Khổ vì siết chặt tín dụng
Phân tích những tác động từ việc thắt chặt tín dụng đến ngân hàng, doanh nghiệp và việc kinh doanh tiền gửi của người dân
Mới đây, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) gửi “hiệu triệu” tới các ngân hàng thương mại yêu cầu thắt chặt tín dụng nhằm chống lạm phát khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng qua lên mức 9,45% so với tháng 12/2006.
Nhưng ngân hàng và doanh nghiệp sẽ xoay xở thế nào khi ngân hàng vừa hạn chế huy động, vừa giảm cho vay?
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA e ngại: “Tốc độ tăng tín dụng trong năm 2007 đạt ở mức cao, điều đó phần nào ảnh hưởng tới kết quả kìm chế lạm phát”.
Theo bà Hương, có hai vấn đề nổi lên trong kinh doanh tiền tệ thời gian qua là tình trạng tăng trưởng nóng huy động tín dụng cùng với hiện tượng trung tuần tháng 11/2007, một số ngân hàng thương mại “xé rào” lãi suất đã thỏa thuận giữa các thành viên trong thông báo số 85/HHNH ngày 11/4/2006 về thống nhất mức lãi suất huy động và cho vay của VNBA.
Giảm tín dụng và thắt chặt cho vay
Bà Hương nêu ra con số so sánh với cùng kỳ như sau: tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại tăng khoảng 36,5%; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước tăng khoảng 34%, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM cho thấy: tổng nguồn vốn huy động cả năm ước tăng 55%, tổng dư nợ cả năm 2007 ước tăng 51% so với năm 2006. Còn tại Hà Nội, tình hình trên cũng tương tự: tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động ước tăng 36,12% và tổng dư nợ đến ước tăng 38,5% so với năm 2006.
Mặc dù hiện tại lãi suất có vẻ ổn định hơn nhưng trung tuần tháng 11 vừa qua, không ít ngân hàng thương mại đã nâng lãi suất huy động do khó khăn trong thanh khoản tạm thời. Cùng với đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên tới 15%/năm. VNBA lo ngại trong bối cảnh lạm phát gay gắt, nếu tình trạng này tái diễn, thị trường tiền tệ sẽ bất ổn kéo dài.
Bởi vậy, VNBA khuyến cáo các ngân hàng thương mại cần nâng cao chất lượng thẩm định, rà soát các dự án xin đầu tư cũng như nhu cầu vay vốn thuộc mọi thành phần kinh tế để quyết định cho vay khi thực sự có hiệu quả. Mặt khác, kiên quyết tránh nới lỏng các điều kiện vay vốn để cạnh tranh thị phần làm cho tín dụng tăng trưởng quá nóng.
Đối với những hợp đồng tín dụng đã đến hạn hoặc quá hạn, phải có giải pháp thu hồi nợ ngay để góp phần giảm dư nợ tín dụng, giảm áp lực cho lạm phát trong tháng 12 và quý I/2008. Cùng với đó, không cho vay đầu cơ nhà đất bất động sản.
Hai là, nhằm tránh tình trạng lúc thừa vốn khả dụng, lúc thiếu khả năng thanh toán, ngân hàng thương mại cần chủ động có kế hoạch thích hợp trong huy động vốn, cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; không nên tập trung quá nhiều vốn cho đầu tư tín dụng, dẫn đến mất khả năng thanh khoản tạm thời.
Ba là, các ngân hàng không nên điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi, không gián tiếp làm nóng thị trường, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đối mặt với khó khăn
Trong bối cảnh gia tăng lạm phát gay gắt như hiện nay, sự kêu gọi của VNBA là hoàn toàn phù hợp. Nhưng tại sao cứ vào dịp cuối năm đang là mùa làm ăn của ngân hàng, doanh nghiệp và người dân, nhu cầu tiền mặt lớn nhất so với các thời điểm trong năm, lại phải thắt chặt tín dụng, lại không chỉ là vấn đề của VNBA mà là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành trong việc giải quyết hài hòa hàng loạt vấn đề về chính sách tài khóa, tiền tệ cũng như cân đối cung cầu hàng hóa.
Theo giám đốc một ngân hàng cổ phần, chống lạm phát mà chỉ coi biện pháp tiền tệ như một thứ công cụ đơn độc thì sẽ kéo theo hậu quả khó lường cho cả nền kinh tế và đối tượng phải chịu hậu quả chính là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và kinh doanh tiền gửi của người dân. Ông này nói: “Lâu nay, khi chống lạm phát, những nhà quản lý vĩ mô vẫn chỉ chú trọng đến công cụ tiền tệ mà xem nhẹ các chính sách về tài khóa, cân đối cung cầu hàng hóa”.
Trên thực tế, khi thực hiện chính sách thắt chặt sẽ làm cho dòng tiền chảy vào ngân hàng bị thu hẹp và tất nhiên, hoạt động cho vay cũng bị hạn chế. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng được hình thành từ nhiều kênh khác nhau nhưng kênh lớn nhất là huy động. Đã huy động thì phải trả lãi suất và quy mô dòng vốn luôn được điều tiết bởi “van” lãi suất.
Mặc nhiên, khi lãi suất không phản ánh đúng quy luật cung cầu thị trường vốn và chịu ảnh hưởng bởi những can thiệp chủ quan, lập tức dòng vốn sẽ bị ảnh xấu tới quy mô.
Điều này càng trở nên gay gắt hơn khi khoảng thời gian cuối năm là thời điểm sôi động của thị trường tín dụng: khách hàng cần rút tiền để thanh khoản các khoản nợ và chi dùng. Thêm vào đó cuối năm nay, nhiều doanh nghiệp chuẩn bị IPO, nhu cầu tiền mặt rất lớn và thực tế trên đã đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn về vốn khả dụng.
Đối với các ngân hàng quốc doanh có nguồn vốn dồi dào, thiếu vốn đã có “bà mẹ” Nhà nước đỡ đầu, còn khối cổ phần, nhất cử nhất động chỉ có thể “mua” tiền qua lãi suất từ các kênh huy động và khi thiếu vốn, họ sẽ xoay xở ra sao?
Đối tượng thứ hai bị tác động lớn là những doanh nghiệp vay vốn. Theo một thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong cơ cấu cho vay trong các ngân hàng thương mại thì cho vay đầu tư khu vực doanh nghiệp chiếm tới 70%. Khi dòng vốn từ ngân hàng ngày càng nhỏ lại, các ngân hàng muốn có lãi, phải nâng lãi suất cho vay. doanh nghiệp cần vốn kinh doanh buộc phải chấp nhận mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra.
Điều này làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp tăng thêm, giá thành sản xuất và giá bán cao, sản phẩm không những kém cạnh tranh mà còn tác động giảm tới sức mua của đồng tiền. Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng nói: “Một khi lãi suất tăng sẽ làm cho chi phí vốn doanh nghiệp cao và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ”.
Chưa hết, trong bối cảnh lạm phát cao hơn lãi suất hay còn gọi là lãi suất thực âm thì người gửi tiền bị “thiệt đơn, thiệt kép”. Một cán bộ Ban nguồn vốn của Ngân hàng BIDV nói: “Để duy trì nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát nên thấp hơn lãi suất để người dân được lợi khi thu lãi suất thực dương. Nhưng có làm được điều đó không lại hoàn toàn do thị trường quyết định. Nếu lãi suất thực âm, người dân sẽ không muốn gửi tiền và sẽ ảnh hưởng tới nguồn vốn kinh doanh ngân hàng”.
Nhưng ngân hàng và doanh nghiệp sẽ xoay xở thế nào khi ngân hàng vừa hạn chế huy động, vừa giảm cho vay?
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA e ngại: “Tốc độ tăng tín dụng trong năm 2007 đạt ở mức cao, điều đó phần nào ảnh hưởng tới kết quả kìm chế lạm phát”.
Theo bà Hương, có hai vấn đề nổi lên trong kinh doanh tiền tệ thời gian qua là tình trạng tăng trưởng nóng huy động tín dụng cùng với hiện tượng trung tuần tháng 11/2007, một số ngân hàng thương mại “xé rào” lãi suất đã thỏa thuận giữa các thành viên trong thông báo số 85/HHNH ngày 11/4/2006 về thống nhất mức lãi suất huy động và cho vay của VNBA.
Giảm tín dụng và thắt chặt cho vay
Bà Hương nêu ra con số so sánh với cùng kỳ như sau: tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại tăng khoảng 36,5%; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước tăng khoảng 34%, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM cho thấy: tổng nguồn vốn huy động cả năm ước tăng 55%, tổng dư nợ cả năm 2007 ước tăng 51% so với năm 2006. Còn tại Hà Nội, tình hình trên cũng tương tự: tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động ước tăng 36,12% và tổng dư nợ đến ước tăng 38,5% so với năm 2006.
Mặc dù hiện tại lãi suất có vẻ ổn định hơn nhưng trung tuần tháng 11 vừa qua, không ít ngân hàng thương mại đã nâng lãi suất huy động do khó khăn trong thanh khoản tạm thời. Cùng với đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên tới 15%/năm. VNBA lo ngại trong bối cảnh lạm phát gay gắt, nếu tình trạng này tái diễn, thị trường tiền tệ sẽ bất ổn kéo dài.
Bởi vậy, VNBA khuyến cáo các ngân hàng thương mại cần nâng cao chất lượng thẩm định, rà soát các dự án xin đầu tư cũng như nhu cầu vay vốn thuộc mọi thành phần kinh tế để quyết định cho vay khi thực sự có hiệu quả. Mặt khác, kiên quyết tránh nới lỏng các điều kiện vay vốn để cạnh tranh thị phần làm cho tín dụng tăng trưởng quá nóng.
Đối với những hợp đồng tín dụng đã đến hạn hoặc quá hạn, phải có giải pháp thu hồi nợ ngay để góp phần giảm dư nợ tín dụng, giảm áp lực cho lạm phát trong tháng 12 và quý I/2008. Cùng với đó, không cho vay đầu cơ nhà đất bất động sản.
Hai là, nhằm tránh tình trạng lúc thừa vốn khả dụng, lúc thiếu khả năng thanh toán, ngân hàng thương mại cần chủ động có kế hoạch thích hợp trong huy động vốn, cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; không nên tập trung quá nhiều vốn cho đầu tư tín dụng, dẫn đến mất khả năng thanh khoản tạm thời.
Ba là, các ngân hàng không nên điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi, không gián tiếp làm nóng thị trường, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đối mặt với khó khăn
Trong bối cảnh gia tăng lạm phát gay gắt như hiện nay, sự kêu gọi của VNBA là hoàn toàn phù hợp. Nhưng tại sao cứ vào dịp cuối năm đang là mùa làm ăn của ngân hàng, doanh nghiệp và người dân, nhu cầu tiền mặt lớn nhất so với các thời điểm trong năm, lại phải thắt chặt tín dụng, lại không chỉ là vấn đề của VNBA mà là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành trong việc giải quyết hài hòa hàng loạt vấn đề về chính sách tài khóa, tiền tệ cũng như cân đối cung cầu hàng hóa.
Theo giám đốc một ngân hàng cổ phần, chống lạm phát mà chỉ coi biện pháp tiền tệ như một thứ công cụ đơn độc thì sẽ kéo theo hậu quả khó lường cho cả nền kinh tế và đối tượng phải chịu hậu quả chính là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và kinh doanh tiền gửi của người dân. Ông này nói: “Lâu nay, khi chống lạm phát, những nhà quản lý vĩ mô vẫn chỉ chú trọng đến công cụ tiền tệ mà xem nhẹ các chính sách về tài khóa, cân đối cung cầu hàng hóa”.
Trên thực tế, khi thực hiện chính sách thắt chặt sẽ làm cho dòng tiền chảy vào ngân hàng bị thu hẹp và tất nhiên, hoạt động cho vay cũng bị hạn chế. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng được hình thành từ nhiều kênh khác nhau nhưng kênh lớn nhất là huy động. Đã huy động thì phải trả lãi suất và quy mô dòng vốn luôn được điều tiết bởi “van” lãi suất.
Mặc nhiên, khi lãi suất không phản ánh đúng quy luật cung cầu thị trường vốn và chịu ảnh hưởng bởi những can thiệp chủ quan, lập tức dòng vốn sẽ bị ảnh xấu tới quy mô.
Điều này càng trở nên gay gắt hơn khi khoảng thời gian cuối năm là thời điểm sôi động của thị trường tín dụng: khách hàng cần rút tiền để thanh khoản các khoản nợ và chi dùng. Thêm vào đó cuối năm nay, nhiều doanh nghiệp chuẩn bị IPO, nhu cầu tiền mặt rất lớn và thực tế trên đã đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn về vốn khả dụng.
Đối với các ngân hàng quốc doanh có nguồn vốn dồi dào, thiếu vốn đã có “bà mẹ” Nhà nước đỡ đầu, còn khối cổ phần, nhất cử nhất động chỉ có thể “mua” tiền qua lãi suất từ các kênh huy động và khi thiếu vốn, họ sẽ xoay xở ra sao?
Đối tượng thứ hai bị tác động lớn là những doanh nghiệp vay vốn. Theo một thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong cơ cấu cho vay trong các ngân hàng thương mại thì cho vay đầu tư khu vực doanh nghiệp chiếm tới 70%. Khi dòng vốn từ ngân hàng ngày càng nhỏ lại, các ngân hàng muốn có lãi, phải nâng lãi suất cho vay. doanh nghiệp cần vốn kinh doanh buộc phải chấp nhận mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra.
Điều này làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp tăng thêm, giá thành sản xuất và giá bán cao, sản phẩm không những kém cạnh tranh mà còn tác động giảm tới sức mua của đồng tiền. Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng nói: “Một khi lãi suất tăng sẽ làm cho chi phí vốn doanh nghiệp cao và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ”.
Chưa hết, trong bối cảnh lạm phát cao hơn lãi suất hay còn gọi là lãi suất thực âm thì người gửi tiền bị “thiệt đơn, thiệt kép”. Một cán bộ Ban nguồn vốn của Ngân hàng BIDV nói: “Để duy trì nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát nên thấp hơn lãi suất để người dân được lợi khi thu lãi suất thực dương. Nhưng có làm được điều đó không lại hoàn toàn do thị trường quyết định. Nếu lãi suất thực âm, người dân sẽ không muốn gửi tiền và sẽ ảnh hưởng tới nguồn vốn kinh doanh ngân hàng”.