Khởi công dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu
Dự án sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư khoảng trên 5.000 tỉ đồng
Ngày 27/12, tại Trà Vinh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phát lệnh khởi công dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu.
Đây là dự án trọng điểm quốc gia với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định hơn cho tàu có trọng tải 10.000 DWT và tàu 20.000 DWT ra vào các cảng trên sông Hậu. Việc đầu tư xây dựng dự án luồng tàu biển cho tàu lớn vào sông Hậu sẽ tạo thuận lợi lớn cho các tàu có tải trọng lớn hơn ra vào sông Hậu và tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long, qua đó giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa cho các tỉnh thuộc khu vực này.
Dự án bao gồm các hạng mục công trình chính như: luồng tàu 1 chiều dài 40km, khu tránh tàu, đê biển, kè bảo vệ bờ, bến phà, bến sà lan 500T, cầu đường bộ qua kênh Tắt, đường ven luồng, hệ thống phao tiêu báo hiệu và thiết bị thông tin hàng hải. Trong đó, đoạn luồng sông dài 6 km, đoạn kênh Quan Chánh Bố dài 19km, đoạn kênh Tắt cắt qua đất liền dài 9km và đoạn luồng biển dài 6km. Toàn bộ dự án nằm trên địa phận hai huyện Duyên Hải và Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
Theo lãnh đạo Cục Hàng hải, dự án sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư tính tới thời điểm hiện nay khoảng trên 5.000 tỉ đồng.
Dự kiến đến cuối năm 2011, dự án sẽ đi vào khai thác và sẽ đáp ứng năng lực thông qua khoảng 22 triệu tấn/năm, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15 triệu tấn. Tuy nhiên, hệ thống cảng sông, cảng biển ở khu vực này vẫn chưa phát triển. Cảng Cần Thơ, Cảng Cái Cui - hai cảng lớn nhất nhì của đồng bằng sông Cửu Long cũng chỉ mới tiếp nhận được tàu khoảng 3.000 - 5.000 tấn do cửa Định An dẫn từ cảng Cần Thơ ra biển bị bồi lắng thường xuyên, độ sâu ở đây chỉ vào khoảng 6 –7 mét khi nước lớn và chỉ còn 3- 4m khi nước ròng, lại không ổn định. Hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam phải chi từ 14 đến 15 tỷ đồng để nạo vét cửa Định An với mục tiêu cho tàu có trọng tải đến 5.000 tấn ra vào nhưng chỉ trong khoảng 2-3 tháng sau thì luồng bị bồi lắng trở lại.
Chính vì vậy, 70% - 80% lượng hàng hóa xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long phải dồn hết lên cụm cảng Tp.HCM bằng đường bộ, làm tăng áp lực giao thông đường bộ trên quốc lộ 1 và Tp.HCM.
Mặt khác, tình trạng này cũng khiến chi phí hàng hóa tăng cao từ 170 – 180 USD/ container hoặc từ 7-10 USD/tấn chi phí vận chuyển và lưu kho. Thời gian vận chuyển kéo dài, bất lợi đối với hàng nông sản và giảm lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là dự án trọng điểm quốc gia với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định hơn cho tàu có trọng tải 10.000 DWT và tàu 20.000 DWT ra vào các cảng trên sông Hậu. Việc đầu tư xây dựng dự án luồng tàu biển cho tàu lớn vào sông Hậu sẽ tạo thuận lợi lớn cho các tàu có tải trọng lớn hơn ra vào sông Hậu và tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long, qua đó giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa cho các tỉnh thuộc khu vực này.
Dự án bao gồm các hạng mục công trình chính như: luồng tàu 1 chiều dài 40km, khu tránh tàu, đê biển, kè bảo vệ bờ, bến phà, bến sà lan 500T, cầu đường bộ qua kênh Tắt, đường ven luồng, hệ thống phao tiêu báo hiệu và thiết bị thông tin hàng hải. Trong đó, đoạn luồng sông dài 6 km, đoạn kênh Quan Chánh Bố dài 19km, đoạn kênh Tắt cắt qua đất liền dài 9km và đoạn luồng biển dài 6km. Toàn bộ dự án nằm trên địa phận hai huyện Duyên Hải và Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
Theo lãnh đạo Cục Hàng hải, dự án sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư tính tới thời điểm hiện nay khoảng trên 5.000 tỉ đồng.
Dự kiến đến cuối năm 2011, dự án sẽ đi vào khai thác và sẽ đáp ứng năng lực thông qua khoảng 22 triệu tấn/năm, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15 triệu tấn. Tuy nhiên, hệ thống cảng sông, cảng biển ở khu vực này vẫn chưa phát triển. Cảng Cần Thơ, Cảng Cái Cui - hai cảng lớn nhất nhì của đồng bằng sông Cửu Long cũng chỉ mới tiếp nhận được tàu khoảng 3.000 - 5.000 tấn do cửa Định An dẫn từ cảng Cần Thơ ra biển bị bồi lắng thường xuyên, độ sâu ở đây chỉ vào khoảng 6 –7 mét khi nước lớn và chỉ còn 3- 4m khi nước ròng, lại không ổn định. Hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam phải chi từ 14 đến 15 tỷ đồng để nạo vét cửa Định An với mục tiêu cho tàu có trọng tải đến 5.000 tấn ra vào nhưng chỉ trong khoảng 2-3 tháng sau thì luồng bị bồi lắng trở lại.
Chính vì vậy, 70% - 80% lượng hàng hóa xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long phải dồn hết lên cụm cảng Tp.HCM bằng đường bộ, làm tăng áp lực giao thông đường bộ trên quốc lộ 1 và Tp.HCM.
Mặt khác, tình trạng này cũng khiến chi phí hàng hóa tăng cao từ 170 – 180 USD/ container hoặc từ 7-10 USD/tấn chi phí vận chuyển và lưu kho. Thời gian vận chuyển kéo dài, bất lợi đối với hàng nông sản và giảm lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa Đồng bằng sông Cửu Long.