Khối ngân hàng sụt giảm, Dow Jones "phá đáy"
Ngày 19/2, cổ phiếu khối ngân hàng, công nghệ sụt giảm, đẩy chỉ số Dow Jones xuống mức thấp nhất trong 6 năm
Ngày 19/2, cổ phiếu khối ngân hàng, công nghệ sụt giảm, đẩy chỉ số Dow Jones xuống mức thấp nhất trong 6 năm.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 14/2/2009 là 627.000 người, không thay đổi so với tuần trước.
Theo dự báo của giới phân tích, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể sẽ tăng lên 9,1% trong năm 2009, đưa 13 triệu người Mỹ bị thất nghiệp trong năm.
Bên cạnh đó, Bộ này cũng cho hay, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) trong tháng 1/2009 ở Mỹ đã tăng 0,8% và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 1, giá năng lượng đã tăng 3,7%, giá lương thực - thực phẩm giảm 0,4%.
Dow Jones xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ
Cổ phiếu của Tập đoàn General Electric trong phiên giao dịch có lúc đã giảm xuống dưới 10 USD/cổ phiếu trước khi đóng cửa ở mức 10,06 USD/cổ phiếu - mức thấp nhất kể từ năm 1995, giảm 7,37% so với phiên trước đó.
Trong năm 2008, cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm tới 68,4% trong khi chỉ số Dow Jones mất 38,8%.
Như vậy, cổ phiếu General Electric hiện đang nằm trong nhóm 5 mã có thị giá thấp nhất so với 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones, trong đó cổ phiếu của Bank of America, Citigroup và General Motors đều ở dưới 5 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm hôm thứ Năm, đẩy chỉ số Dow Jones xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Quan trọng hơn, chỉ số này đã chính thức xuyên thủng ngưỡng giá trị 1.552,29 (điểm hỗ trợ) được thiết lập ngày 20/11/2008.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt giảm mạnh trong thời gian qua, đẩy chỉ số Dow Jones giảm 15% kể từ đầu năm 2009 và đang ở mức thấp hơn thời điểm khủng hoảng lan rộng năm 2008 - bất chấp việc chính quyền Tổng thống Obama liên tục công bố các gói kích thích kinh tế, giải cứu khối tài chính, bất động sản lên đến hàng nghìn tỷ USD.
Phiên giao dịch này, cổ phiếu khối ngân hàng đã đồng loạt giảm 6,8%, trong đó cổ phiếu Citigroup mất 13,75% xuống 2,51 USD/cổ phiếu - mức thấp nhất trong 18 năm qua; cổ phiếu Bank of America hạ 14% xuống 3,93 USD/cổ phiếu...
Điểm qua diễn biến giao dịch khối công nghệ, thị trường đã chứng kiến phiên giảm điểm mạnh của nhiều cổ phiếu blue-chip khối này khi Hewlett-Packard cắt giảm triển vọng về kết quả kinh doanh của hãng trong năm 2009.
Kết thúc phiên, cổ phiếu Hewlett-Packard mất 7,9%, cổ phiếu Intel hạ 5,09%, cổ phiếu Dell trượt 6,13%, cổ phiếu Apple mất 3,95%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 19/2: chỉ số Dow Jones mất 89,68 điểm, tương đương -1,19%, chốt ở mức 7.465,95.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 25,15 điểm, tương đương -1,71%, chốt ở mức 1.442,82.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 9,48 điểm, tương đương -1,2%, đóng cửa ở mức 778,94.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,49 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.215 cổ phiếu giảm điểm và có 856 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,04 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1,788 cổ phiếu giảm điểm và có 829 cổ phiếu lên điểm.
Thị trường Anh và Đức lên điểm
Chứng khoán châu Âu đã có diễn biến tích cực hơn khi thị trường Anh, Đức tăng điểm trở lại trong khi thị trường Pháp giảm điểm với biên độ không đáng kể.
Trong ngày giao dịch này, thị trường đã chứng kiến sự bứt phá của cổ phiếu nhiều nhà sản xuất hàng thực phẩm, trong đó cổ phiếu của tập đoàn sản xuất hàng thực phẩm lớn nhất thế giới, Nestle tăng 5,2%, cổ phiếu Danone lên 1,8%...
Thông tin đáng chú ý khác, cổ phiếu của UBS đã tăng 4,8% sau khi ngân hàng này chấp nhận nộp phạt 780 triệu USD, chuẩn bị công bố danh sách khách hàng của mình, sau khi bị các nhà chức trách Mỹ cáo buộc giúp các công dân Mỹ trốn thuế 300 triệu USD mỗi năm trong thời gian từ 2002 - 2007.
Điểm qua kết quả giao dịch của ba thị trường chính: chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 11,54 điểm, tương đương 0,29%, chốt ở mức 4.018,37. Chỉ số DAX của Đức lên 0,24%. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 0,05%.
Chứng khoán châu Á tăng điểm trở lại
Chứng khoán châu Á đã tăng điểm trở lại sau 4 ngày giảm điểm trước đó, đưa chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 0,4% lên 77,84 điểm.
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất qua đêm ở mức 0,1%/năm, đồng thời BoJ sẽ mua vào một lượng trái phiếu doanh nghiệp trị giá 1.000 tỷ Yên (10,7 tỷ USD) từ các định chế tài chính. Theo kế hoạch, BoJ sẽ bắt đầu mua trái phiếu từ ngày 4/3-30/9.
Thị trường chứng khoán Nhật đã tăng điểm trở lại sau ba ngày giảm điểm liên tiếp. Các cổ phiếu của nhiều nhà xuất khẩu lớn đã lên điểm trở lại nhờ đồng Yên giảm giá so với đồng USD.
Trong đó cổ phiếu Toyota tăng 2%, cổ phiếu Honda tiến thêm 1,8%, cổ phiếu Sony lên 0,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 23,21 điểm, tương đương 0,31%, chốt ở mức 7.557,65. Khối lượng giao dịch đạt 1,86 tỷ cổ phiếu, thị trường có 884 cổ phiếu tăng điểm và có 707 cổ phiếu giảm điểm.
Chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm trở lại sau khi giảm gần 5% trong phiên trước đó. Trong ngày, cổ phiếu khối các nhà sản xuất thép, ngân hàng đã phục hồi và giúp thị trường khởi sắc. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 17,26 điểm, tương đương 0,78%, chốt ở mức 2.227,12.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,68%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,12%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,06%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,22%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,92. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,55%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 14/2/2009 là 627.000 người, không thay đổi so với tuần trước.
Theo dự báo của giới phân tích, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể sẽ tăng lên 9,1% trong năm 2009, đưa 13 triệu người Mỹ bị thất nghiệp trong năm.
Bên cạnh đó, Bộ này cũng cho hay, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) trong tháng 1/2009 ở Mỹ đã tăng 0,8% và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 1, giá năng lượng đã tăng 3,7%, giá lương thực - thực phẩm giảm 0,4%.
Dow Jones xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ
Cổ phiếu của Tập đoàn General Electric trong phiên giao dịch có lúc đã giảm xuống dưới 10 USD/cổ phiếu trước khi đóng cửa ở mức 10,06 USD/cổ phiếu - mức thấp nhất kể từ năm 1995, giảm 7,37% so với phiên trước đó.
Trong năm 2008, cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm tới 68,4% trong khi chỉ số Dow Jones mất 38,8%.
Như vậy, cổ phiếu General Electric hiện đang nằm trong nhóm 5 mã có thị giá thấp nhất so với 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones, trong đó cổ phiếu của Bank of America, Citigroup và General Motors đều ở dưới 5 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm hôm thứ Năm, đẩy chỉ số Dow Jones xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Quan trọng hơn, chỉ số này đã chính thức xuyên thủng ngưỡng giá trị 1.552,29 (điểm hỗ trợ) được thiết lập ngày 20/11/2008.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt giảm mạnh trong thời gian qua, đẩy chỉ số Dow Jones giảm 15% kể từ đầu năm 2009 và đang ở mức thấp hơn thời điểm khủng hoảng lan rộng năm 2008 - bất chấp việc chính quyền Tổng thống Obama liên tục công bố các gói kích thích kinh tế, giải cứu khối tài chính, bất động sản lên đến hàng nghìn tỷ USD.
Phiên giao dịch này, cổ phiếu khối ngân hàng đã đồng loạt giảm 6,8%, trong đó cổ phiếu Citigroup mất 13,75% xuống 2,51 USD/cổ phiếu - mức thấp nhất trong 18 năm qua; cổ phiếu Bank of America hạ 14% xuống 3,93 USD/cổ phiếu...
Điểm qua diễn biến giao dịch khối công nghệ, thị trường đã chứng kiến phiên giảm điểm mạnh của nhiều cổ phiếu blue-chip khối này khi Hewlett-Packard cắt giảm triển vọng về kết quả kinh doanh của hãng trong năm 2009.
Kết thúc phiên, cổ phiếu Hewlett-Packard mất 7,9%, cổ phiếu Intel hạ 5,09%, cổ phiếu Dell trượt 6,13%, cổ phiếu Apple mất 3,95%.
Biểu đồ diễn biến ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 19/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 19/2: chỉ số Dow Jones mất 89,68 điểm, tương đương -1,19%, chốt ở mức 7.465,95.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 25,15 điểm, tương đương -1,71%, chốt ở mức 1.442,82.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 9,48 điểm, tương đương -1,2%, đóng cửa ở mức 778,94.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,49 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.215 cổ phiếu giảm điểm và có 856 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,04 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1,788 cổ phiếu giảm điểm và có 829 cổ phiếu lên điểm.
Thị trường Anh và Đức lên điểm
Chứng khoán châu Âu đã có diễn biến tích cực hơn khi thị trường Anh, Đức tăng điểm trở lại trong khi thị trường Pháp giảm điểm với biên độ không đáng kể.
Trong ngày giao dịch này, thị trường đã chứng kiến sự bứt phá của cổ phiếu nhiều nhà sản xuất hàng thực phẩm, trong đó cổ phiếu của tập đoàn sản xuất hàng thực phẩm lớn nhất thế giới, Nestle tăng 5,2%, cổ phiếu Danone lên 1,8%...
Thông tin đáng chú ý khác, cổ phiếu của UBS đã tăng 4,8% sau khi ngân hàng này chấp nhận nộp phạt 780 triệu USD, chuẩn bị công bố danh sách khách hàng của mình, sau khi bị các nhà chức trách Mỹ cáo buộc giúp các công dân Mỹ trốn thuế 300 triệu USD mỗi năm trong thời gian từ 2002 - 2007.
Điểm qua kết quả giao dịch của ba thị trường chính: chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 11,54 điểm, tương đương 0,29%, chốt ở mức 4.018,37. Chỉ số DAX của Đức lên 0,24%. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 0,05%.
Chứng khoán châu Á tăng điểm trở lại
Chứng khoán châu Á đã tăng điểm trở lại sau 4 ngày giảm điểm trước đó, đưa chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 0,4% lên 77,84 điểm.
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất qua đêm ở mức 0,1%/năm, đồng thời BoJ sẽ mua vào một lượng trái phiếu doanh nghiệp trị giá 1.000 tỷ Yên (10,7 tỷ USD) từ các định chế tài chính. Theo kế hoạch, BoJ sẽ bắt đầu mua trái phiếu từ ngày 4/3-30/9.
Thị trường chứng khoán Nhật đã tăng điểm trở lại sau ba ngày giảm điểm liên tiếp. Các cổ phiếu của nhiều nhà xuất khẩu lớn đã lên điểm trở lại nhờ đồng Yên giảm giá so với đồng USD.
Trong đó cổ phiếu Toyota tăng 2%, cổ phiếu Honda tiến thêm 1,8%, cổ phiếu Sony lên 0,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 23,21 điểm, tương đương 0,31%, chốt ở mức 7.557,65. Khối lượng giao dịch đạt 1,86 tỷ cổ phiếu, thị trường có 884 cổ phiếu tăng điểm và có 707 cổ phiếu giảm điểm.
Chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm trở lại sau khi giảm gần 5% trong phiên trước đó. Trong ngày, cổ phiếu khối các nhà sản xuất thép, ngân hàng đã phục hồi và giúp thị trường khởi sắc. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 17,26 điểm, tương đương 0,78%, chốt ở mức 2.227,12.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,68%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,12%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,06%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,22%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,92. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,55%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.555,39 | 7.465,95 | 89,68 | 1,19 |
Nasdaq | 1.467,97 | 1.442,82 | 25,15 | 1,71 | |
S&P 500 | 788,42 | 778,94 | 9,48 | 1,20 | |
Anh | FTSE 100 | 4.006,83 | 4.018,37 | 11,54 | 0,29 |
Đức | DAX | 4.204,96 | 4.215,21 | 10,25 | 0,24 |
Pháp | CAC 40 | 2.874,07 | 2.872,60 | 1,47 | 0,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.498,37 | 4.528,87 | 30,50 | 0,68 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.534,44 | 7.557,65 | 23,21 | 0,31 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.016,00 | 13.023,36 | 7,36 | 0,06 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.113,19 | 1.107,10 | 6,09 | 0,55 |
Singapore | Straits Times | 1.641,22 | 1.632,60 | 18,46 | 1,12 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.209,86 | 2.227,12 | 17,26 | 0,78 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.081,75 | 9.035,05 | 19,87 | 0,22 |
Australia | ASX | 3.366,90 | 3.398,00 | 31,10 | 0,92 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |