Khó xử với doanh nghiệp trùng tên
Hà Nội mở rộng có khoảng trên 600 doanh nghiệp bị trùng tên đang đồng thời hoạt động
Sau khi hợp nhất Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vào tháng 11/2008, Hà Nội mở rộng có khoảng trên 600 doanh nghiệp bị trùng tên đang đồng thời hoạt động.
Theo quy định hiện hành, trong một thành phố không được phép có hai doanh nghiệp trùng tên cùng hoạt động.
Trong tháng 12/2008, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải xử lý việc trùng tên doanh nghiệp của Hà Nội. Bộ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc đổi dấu, mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phương án miễn thu lệ phí đổi dấu, đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, xử lý đăng ký trùng tên.
Tuy nhiên, đã 3 tháng trôi qua, việc xử lý này vẫn giậm chân tại chỗ khi chưa thể tìm ra “lối thoát”, vì pháp luật chưa có quy định về xử lý việc trùng tên do điều chỉnh địa giới hành chính.
Nguy cơ tiềm ẩn
Từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, điều mà họ trông đợi nhất trong các phương án giải quyết ổn thoả cho vấn đề trùng tên này là các doanh nghiệp tự thoả thuận và tự nguyện đổi tên.
Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Tiến Học cho biết việc xử lý 600 doanh nghiệp trùng tên là khá phức tạp, bởi không thể dùng chế tài để ép các doanh nghiệp đổi tên mà phải do họ tự nguyện.
Đây không phải là lỗi của doanh nghiệp, mà là hiện tượng bất khả kháng do quá trình hợp nhất các địa phương.
Luật Doanh nghiệp chỉ quy định cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn trong một tỉnh, thành phố. Pháp luật chưa có quy định về xử lý việc trùng tên do điều chỉnh địa giới hành chính.
Hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư đặt ra 2 phương án. Một là, các doanh nghiệp bị trùng tên tự thỏa thuận với nhau về chuyện đổi tên. Hai là, nếu không thỏa thuận được, chính quyền sẽ xử lý. Song tới nay vẫn chưa có giải pháp nào tạo được sự đồng thuận cao.
Theo nhận xét của nhiều doanh nghiệp thì để xây dựng được thương hiệu cho một doanh nghiệp phải mất không ít thời gian, tiền bạc, công sức.
Vì vậy, không ai muốn nhường tên của mình cho người khác, trừ những doanh nghiệp không có thương hiệu hoặc làm ăn quá tồi thì mới chấp nhận đổi tên khác, nhưng thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cũng không dễ dàng từ bỏ cái tên của mình.
Chưa kể, mỗi lần đổi tên doanh nghiệp là một lần tốn kém, phải điều chỉnh lại trên sản phẩm, in lại giấy tờ, nhãn mác... nhất là trong thời điểm kinh tế đang khó khăn. Vì thế, nếu để doanh nghiệp tự thoả thuận sẽ không có hồi kết.
Về điều này, ông Học cũng thừa nhận, việc động viên doanh nghiệp đổi tên xem ra rất khó bởi những doanh nghiệp đã có tên tuổi, thương hiệu thì không dễ dàng thay đổi tên của mình.
Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Thăng Long - Hà Nội và Công ty cổ phần Thăng Long - Hà Tây, bây giờ phải đổi tên lại để cấp con dấu mới, ai chấp nhận đổi tên là cả một vấn đề nan giải!
Trùng tên tại... luật!
Nhìn nhận về việc “bùng nổ” doanh nghiệp trùng tên tại Hà Nội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Sửu cho rằng đó là vấn đề rất khó khăn khi xử lý nhưng không có gì đáng ngạc nhiên vì “ngay Hà Nội cũ cũng đã có nhiều doanh nghiệp lấy tên “Thăng Long”, như Công ty Thương mại Thăng Long, Công ty Xuất nhập khẩu Thăng Long... Hà Tây và Mê Linh cũng không ít doanh nghiệp mang tên Thăng Long. Vì vậy, chuyện trùng hoàn toàn tên gọi là điều đã được dự kiến từ trước khi sáp nhập.
Vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp được vào luật đã ngót 10 năm nay. Điều 24 về tên doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 1999 quy định: “Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm yếu tố kỹ thuật, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; phải viết rõ loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ “trách nhiệm hữu hạn” viết tắt là “TNHH”; công ty cổ phần, từ “cổ phần” viết tắt là “CP”...
Quy định như vậy đã dẫn đến việc trùng tên, nhầm lẫn của tên doanh nghiệp vì quy định chưa rõ là “tên riêng” hay toàn bộ tên doanh nghiệp. Nghị định 02/2000 ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành luật lại cũng không có hướng dẫn cụ thể hơn về việc đặt tên doanh nghiệp.
Trong giai đoạn này có hàng trăm doanh nghiệp chỉ cần khác loại hình (TNHH hoặc CP...) có thể được cấp đăng ký kinh doanh có tên riêng giống nhau.
Vấn đề tên doanh nghiệp tiếp tục bị “sa lầy” bởi Nghị định 109/2004 ngày 2/4/2004 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh. Nghị định này tuy có quy định chi tiết hơn về tên doanh nghiệp, theo đó tên phải có ít nhất hai thành tố đó là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”.
Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể sử dụng “ngành nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để cấu thành tên doanh nghiệp”.
Nhưng, với quy định trên, kể từ tháng 4/2004, việc đặt tên doanh nghiệp còn linh hoạt và mở hơn, nếu trùng cả tên riêng và loại hình, doanh nghiệp còn có thể bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh hay thành tố phụ trợ khác.
Kết quả là có thêm hàng trăm doanh nghiệp ra đời trùng loại hình và tên riêng, chỉ khác bởi một ngành nghề trong tên doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, trong một thành phố không được phép có hai doanh nghiệp trùng tên cùng hoạt động.
Trong tháng 12/2008, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải xử lý việc trùng tên doanh nghiệp của Hà Nội. Bộ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc đổi dấu, mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phương án miễn thu lệ phí đổi dấu, đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, xử lý đăng ký trùng tên.
Tuy nhiên, đã 3 tháng trôi qua, việc xử lý này vẫn giậm chân tại chỗ khi chưa thể tìm ra “lối thoát”, vì pháp luật chưa có quy định về xử lý việc trùng tên do điều chỉnh địa giới hành chính.
Nguy cơ tiềm ẩn
Từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, điều mà họ trông đợi nhất trong các phương án giải quyết ổn thoả cho vấn đề trùng tên này là các doanh nghiệp tự thoả thuận và tự nguyện đổi tên.
Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Tiến Học cho biết việc xử lý 600 doanh nghiệp trùng tên là khá phức tạp, bởi không thể dùng chế tài để ép các doanh nghiệp đổi tên mà phải do họ tự nguyện.
Đây không phải là lỗi của doanh nghiệp, mà là hiện tượng bất khả kháng do quá trình hợp nhất các địa phương.
Luật Doanh nghiệp chỉ quy định cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn trong một tỉnh, thành phố. Pháp luật chưa có quy định về xử lý việc trùng tên do điều chỉnh địa giới hành chính.
Hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư đặt ra 2 phương án. Một là, các doanh nghiệp bị trùng tên tự thỏa thuận với nhau về chuyện đổi tên. Hai là, nếu không thỏa thuận được, chính quyền sẽ xử lý. Song tới nay vẫn chưa có giải pháp nào tạo được sự đồng thuận cao.
Theo nhận xét của nhiều doanh nghiệp thì để xây dựng được thương hiệu cho một doanh nghiệp phải mất không ít thời gian, tiền bạc, công sức.
Vì vậy, không ai muốn nhường tên của mình cho người khác, trừ những doanh nghiệp không có thương hiệu hoặc làm ăn quá tồi thì mới chấp nhận đổi tên khác, nhưng thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cũng không dễ dàng từ bỏ cái tên của mình.
Chưa kể, mỗi lần đổi tên doanh nghiệp là một lần tốn kém, phải điều chỉnh lại trên sản phẩm, in lại giấy tờ, nhãn mác... nhất là trong thời điểm kinh tế đang khó khăn. Vì thế, nếu để doanh nghiệp tự thoả thuận sẽ không có hồi kết.
Về điều này, ông Học cũng thừa nhận, việc động viên doanh nghiệp đổi tên xem ra rất khó bởi những doanh nghiệp đã có tên tuổi, thương hiệu thì không dễ dàng thay đổi tên của mình.
Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Thăng Long - Hà Nội và Công ty cổ phần Thăng Long - Hà Tây, bây giờ phải đổi tên lại để cấp con dấu mới, ai chấp nhận đổi tên là cả một vấn đề nan giải!
Trùng tên tại... luật!
Nhìn nhận về việc “bùng nổ” doanh nghiệp trùng tên tại Hà Nội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Sửu cho rằng đó là vấn đề rất khó khăn khi xử lý nhưng không có gì đáng ngạc nhiên vì “ngay Hà Nội cũ cũng đã có nhiều doanh nghiệp lấy tên “Thăng Long”, như Công ty Thương mại Thăng Long, Công ty Xuất nhập khẩu Thăng Long... Hà Tây và Mê Linh cũng không ít doanh nghiệp mang tên Thăng Long. Vì vậy, chuyện trùng hoàn toàn tên gọi là điều đã được dự kiến từ trước khi sáp nhập.
Vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp được vào luật đã ngót 10 năm nay. Điều 24 về tên doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 1999 quy định: “Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm yếu tố kỹ thuật, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; phải viết rõ loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ “trách nhiệm hữu hạn” viết tắt là “TNHH”; công ty cổ phần, từ “cổ phần” viết tắt là “CP”...
Quy định như vậy đã dẫn đến việc trùng tên, nhầm lẫn của tên doanh nghiệp vì quy định chưa rõ là “tên riêng” hay toàn bộ tên doanh nghiệp. Nghị định 02/2000 ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành luật lại cũng không có hướng dẫn cụ thể hơn về việc đặt tên doanh nghiệp.
Trong giai đoạn này có hàng trăm doanh nghiệp chỉ cần khác loại hình (TNHH hoặc CP...) có thể được cấp đăng ký kinh doanh có tên riêng giống nhau.
Vấn đề tên doanh nghiệp tiếp tục bị “sa lầy” bởi Nghị định 109/2004 ngày 2/4/2004 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh. Nghị định này tuy có quy định chi tiết hơn về tên doanh nghiệp, theo đó tên phải có ít nhất hai thành tố đó là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”.
Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể sử dụng “ngành nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để cấu thành tên doanh nghiệp”.
Nhưng, với quy định trên, kể từ tháng 4/2004, việc đặt tên doanh nghiệp còn linh hoạt và mở hơn, nếu trùng cả tên riêng và loại hình, doanh nghiệp còn có thể bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh hay thành tố phụ trợ khác.
Kết quả là có thêm hàng trăm doanh nghiệp ra đời trùng loại hình và tên riêng, chỉ khác bởi một ngành nghề trong tên doanh nghiệp.