“Khối ngoại mua mạnh khiến tôi bất ngờ”
Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng đợt phục hồi này sẽ bền vững và giúp VN-Index vượt 550 điểm
Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng đợt phục hồi này sẽ bền vững và giúp VN-Index vượt 550 điểm.
Trao đổi với VnEconomy xung quanh những nguyên nhân giúp VN-Index vượt lên trên 500 điểm rồi từ từ tiến lên gần 515 điểm trong phiên giao dịch hôm nay (5/4), TS. Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long, nói:
- Theo cách nhìn của tôi, sự tăng điểm của thị trường do hai yếu tố quan trọng chi phối. Đó là sự mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài và sự phản ứng tích cực với thay đổi chính sách vĩ mô của các nhà đầu tư nói chung.
Khối ngoại trong những ngày đầu tháng 4 bất ngờ tăng mạnh giao dịch, theo ông, lực mua của họ có thể tiếp tục duy trì mạnh như những ngày đầu tháng và liệu họ có đang dẫn dắt thị trường?
Việc khối ngoại mua mạnh khiến tôi bất ngờ, bởi điều này xảy ra trong bối cảnh các báo cáo kinh tế của các tổ chức nước ngoài liên tục đưa ra những cảnh báo về triển vọng không tốt của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới sức ép lạm phát và thâm hụt thương mại.
Việc nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh là một lực đỡ của thị trường tại thời điểm quan trọng vừa qua. Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định liệu họ có phải là lực đỡ thị trường.
Nhưng tôi tin rằng người nước ngoài mua ròng là một tín hiệu tích cực thể hiện sự tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.
Gần đây, cùng với việc theo dõi hoạt động mua bán của khối ngoại để ra quyết định đầu tư, nhiều nhà đầu tư thạo tin luôn để ý đến giá trị mua bán của công ty chứng khoán Thăng Long, SSI, HSC…, ông có bình luận gì về “hiện tượng này”?
Trong một thị trường thông tin không đầy đủ, việc dựa vào người khác để mua bán là điều thường thấy. Trước đây chúng ta từng chứng kiến trào lưu chạy mua theo các nhà đầu tư nước ngoài. Và bây giờ, việc các nhà đầu tư để ý tới giá trị giao dịch tại các công ty chứng khoán có tên tuổi như trên cũng là điều bình thường.
Họ luôn giả định rằng những công ty như vậy có thể tạo ra xu thế và có nhiều thông tin hơn.
Nhiều người cho rằng, việc thị trường tăng điểm gần đây có nguyên nhân quan trọng từ sự ổn định trong kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ… đang dần được hiện rõ, ông có bình luận gì về bài toán kinh tế hiện nay và về quan điểm này?
Thị trường đã giao dịch hội tụ trong một khoảng thời gian khá dài và đang chờ đợi những thông tin kinh tế tích cực để tăng trưởng trở lại. Dước góc độ của một người làm phân tích chính sách ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, tôi nghĩ rằng Chính phủ vẫn đang cân nhắc giữa một bên là kiềm chế lạm phát, và một bên kia là nới lỏng tiền tệ phục vụ tăng trưởng.
Với kết quả tăng trưởng GDP quý 1 không phải là tốt (5,83% trong khi mục tiêu cả năm là 6,5%), thì vấn đề còn lại là khi nào việc nới lỏng sẽ xảy ra, và các nhà đầu tư đang suy đoán về điều này, đặc biệt là sau một loạt các thông tin gần đây như tăng trưởng tín dụng quý 1 thấp, thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận.
Theo quan điểm của tôi, bài toán mà Chính phủ cần giải để hướng tới phát triển kinh tế là bài toán hạ mặt bằng lãi suất bằng cách nào. Mặt bằng lãi suất cao đang tạo ra sự không thanh khoản chung trong nền kinh tế: các ngân hàng không muốn cho vay vì họ sợ rằng với mức lãi suất cao như vậy chỉ có doanh nghiệp chịu rủi ro cao mới dám vay, trong khi đó thì những doanh nghiệp làm ăn tốt, an toàn thì không thể vay với mức lãi suất cao như vậy (16-17%).
Đây là một điển hình của tình trạng kiềm chế tín dụng (credit rationing). Tôi nghĩ rằng thực tế những người muốn hạ lãi suất nhiều nhất lại chính là các ngân hàng, bởi chỉ có như vậy thì mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của họ mới giảm xuống và tăng trưởng ổn định.
Nếu các chính sách tiền tệ chuyển dịch theo hướng làm giảm chi phí huy động của ngân hàng ở hiện tại, thì đó là một cách tốt để làm tín dụng tăng trở lại. Chứ nếu nói rằng tăng trưởng tín dụng bằng cách khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn nữa, thì tôi tin chắc là điều đó sẽ khó xảy ra.
Trở lại vấn đề thị trường, một khi niềm tin rằng nới lỏng tiền tệ sắp diễn ra, thì thị trường khó có thể giảm. Như vậy, sự phản ứng tích cực của thị trường thời gian qua có thể coi là do tâm lý phản ứng tích cực với các dấu hiệu chính sách đối với tăng trưởng kinh tế chứ chưa bước qua giai đoạn mà các chính sách đó thực sự được thực hiện.
Hầu hết nhà đầu tư đang kỳ vọng, cùng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kết quả kinh doanh quý 1 của doanh nghiệp niêm yết sẽ tạo tiền đề quan trọng cho VN-Index bứt phá qua mốc 550 điểm. Theo quan điểm của ông, thị trường đã đủ lực để có thể vượt qua ngưỡng 550 điểm chưa, nếu có, ngưỡng tiếp theo VN-Index sẽ hướng tới?
Như tôi phân tích ở trên, thị trường chưa tìm cho mình lý do để giảm điểm. Nhưng động lực thực sự nằm sau một sự tăng điểm mạnh cũng chưa hiện thực khi mà các chính sách tiền tệ phục vụ tăng trưởng mới đang dừng lại ở các dấu hiệu.
Kết quả kinh doanh quý 1 có thể sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thị trường, nhưng tôi tin sẽ có sự phân hóa chứ không tạo ra một xu thế báo cáo kết quả kinh doanh tốt.
Dựa trên những báo cáo đánh giá từ bộ phận phân tích kinh tế và cổ phiếu, tôi kỳ vọng vào một sự tăng điểm thực sự của thị trường từ khoảng giữa tháng Tư và chu kỳ này sẽ kéo dài cho tới khoảng giữa tháng Sáu. Tôi nghĩ là bạn nên đặt mục tiêu cao hơn là mức điểm bạn hỏi tôi (cười).
Trao đổi với VnEconomy xung quanh những nguyên nhân giúp VN-Index vượt lên trên 500 điểm rồi từ từ tiến lên gần 515 điểm trong phiên giao dịch hôm nay (5/4), TS. Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long, nói:
- Theo cách nhìn của tôi, sự tăng điểm của thị trường do hai yếu tố quan trọng chi phối. Đó là sự mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài và sự phản ứng tích cực với thay đổi chính sách vĩ mô của các nhà đầu tư nói chung.
Khối ngoại trong những ngày đầu tháng 4 bất ngờ tăng mạnh giao dịch, theo ông, lực mua của họ có thể tiếp tục duy trì mạnh như những ngày đầu tháng và liệu họ có đang dẫn dắt thị trường?
Việc khối ngoại mua mạnh khiến tôi bất ngờ, bởi điều này xảy ra trong bối cảnh các báo cáo kinh tế của các tổ chức nước ngoài liên tục đưa ra những cảnh báo về triển vọng không tốt của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới sức ép lạm phát và thâm hụt thương mại.
Việc nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh là một lực đỡ của thị trường tại thời điểm quan trọng vừa qua. Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định liệu họ có phải là lực đỡ thị trường.
Nhưng tôi tin rằng người nước ngoài mua ròng là một tín hiệu tích cực thể hiện sự tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.
Gần đây, cùng với việc theo dõi hoạt động mua bán của khối ngoại để ra quyết định đầu tư, nhiều nhà đầu tư thạo tin luôn để ý đến giá trị mua bán của công ty chứng khoán Thăng Long, SSI, HSC…, ông có bình luận gì về “hiện tượng này”?
Trong một thị trường thông tin không đầy đủ, việc dựa vào người khác để mua bán là điều thường thấy. Trước đây chúng ta từng chứng kiến trào lưu chạy mua theo các nhà đầu tư nước ngoài. Và bây giờ, việc các nhà đầu tư để ý tới giá trị giao dịch tại các công ty chứng khoán có tên tuổi như trên cũng là điều bình thường.
Họ luôn giả định rằng những công ty như vậy có thể tạo ra xu thế và có nhiều thông tin hơn.
Nhiều người cho rằng, việc thị trường tăng điểm gần đây có nguyên nhân quan trọng từ sự ổn định trong kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ… đang dần được hiện rõ, ông có bình luận gì về bài toán kinh tế hiện nay và về quan điểm này?
Thị trường đã giao dịch hội tụ trong một khoảng thời gian khá dài và đang chờ đợi những thông tin kinh tế tích cực để tăng trưởng trở lại. Dước góc độ của một người làm phân tích chính sách ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, tôi nghĩ rằng Chính phủ vẫn đang cân nhắc giữa một bên là kiềm chế lạm phát, và một bên kia là nới lỏng tiền tệ phục vụ tăng trưởng.
Với kết quả tăng trưởng GDP quý 1 không phải là tốt (5,83% trong khi mục tiêu cả năm là 6,5%), thì vấn đề còn lại là khi nào việc nới lỏng sẽ xảy ra, và các nhà đầu tư đang suy đoán về điều này, đặc biệt là sau một loạt các thông tin gần đây như tăng trưởng tín dụng quý 1 thấp, thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận.
Theo quan điểm của tôi, bài toán mà Chính phủ cần giải để hướng tới phát triển kinh tế là bài toán hạ mặt bằng lãi suất bằng cách nào. Mặt bằng lãi suất cao đang tạo ra sự không thanh khoản chung trong nền kinh tế: các ngân hàng không muốn cho vay vì họ sợ rằng với mức lãi suất cao như vậy chỉ có doanh nghiệp chịu rủi ro cao mới dám vay, trong khi đó thì những doanh nghiệp làm ăn tốt, an toàn thì không thể vay với mức lãi suất cao như vậy (16-17%).
Đây là một điển hình của tình trạng kiềm chế tín dụng (credit rationing). Tôi nghĩ rằng thực tế những người muốn hạ lãi suất nhiều nhất lại chính là các ngân hàng, bởi chỉ có như vậy thì mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của họ mới giảm xuống và tăng trưởng ổn định.
Nếu các chính sách tiền tệ chuyển dịch theo hướng làm giảm chi phí huy động của ngân hàng ở hiện tại, thì đó là một cách tốt để làm tín dụng tăng trở lại. Chứ nếu nói rằng tăng trưởng tín dụng bằng cách khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn nữa, thì tôi tin chắc là điều đó sẽ khó xảy ra.
Trở lại vấn đề thị trường, một khi niềm tin rằng nới lỏng tiền tệ sắp diễn ra, thì thị trường khó có thể giảm. Như vậy, sự phản ứng tích cực của thị trường thời gian qua có thể coi là do tâm lý phản ứng tích cực với các dấu hiệu chính sách đối với tăng trưởng kinh tế chứ chưa bước qua giai đoạn mà các chính sách đó thực sự được thực hiện.
Hầu hết nhà đầu tư đang kỳ vọng, cùng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kết quả kinh doanh quý 1 của doanh nghiệp niêm yết sẽ tạo tiền đề quan trọng cho VN-Index bứt phá qua mốc 550 điểm. Theo quan điểm của ông, thị trường đã đủ lực để có thể vượt qua ngưỡng 550 điểm chưa, nếu có, ngưỡng tiếp theo VN-Index sẽ hướng tới?
Như tôi phân tích ở trên, thị trường chưa tìm cho mình lý do để giảm điểm. Nhưng động lực thực sự nằm sau một sự tăng điểm mạnh cũng chưa hiện thực khi mà các chính sách tiền tệ phục vụ tăng trưởng mới đang dừng lại ở các dấu hiệu.
Kết quả kinh doanh quý 1 có thể sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thị trường, nhưng tôi tin sẽ có sự phân hóa chứ không tạo ra một xu thế báo cáo kết quả kinh doanh tốt.
Dựa trên những báo cáo đánh giá từ bộ phận phân tích kinh tế và cổ phiếu, tôi kỳ vọng vào một sự tăng điểm thực sự của thị trường từ khoảng giữa tháng Tư và chu kỳ này sẽ kéo dài cho tới khoảng giữa tháng Sáu. Tôi nghĩ là bạn nên đặt mục tiêu cao hơn là mức điểm bạn hỏi tôi (cười).