Khởi công dự án hóa dầu gần 4 tỷ USD
Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn là dự án hoá dầu độc lập có tổng mức đầu tư và qui mô lớn nhất Việt Nam hiện nay
Ngày 25/9/2008, trước sự chứng kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn đã tổ chức lễ khởi công dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn, tại Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Với tổng mức đầu tư gần 4 tỉ USD và qui mô công suất hơn 3 triệu tấn sản phẩm/năm, Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn là dự án hoá dầu độc lập có tổng mức đầu tư và qui mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Dự án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Công ty Hóa chất Vina thuộc Tập đoàn Xi măng Thái Lan (Vina SCG Chemicals) và Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan (TPC) cùng hợp tác đầu tư theo hình thức công ty TNHH, với tỉ lệ góp vốn Petro Vietnam: 18%, Vinachem: 11%, Vina SCG Chemicals: 53%, TPC: 18%.
Theo tiến độ, Tổ hợp bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2012 và là nguồn cung cấp sản phẩm hạt nhựa HDPE và LDPE duy nhất cho thị trường Việt Nam.
Theo ông Trần Ngọc Cảnh, Tổng giám đốc Petro Vietnam, Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn là công trình đặc biệt quan trọng đối với nền công nghiệp hoá dầu của Việt Nam. Với tổng mức đầu tư và qui mô lớn nhất Việt Nam hiện nay, khi đi vào vận hành năm 2013, Tổ hợp sẽ là nguồn sản xuất trong nước duy nhất các sản phẩm hạt nhựa PE và nguyên liệu VCM cho sản xuất nhựa PVC.
Sau khi xây dựng hoàn chỉnh, hàng năm Tổ hợp sẽ cung cấp 1,45 triệu tấn hạt nhựa polyetylen và polypropylen, 730.000 tấn hoá chất nguyên liệu cho sản xuất nhựa polyvinyl clorua và 840.000 tấn hoá chất cơ bản khác phục vụ ngành công nghiệp hoá dầu và hoá chất, đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu hạt nhựa PE và PP của cả nước năm 2017, góp phần bình ổn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp hoá dầu.
Tổ hợp có vai trò quan trọng trong sự phát triển mạnh và ổn định của các ngành công nghiệp hoá dầu và nhựa của Việt Nam, góp phần giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu các nguyên liệu hoá dầu và sản phẩm polyolefin, tiết kiệm ngoại tệ. Dự kiến, khoảng 10.000 lao động sẽ được sử dụng trong giai đoạn xây dựng và 1.500 lao động khi đi vào vận hành.
Dự kiến có 10 loại công nghệ có bản quyền sẽ được sử dụng trong các phân xưởng của Tổ hợp, đều được lựa chọn trong số các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới và hầu hết chưa từng được sử dụng ở Việt Nam. Các bản quyền công nghệ áp dụng cho Tổ hợp sẽ được xác định trong giai đoạn lựa chọn bản quyền công nghệ và nhà thầu EPC.
Tổ hợp được thiết kế với tiêu chí tối ưu hoá hoạt động, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường trong cả hai giai đoạn xây dựng và vận hành.
Với tổng mức đầu tư gần 4 tỉ USD và qui mô công suất hơn 3 triệu tấn sản phẩm/năm, Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn là dự án hoá dầu độc lập có tổng mức đầu tư và qui mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Dự án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Công ty Hóa chất Vina thuộc Tập đoàn Xi măng Thái Lan (Vina SCG Chemicals) và Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan (TPC) cùng hợp tác đầu tư theo hình thức công ty TNHH, với tỉ lệ góp vốn Petro Vietnam: 18%, Vinachem: 11%, Vina SCG Chemicals: 53%, TPC: 18%.
Theo tiến độ, Tổ hợp bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2012 và là nguồn cung cấp sản phẩm hạt nhựa HDPE và LDPE duy nhất cho thị trường Việt Nam.
Theo ông Trần Ngọc Cảnh, Tổng giám đốc Petro Vietnam, Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn là công trình đặc biệt quan trọng đối với nền công nghiệp hoá dầu của Việt Nam. Với tổng mức đầu tư và qui mô lớn nhất Việt Nam hiện nay, khi đi vào vận hành năm 2013, Tổ hợp sẽ là nguồn sản xuất trong nước duy nhất các sản phẩm hạt nhựa PE và nguyên liệu VCM cho sản xuất nhựa PVC.
Sau khi xây dựng hoàn chỉnh, hàng năm Tổ hợp sẽ cung cấp 1,45 triệu tấn hạt nhựa polyetylen và polypropylen, 730.000 tấn hoá chất nguyên liệu cho sản xuất nhựa polyvinyl clorua và 840.000 tấn hoá chất cơ bản khác phục vụ ngành công nghiệp hoá dầu và hoá chất, đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu hạt nhựa PE và PP của cả nước năm 2017, góp phần bình ổn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp hoá dầu.
Tổ hợp có vai trò quan trọng trong sự phát triển mạnh và ổn định của các ngành công nghiệp hoá dầu và nhựa của Việt Nam, góp phần giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu các nguyên liệu hoá dầu và sản phẩm polyolefin, tiết kiệm ngoại tệ. Dự kiến, khoảng 10.000 lao động sẽ được sử dụng trong giai đoạn xây dựng và 1.500 lao động khi đi vào vận hành.
Dự kiến có 10 loại công nghệ có bản quyền sẽ được sử dụng trong các phân xưởng của Tổ hợp, đều được lựa chọn trong số các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới và hầu hết chưa từng được sử dụng ở Việt Nam. Các bản quyền công nghệ áp dụng cho Tổ hợp sẽ được xác định trong giai đoạn lựa chọn bản quyền công nghệ và nhà thầu EPC.
Tổ hợp được thiết kế với tiêu chí tối ưu hoá hoạt động, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường trong cả hai giai đoạn xây dựng và vận hành.