“Không ai có thể tác động đến số liệu của chúng tôi”
Người đứng đầu Tổng cục Thống kê nói về tình hình thu hút đầu tư cũng như những số liệu kinh tế được công bố thời gian qua

Ông Nguyễn Đức Hòa, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nói về tình hình thu hút đầu tư cũng như những số liệu kinh tế được công bố thời gian qua.
Chưa thể công bố kết quả cắt giảm đầu tư công
Nhiều ý kiến cho rằng, chương trình cắt giảm đầu tư công là hoàn toàn hợp lý, nhưng việc thực hiện là rất khó, thậm chí nhiều địa phương đã làm sai, thưa Thứ trưởng?
Về kết quả của chương trình cắt giảm đầu tư công, đến nay chúng tôi đã có báo cáo từ đoàn kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các địa phương và đơn vị. Tuy nhiên, do còn phải đối chiếu và kiểm tra lại một số vấn đề nên chưa thể công bố với báo giới được, phải chờ một thời gian nữa.
Vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin một số địa phương đã cắt giảm đầu tư sai dự án, và chúng tôi đã cho đoàn tiến hành xác minh lại. Vì vậy, đến thời điểm này, chúng ta không nên vội vàng kết luận việc thực hiện cắt giảm đầu tư công có thành công, sai trái hay thất bại. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có báo cáo đầy đủ.
Nhưng liệu những số liệu của Bộ và Tổng cục Thống kê công bố có đảm bảo khách quan và chính xác?
Từ là một ngành trực thuộc Chính phủ, đến nay, Tổng cục Thống kê đã được hoạt động độc lập, các họat động thống kê đã có luật riêng. Vì vậy, mọi hoạt động thống kê đều phải được thực hiện theo Luật Thống kê nhằm đảm bảo tính độc lập, và không thể dùng ý chí chủ quan trong công bố kết quả thống kê được.
Chức năng của chúng tôi là tổng hợp số liệu từ 64 tỉnh thành và các bộ, ngành, sau đó đối chiếu, kiểm tra lại trước khi công bố. Không ai có thể tác động đến hoạt động của chúng tôi nhằm bóp méo con số, vì đó là công sức, là trách nhiệm không chỉ của chúng tôi mà là của toàn dân, toàn xã hội.
Với tư cách vừa là Thứ trưởng vừa là Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tôi xin cam đoan, những gì mà chúng tôi công bố, không chỉ là số liệu về đầu tư mà tất cả những số liệu của nền kinh tế nói chung, đều đảm bảo khách quan, đúng thực tế. Chỉ có phản ánh đúng nền kinh tế thì mới mong có được những chính sách phát triển phù hợp và hiệu quả.
Vấn đề khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện trong thu hút đầu tư đã được nhắc đến khá lâu nhưng tại sao tình trạng này lại không cải thiện, thậm chí đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Thứ trưởng có thể lý giải về vấn đề này?
Trên thực tế, vốn thực hiện vẫn có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, do tốc độ tăng của vốn đăng ký lại nhanh hơn nên khoảng cách giữa hai vốn này vẫn ngày càng tăng cao, hay nói cách khác, tỷ lệ vốn đăng ký/ vốn thực hiện vẫn thấp và có chiều hướng ngày càng giảm.
Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế, kết cấu hạ tầng của chúng ta nhìn chung còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng nâng tổng vốn đầu tư cũng như quy mô dự án, nên họ đặt ra những điều kiện về xử lý mặt bằng, cơ chế ưu đãi, trình độ nhân công… trong khi chúng ta chưa thể đáp ứng ngay được nên việc thực hiện các dự án lại càng thêm khó khăn.
Bên cạnh đó, lại tồn tại mâu thuẫn khó có thể giải quyết ngay, đó là chúng ta chủ trương yêu cầu các dự án đầu tư nước ngoài phải tập trung vào những lĩnh vực có trình độ khoa học công nghệ cao, trong khi đó, tỷ lệ lao động có tay nghề cao của chúng ta lại hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều dự án phải đình hoãn hoặc không thể triển khai.
Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, công tác quản lý của chúng ta đang “có vấn đề”, đặc biệt là trong việc cấp phép và các thủ tục hành chính của các địa phương.
Vẫn tiếp tục gọi đầu tư vào bất động sản
Chính phủ đã có chủ trương là kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất vật liệu mới, kết cấu hạ tầng, các vùng khó khăn, nhưng tại sao đầu tư vào bất động sản (lĩnh vực không mang lại nhiều hiệu quả cho sản xuất vật chất) vẫn chiếm tỷ lệ khá cao và đang có xu hướng tăng lên, thưa Thứ trưởng ?
Thực ra, trong định hướng của Chính phủ vẫn có định hướng kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản mà chính xác là đầu tư vào các khu công nghiệp, khu đô thị.
Chính vì vậy, trước tình trạng khó khăn của bất động sản của các nước khác cộng với độ mở của nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng tăng, nên nhà đầu tư lại đang nhắm đến Việt Nam, một thị trường được đánh giá là còn nhiều tiềm năng cho kinh doanh bất động sản là một điều dễ hiểu.
Chính vì thế, chủ trương chung của chúng ta là vẫn tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các dự án bất động sản, với điều kiện phải đúng luật và đúng định hướng. Tuy nhiên, bên cạnh việc cấp thêm phép thì chúng tôi vẫn phải rà soát lại các dự án đầu tư kém hiệu quả và sai mục đích.
Chưa thể công bố kết quả cắt giảm đầu tư công
Nhiều ý kiến cho rằng, chương trình cắt giảm đầu tư công là hoàn toàn hợp lý, nhưng việc thực hiện là rất khó, thậm chí nhiều địa phương đã làm sai, thưa Thứ trưởng?
Về kết quả của chương trình cắt giảm đầu tư công, đến nay chúng tôi đã có báo cáo từ đoàn kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các địa phương và đơn vị. Tuy nhiên, do còn phải đối chiếu và kiểm tra lại một số vấn đề nên chưa thể công bố với báo giới được, phải chờ một thời gian nữa.
Vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin một số địa phương đã cắt giảm đầu tư sai dự án, và chúng tôi đã cho đoàn tiến hành xác minh lại. Vì vậy, đến thời điểm này, chúng ta không nên vội vàng kết luận việc thực hiện cắt giảm đầu tư công có thành công, sai trái hay thất bại. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có báo cáo đầy đủ.
Nhưng liệu những số liệu của Bộ và Tổng cục Thống kê công bố có đảm bảo khách quan và chính xác?
Từ là một ngành trực thuộc Chính phủ, đến nay, Tổng cục Thống kê đã được hoạt động độc lập, các họat động thống kê đã có luật riêng. Vì vậy, mọi hoạt động thống kê đều phải được thực hiện theo Luật Thống kê nhằm đảm bảo tính độc lập, và không thể dùng ý chí chủ quan trong công bố kết quả thống kê được.
Chức năng của chúng tôi là tổng hợp số liệu từ 64 tỉnh thành và các bộ, ngành, sau đó đối chiếu, kiểm tra lại trước khi công bố. Không ai có thể tác động đến hoạt động của chúng tôi nhằm bóp méo con số, vì đó là công sức, là trách nhiệm không chỉ của chúng tôi mà là của toàn dân, toàn xã hội.
Với tư cách vừa là Thứ trưởng vừa là Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tôi xin cam đoan, những gì mà chúng tôi công bố, không chỉ là số liệu về đầu tư mà tất cả những số liệu của nền kinh tế nói chung, đều đảm bảo khách quan, đúng thực tế. Chỉ có phản ánh đúng nền kinh tế thì mới mong có được những chính sách phát triển phù hợp và hiệu quả.
Vấn đề khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện trong thu hút đầu tư đã được nhắc đến khá lâu nhưng tại sao tình trạng này lại không cải thiện, thậm chí đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Thứ trưởng có thể lý giải về vấn đề này?
Trên thực tế, vốn thực hiện vẫn có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, do tốc độ tăng của vốn đăng ký lại nhanh hơn nên khoảng cách giữa hai vốn này vẫn ngày càng tăng cao, hay nói cách khác, tỷ lệ vốn đăng ký/ vốn thực hiện vẫn thấp và có chiều hướng ngày càng giảm.
Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế, kết cấu hạ tầng của chúng ta nhìn chung còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng nâng tổng vốn đầu tư cũng như quy mô dự án, nên họ đặt ra những điều kiện về xử lý mặt bằng, cơ chế ưu đãi, trình độ nhân công… trong khi chúng ta chưa thể đáp ứng ngay được nên việc thực hiện các dự án lại càng thêm khó khăn.
Bên cạnh đó, lại tồn tại mâu thuẫn khó có thể giải quyết ngay, đó là chúng ta chủ trương yêu cầu các dự án đầu tư nước ngoài phải tập trung vào những lĩnh vực có trình độ khoa học công nghệ cao, trong khi đó, tỷ lệ lao động có tay nghề cao của chúng ta lại hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều dự án phải đình hoãn hoặc không thể triển khai.
Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, công tác quản lý của chúng ta đang “có vấn đề”, đặc biệt là trong việc cấp phép và các thủ tục hành chính của các địa phương.
Vẫn tiếp tục gọi đầu tư vào bất động sản
Chính phủ đã có chủ trương là kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất vật liệu mới, kết cấu hạ tầng, các vùng khó khăn, nhưng tại sao đầu tư vào bất động sản (lĩnh vực không mang lại nhiều hiệu quả cho sản xuất vật chất) vẫn chiếm tỷ lệ khá cao và đang có xu hướng tăng lên, thưa Thứ trưởng ?
Thực ra, trong định hướng của Chính phủ vẫn có định hướng kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản mà chính xác là đầu tư vào các khu công nghiệp, khu đô thị.
Chính vì vậy, trước tình trạng khó khăn của bất động sản của các nước khác cộng với độ mở của nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng tăng, nên nhà đầu tư lại đang nhắm đến Việt Nam, một thị trường được đánh giá là còn nhiều tiềm năng cho kinh doanh bất động sản là một điều dễ hiểu.
Chính vì thế, chủ trương chung của chúng ta là vẫn tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các dự án bất động sản, với điều kiện phải đúng luật và đúng định hướng. Tuy nhiên, bên cạnh việc cấp thêm phép thì chúng tôi vẫn phải rà soát lại các dự án đầu tư kém hiệu quả và sai mục đích.