những người cầm cổ phiếu. Song cho đến giờ, cũng có nhiều cổ phiếu đã giảm giá đến mức thật sự rẻ.
Tuy nhiên, quan điểm “rẻ” của một số chuyên gia chủ yếu vẫn dựa vào các nhóm chỉ số về sinh lợi, ví dụ như EPS - P/E, hay cổ tức (yield), chứ không dùng BV - P/B. Đâu đó lý thuyết có thể nói dùng BV - P/B sẽ khắc phục được một số nhược điểm của EPS - P/E, nhưng người viết không tin khi áp vào thực tế nước ta, chủ yếu do việc hạch toán sổ sách không sát thực tế và không minh bạch được như ở nước ngoài.
Giá trị thực của cổ phiếu là khái niệm nặng về lý thuyết và cho đến nay vẫn chưa được thống nhất trong việc lượng hóa nó.
Các phương pháp định giá theo dòng tiền thường đưa ra các kết quả khác xa nhau. Có lẽ khái niệm này nổi tiếng với phương châm đầu tư của Warren Butffett (mua khi giá cổ phiếu đang thấp hơn 20% so với giá trị thực), nhưng ngay cả trong những bài viết về nhà đầu tư tài ba này, người ta cũng phải thừa nhận, làm sao để phát hiện được giá trị thực của một công ty là bí quyết của ông.
Tại Việt Nam hiện nay, khi tính BV, hầu hết công ty chứng khoán chỉ lấy vốn chủ sở hữu (tổng tài sản - tổng nợ) chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Cách này dẫn đến kết quả hầu hết BV >10 (trừ những công ty thua lỗ âm vào vốn).
Đối với HOSE, trước khi họ lấy số chia nói trên, họ sẽ trừ thêm cả phần tài sản cố định vô hình (theo định nghĩa của investopedia chẳng hạn), như vậy thì nhiều công ty niêm yết sẽ có BV <10.
Việc tính BV theo cách nào không quan trọng bởi các số liệu trên bảng cân đối kế toán chả mấy khi tính sát theo giá thị trường. Giá trị tài sản không theo giá thị trường, nợ không định giá lại theo thị trường, hàng tồn chưa chắc trích dự phòng theo tình hình thị trường..., những cái đó không thể khiến BV sát với thị trường.
Cũng có người coi BV giống như NAV của quỹ đầu tư, nhưng như vừa mới nêu, BV không sát theo thị trường thì làm sao giống số kia, vốn ở Việt Nam được cập nhật hàng tuần (ở nước ngoài họ còn tính hàng ngày). Đã không sát thị trường thì làm sao dám lấy đó dự báo cho tương lai để định giá cổ phiếu?
Thực ra quan điểm này cũng có từ khá lâu, nhất là từ giới chủ công ty cổ phần (kể cả một số là đại gia ngân hàng), nhưng vào lúc này có vẻ nó được dùng nhiều hơn, hầu mong có thêm nhiều người ủng hộ để “đừng bán cổ phiếu nữa, hãy mua vào đi”. Vậy, nên hiểu thế nào về giá trị thực của cổ phiếu?
Trong tình hình vĩ mô không có nhiều thuận lợi và chưa có dấu hiệu cải thiện như hiện nay, doanh nghiệp gặp khó khăn thì thị trường chứng khoán suy giảm là lẽ đương nhiên và tiếp tục là nỗi lo ngại của những người cầm cổ phiếu. Song cho đến giờ, cũng có nhiều cổ phiếu đã giảm giá đến mức thật sự rẻ.
Tuy nhiên, quan điểm “rẻ” của một số chuyên gia chủ yếu vẫn dựa vào các nhóm chỉ số về sinh lợi, ví dụ như EPS - P/E, hay cổ tức (yield), chứ không dùng BV - P/B. Đâu đó lý thuyết có thể nói dùng BV - P/B sẽ khắc phục được một số nhược điểm của EPS - P/E, nhưng người viết không tin khi áp vào thực tế nước ta, chủ yếu do việc hạch toán sổ sách không sát thực tế và không minh bạch được như ở nước ngoài.
Giá trị thực của cổ phiếu là khái niệm nặng về lý thuyết và cho đến nay vẫn chưa được thống nhất trong việc lượng hóa nó.
Các phương pháp định giá theo dòng tiền thường đưa ra các kết quả khác xa nhau. Có lẽ khái niệm này nổi tiếng với phương châm đầu tư của Warren Butffett (mua khi giá cổ phiếu đang thấp hơn 20% so với giá trị thực), nhưng ngay cả trong những bài viết về nhà đầu tư tài ba này, người ta cũng phải thừa nhận, làm sao để phát hiện được giá trị thực của một công ty là bí quyết của ông.
Tại Việt Nam hiện nay, khi tính BV, hầu hết công ty chứng khoán chỉ lấy vốn chủ sở hữu (tổng tài sản - tổng nợ) chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Cách này dẫn đến kết quả hầu hết BV >10 (trừ những công ty thua lỗ âm vào vốn).
Đối với HOSE, trước khi họ lấy số chia nói trên, họ sẽ trừ thêm cả phần tài sản cố định vô hình (theo định nghĩa của investopedia chẳng hạn), như vậy thì nhiều công ty niêm yết sẽ có BV <10.
Việc tính BV theo cách nào không quan trọng bởi các số liệu trên bảng cân đối kế toán chả mấy khi tính sát theo giá thị trường. Giá trị tài sản không theo giá thị trường, nợ không định giá lại theo thị trường, hàng tồn chưa chắc trích dự phòng theo tình hình thị trường..., những cái đó không thể khiến BV sát với thị trường.
Cũng có người coi BV giống như NAV của quỹ đầu tư, nhưng như vừa mới nêu, BV không sát theo thị trường thì làm sao giống số kia, vốn ở Việt Nam được cập nhật hàng tuần (ở nước ngoài họ còn tính hàng ngày). Đã không sát thị trường thì làm sao dám lấy đó dự báo cho tương lai để định giá cổ phiếu?