Khốn khổ vì “siêu lãi suất”
Hàng loạt doanh nghiệp các ngành đang khốn đốn vì lãi suất cho vay dài hạn đang lên tới 14 - 15%/năm
"Nước nổi thì thuyền nổi", lãi suất cho vay dài hạn đang lên tới 14 - 15%/năm thay vì 12% như trước. Hàng loạt doanh nghiệp các ngành xây dựng, thép, dệt may, đóng tàu... khốn đốn vì lãi suất cho vay.
Một vài ngành hàng chuyển hướng vay USD, nhưng điều gì xảy ra khi tỷ giá thay đổi?
Những ngày này một cuộc đua về tăng lãi suất cho vay đang chóng mặt: từ 12%/năm nhảy vọt lên 14 - 15%/năm, tăng 3%/năm chỉ trong mấy ngày!
Chi phí vốn tăng cao vì lãi vay
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: "Ngành dệt may đang bị "thập diện mai phục" do rủi ro tỷ giá, giá nguyên nhiên vật liệu, nhân công tăng, nay lại đến lãi vay. lãi suất cho vay tăng lên 15%/năm, không ai đầu tư nổi!".
Theo ông Ân, năm 2008, tổng mức đầu tư của ngành dệt may ước tính 1 tỷ USD, tương đương 16 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng chiếm 70%, xấp xỉ 11 nghìn 200 tỷ đồng. Lấy con số này nhân với 3% nói trên thì năm nay, ngành dệt may mất đứt 336 tỷ đồng!
Trên thực tế, nếu cộng cả tổn thất chi phí cơ hội thì chi phí vốn đội thêm không dừng ở 336 tỷ đồng mà phải là: 16 nghìn tỷ đồng x 3% = 480 tỷ đồng. Bởi vì, trong 30% chi phí vốn còn lại, tuy không chịu áp lực trực tiếp từ lãi vay ngân hàng (do xuất phát từ nguồn vốn tự có, chiếm dụng, cổ phần hóa...) nhưng vì chúng đều là nguồn vốn nên không thể không hạch toán vào chi phí vốn đầu tư.
Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ vận tải đường thủy Phú An (huyện Trực Ninh, Nam Định), mặc dù có khá nhiều hợp đồng đóng tàu, đã lên kế hoạch đầu tư khoảng 300 tỷ đồng trong năm nay nhưng trước "cơn bão lãi suất", việc xoay xở vốn gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Văn Hiệp, Giám đốc công ty trên nói: "Trong lúc lãi suất cho vay gia tăng thế này, đầu tư rất mạo hiểm. Doanh nghiệp nào muốn an toàn thì phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư".
Nhìn rộng hơn, theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 ước khoảng 567,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 42% GDP), nếu theo tính toán như trên thì tổn thất chi phí cơ hội do lãi suất cho vay tăng thêm 3% sẽ là 17.019 tỷ đồng, hơn một tỷ USD!
Xoay xở cách nào?
Ông Vũ Đức Nhuận, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải - Maritime Bank nói: "Chắc chắn tình hình lãi suất cho vay tăng sẽ ảnh hưởng đến những đơn vị sản xuất kinh doanh vì họ đang rất cần vốn, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Còn chuyên gia tài chính ngân hàng Kiều Hữu Dũng lại đưa ra khuyến cáo: "doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư vào những dự án có hiệu quả cũng như có khả năng thu hồi vốn tốt, để có quyết định đầu tư hay không". Theo ông Dũng, mặt bằng lãi suất cho vay cho vay năm ngoái khoảng 11%/năm nhưng năm nay sẽ tăng thêm ít nhất 3%. Trên thực tế thì lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đang dao động từ 14 - 15%/năm trong ngày 20/2.
Trước áp lực này, ông Dũng cho rằng, tất cả doanh nghiệp nên định hướng lại chính sách đầu tư và dè chừng đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng luân chuyển đồng vốn thấp như bất động sản.Tuy nhiên, ngành dệt may lại có cách xoay xở đối với tình trạng tồi tệ này bằng cách chuyển hướng vay USD nhiều hơn là vay VND.
Ông Bình, Trưởng Ban Tài chính Tập đoàn Dệt may lý giải, ngân hàng thương mại cũng như quỹ dự trữ ngoại tệ đang dư USD và phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Vì vậy, hiện nay đi vay USD đơn giản hơn rất nhiều, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu (có cơ sở để được ngân hàng thương mại cho vay ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).
Chẳng hạn, lấy 1 kg bông, đơn giá 1,5 USD, tỷ giá 16.000 đồng/USD, giá thành VND là 24.000 đồng làm cơ sở tính toán, kết quả như sau:
Phương án 1, vay USD nhập khẩu bông: lãi suất USD hiện nay là 9%/năm, để biến bông thành sản phẩm may mặc hoàn chỉnh, phải sau một chu trình 4 tháng (một năm có 3 chu trình). Do đó, lãi suất khi vay USD mà doanh nghiệp phải trả là 3%/chu trình.
Phương án 2, vay VND mua bông trong nước: doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất 15%/năm, phân bổ cho một chu trình, mức lãi suất phải trả là 5%/chu trình. Rõ ràng, ở phương án 1, doanh nghiệp được lợi 2% lãi suất chi trả trên một chu trình. Lấy 24.000 đồng nhân với 2%, doanh nghiệp được lợi 4.800 đồng trong vòng 4 tháng khi mua một kg bông nếu chọn phương án vay USD nhập khẩu thay vì vay VND mua trong nước.
Dĩ nhiên, chọn phương án này không phải không có rủi ro vì vay đầu tư hầu hết là vay dài hạn từ 7 năm trở lên. Trong thời gian đó, "vật đổi sao dời", rất khó biết được tỷ giá sẽ thay đổi thế nào. Vì thế, ông Ân cho rằng, đó chỉ là giải pháp tài chính "5 ăn, 5 thua".
Một số ngành đặc thù có sản phẩm xuất khẩu thì có thể ứng xử trước "bão lãi suất" như dệt may, vậy còn cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sao?
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, cả nước hiện có khoảng 220 nghìn doanh nghiệp dân doanh, đóng góp 39% vào GDP và 32% vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đặc biệt, năm 2007, số thu từ cộng đồng này đạt 20 nghìn tỷ đồng, gấp 10 lần và giữ mức tăng trưởng 30%/năm từ 2000 đến nay. Vốn không được "hà hơi" bởi đồng vốn Nhà nước như khối doanh nghiệp quốc doanh, lại bị áp lực lãi suất vay vốn gia tăng, doanh nghiệp dân doanh thực sự khốn đốn.
Giám đốc Công ty Quảng cáo Thiên Hà cho biết, doanh nghiệp của ông vay 1,5 tỷ đồng của Techcombank thời hạn 1 năm. Trước Tết giải ngân 1 tỷ đồng với lãi suất 1,05%/tháng nhưng sau Tết đã nâng lên 1,4%/tháng. "Theo tính toán, lợi nhuận một đồng vốn/năm của bất kỳ dự án nào đạt 15% đã là lý tưởng, vậy mà doanh nghiệp trả lãi vay ngân hàng đến 16,8%/năm thì thật sự bế tắc!", vị giám đốc công ty trên than thở.
Hiển nhiên, trước áp lực lạm phát đang phi mã, Ngân hàng Nhà nước thi hành thắt chặt tiền tệ là cần thiết nhưng ở phía bên kia, các doanh nghiệp và nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong cơn bĩ cực về vốn. Không hiểu các nhà quản lý vĩ mô có kế sách gì giúp họ thoát khỏi khó khăn này?
Một vài ngành hàng chuyển hướng vay USD, nhưng điều gì xảy ra khi tỷ giá thay đổi?
Những ngày này một cuộc đua về tăng lãi suất cho vay đang chóng mặt: từ 12%/năm nhảy vọt lên 14 - 15%/năm, tăng 3%/năm chỉ trong mấy ngày!
Chi phí vốn tăng cao vì lãi vay
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: "Ngành dệt may đang bị "thập diện mai phục" do rủi ro tỷ giá, giá nguyên nhiên vật liệu, nhân công tăng, nay lại đến lãi vay. lãi suất cho vay tăng lên 15%/năm, không ai đầu tư nổi!".
Theo ông Ân, năm 2008, tổng mức đầu tư của ngành dệt may ước tính 1 tỷ USD, tương đương 16 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng chiếm 70%, xấp xỉ 11 nghìn 200 tỷ đồng. Lấy con số này nhân với 3% nói trên thì năm nay, ngành dệt may mất đứt 336 tỷ đồng!
Trên thực tế, nếu cộng cả tổn thất chi phí cơ hội thì chi phí vốn đội thêm không dừng ở 336 tỷ đồng mà phải là: 16 nghìn tỷ đồng x 3% = 480 tỷ đồng. Bởi vì, trong 30% chi phí vốn còn lại, tuy không chịu áp lực trực tiếp từ lãi vay ngân hàng (do xuất phát từ nguồn vốn tự có, chiếm dụng, cổ phần hóa...) nhưng vì chúng đều là nguồn vốn nên không thể không hạch toán vào chi phí vốn đầu tư.
Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ vận tải đường thủy Phú An (huyện Trực Ninh, Nam Định), mặc dù có khá nhiều hợp đồng đóng tàu, đã lên kế hoạch đầu tư khoảng 300 tỷ đồng trong năm nay nhưng trước "cơn bão lãi suất", việc xoay xở vốn gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Văn Hiệp, Giám đốc công ty trên nói: "Trong lúc lãi suất cho vay gia tăng thế này, đầu tư rất mạo hiểm. Doanh nghiệp nào muốn an toàn thì phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư".
Nhìn rộng hơn, theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 ước khoảng 567,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 42% GDP), nếu theo tính toán như trên thì tổn thất chi phí cơ hội do lãi suất cho vay tăng thêm 3% sẽ là 17.019 tỷ đồng, hơn một tỷ USD!
Xoay xở cách nào?
Ông Vũ Đức Nhuận, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải - Maritime Bank nói: "Chắc chắn tình hình lãi suất cho vay tăng sẽ ảnh hưởng đến những đơn vị sản xuất kinh doanh vì họ đang rất cần vốn, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Còn chuyên gia tài chính ngân hàng Kiều Hữu Dũng lại đưa ra khuyến cáo: "doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư vào những dự án có hiệu quả cũng như có khả năng thu hồi vốn tốt, để có quyết định đầu tư hay không". Theo ông Dũng, mặt bằng lãi suất cho vay cho vay năm ngoái khoảng 11%/năm nhưng năm nay sẽ tăng thêm ít nhất 3%. Trên thực tế thì lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đang dao động từ 14 - 15%/năm trong ngày 20/2.
Trước áp lực này, ông Dũng cho rằng, tất cả doanh nghiệp nên định hướng lại chính sách đầu tư và dè chừng đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng luân chuyển đồng vốn thấp như bất động sản.Tuy nhiên, ngành dệt may lại có cách xoay xở đối với tình trạng tồi tệ này bằng cách chuyển hướng vay USD nhiều hơn là vay VND.
Ông Bình, Trưởng Ban Tài chính Tập đoàn Dệt may lý giải, ngân hàng thương mại cũng như quỹ dự trữ ngoại tệ đang dư USD và phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Vì vậy, hiện nay đi vay USD đơn giản hơn rất nhiều, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu (có cơ sở để được ngân hàng thương mại cho vay ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).
Chẳng hạn, lấy 1 kg bông, đơn giá 1,5 USD, tỷ giá 16.000 đồng/USD, giá thành VND là 24.000 đồng làm cơ sở tính toán, kết quả như sau:
Phương án 1, vay USD nhập khẩu bông: lãi suất USD hiện nay là 9%/năm, để biến bông thành sản phẩm may mặc hoàn chỉnh, phải sau một chu trình 4 tháng (một năm có 3 chu trình). Do đó, lãi suất khi vay USD mà doanh nghiệp phải trả là 3%/chu trình.
Phương án 2, vay VND mua bông trong nước: doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất 15%/năm, phân bổ cho một chu trình, mức lãi suất phải trả là 5%/chu trình. Rõ ràng, ở phương án 1, doanh nghiệp được lợi 2% lãi suất chi trả trên một chu trình. Lấy 24.000 đồng nhân với 2%, doanh nghiệp được lợi 4.800 đồng trong vòng 4 tháng khi mua một kg bông nếu chọn phương án vay USD nhập khẩu thay vì vay VND mua trong nước.
Dĩ nhiên, chọn phương án này không phải không có rủi ro vì vay đầu tư hầu hết là vay dài hạn từ 7 năm trở lên. Trong thời gian đó, "vật đổi sao dời", rất khó biết được tỷ giá sẽ thay đổi thế nào. Vì thế, ông Ân cho rằng, đó chỉ là giải pháp tài chính "5 ăn, 5 thua".
Một số ngành đặc thù có sản phẩm xuất khẩu thì có thể ứng xử trước "bão lãi suất" như dệt may, vậy còn cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sao?
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, cả nước hiện có khoảng 220 nghìn doanh nghiệp dân doanh, đóng góp 39% vào GDP và 32% vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đặc biệt, năm 2007, số thu từ cộng đồng này đạt 20 nghìn tỷ đồng, gấp 10 lần và giữ mức tăng trưởng 30%/năm từ 2000 đến nay. Vốn không được "hà hơi" bởi đồng vốn Nhà nước như khối doanh nghiệp quốc doanh, lại bị áp lực lãi suất vay vốn gia tăng, doanh nghiệp dân doanh thực sự khốn đốn.
Giám đốc Công ty Quảng cáo Thiên Hà cho biết, doanh nghiệp của ông vay 1,5 tỷ đồng của Techcombank thời hạn 1 năm. Trước Tết giải ngân 1 tỷ đồng với lãi suất 1,05%/tháng nhưng sau Tết đã nâng lên 1,4%/tháng. "Theo tính toán, lợi nhuận một đồng vốn/năm của bất kỳ dự án nào đạt 15% đã là lý tưởng, vậy mà doanh nghiệp trả lãi vay ngân hàng đến 16,8%/năm thì thật sự bế tắc!", vị giám đốc công ty trên than thở.
Hiển nhiên, trước áp lực lạm phát đang phi mã, Ngân hàng Nhà nước thi hành thắt chặt tiền tệ là cần thiết nhưng ở phía bên kia, các doanh nghiệp và nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong cơn bĩ cực về vốn. Không hiểu các nhà quản lý vĩ mô có kế sách gì giúp họ thoát khỏi khó khăn này?