Không đến Việt Nam để “lướt sóng”
Các lãnh đạo cao cấp của 23 tập đoàn Mỹ tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực tài chính, dầu mỏ, công nghệ thông tin
Một phái đoàn 50 quan chức cao cấp của 23 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đang có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 7/5/2008.
Các nhà lãnh đạo cao cấp của 23 “đại gia” như General Electric, Boeing, Chevron, ConocoPhillips, The Dow Chemical Company, ExxonMobil, Fedex, Ford, Glaxo-Smith Kline, IBM, Johnson & Johnson, Qualcomm, UPS... đã có mặt tại Việt Nam trong chuyến thăm tìm hiểu môi trường đầu tư do Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (USABC) tổ chức.
Tầm nhìn dài hạn
Tiếp theo phái đoàn cũng gồm 23 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ do Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Carlos M. Gutierrez dẫn đầu đến VN hồi tháng 11 năm ngoái, thì đây là phái đoàn phát triển kinh doanh lớn thứ hai của Hoa Kỳ đến Việt Nam tính từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO tháng 1/2007.
Là người dẫn đầu phái đoàn này, Chủ tịch Hội đồng - ông Matthew P.Daley phát biểu: “Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều thách thức lớn nhưng các công ty của chúng tôi vẫn hết sức quan tâm đến Đông Nam Á, nhất là Việt Nam”. Theo ông Daley, “những tập đoàn này có tầm nhìn dài hạn, chiến lược trong kinh doanh ở Việt Nam và rất nhiều công ty đã và đang tiến hành những chương trình lớn ở đây”.
23 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực nông nghiệp, hạ tầng, năng lượng, giao thông, hàng không, tài chính, y tế, dược, chuyển phát nhanh, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và truyền thông... đang có mặt tại Việt Nam. Họ sẽ có 15 cuộc tiếp xúc quan trọng với các vị lãnh đạo của Đảng và Chính phủ cũng như nhiều bộ, ngành của Việt Nam để thu thập thông tin giúp họ phát triển tại thị trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có mối quan tâm đặc biệt đến việc kinh doanh tại Việt Nam. Ổn định chính trị là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn khiến các doanh nghiệp Hoa Kỳ lưu tâm đến thị trường Việt Nam. Ông Stuart Dean, Chủ tịch Tập đoàn General Electric Đông Nam Á, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban kinh doanh Mỹ - Việt nói: “Trong số các nước đang phát triển, Việt Nam dẫn đầu về tiêu chí ổn định chính trị”.
Hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam. Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ phân bổ chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều kỹ năng/vốn. Khoảng một nửa là ở lĩnh vực dầu khí, khoảng 1/3 tập trung ở các ngành chế tạo, còn lại là ở các ngành dịch vụ, phát triển bất động sản và nông nghiệp.
Bên cạnh đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tăng nhanh hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, trong đó khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng số vốn đầu tư gián tiếp rót vào Việt Nam là từ Hoa Kỳ.
Những mối quan tâm
Trả lời câu hỏi của báo giới về kỳ vọng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia chuyến thăm này, đại diện Ban tổ chức cho biết: một số doanh nghiệp tham gia chuyến đi này đã hoạt động ở Việt Nam rồi và muốn tìm kiếm thêm những cơ hội để phát triển mạnh hơn. Những doanh nghiệp khác thì muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Điều mà họ quan tâm nhất là Việt Nam sẽ thực thi những cam kết khi gia nhập WTO như thế nào.
“Cách đi đúng hướng nhất là hai bên tiếp tục giữ vững các cam kết trong đó bao gồm các lĩnh vực thương mại và đầu tư, đó là tiếp tục mở cửa nền kinh tế, tự do thương mại. Giữ vững cam kết, tự do thương mại cũng là cách duy nhất để các nền kinh tế vượt qua suy thoái, tiếp tục phát triển. Nếu dựng rào cản để đối phó, cản trở trong ngắn hạn sẽ gây tác động không tốt đối với phát triển trong dài hạn. Đó cũng là thông điệp của chúng tôi khi đến Việt Nam lần này”, ông Stuart Dean nhận xét.
Một cuộc khảo sát do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành năm vừa qua đối với 385 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các công ty Hoa Kỳ, cũng chỉ ra rằng các công ty Hoa Kỳ coi trọng hơn các vấn đề mở cửa thông thoáng đối với các ngành dịch vụ; minh bạch hoá được cải thiện; và ở mức độ ít hơn một chút là cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả hơn và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ hơn.
Liên quan đến những quan ngại về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cũng như lạm phát cao ở Việt Nam có thể làm nản lòng các tập đoàn Hoa Kỳ bỏ vốn đầu tư, ông Stuart Dean khẳng định rằng “không chỉ General Electric mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ đều tin tưởng vào hướng đi của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Đặc trưng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là kinh doanh với chiến lược dài hạn. Chúng tôi không phải là những công ty đến Việt Nam để "lướt sóng" với mục đích kiếm tiền nhanh rồi rút” - vị Chủ tịch Tập đoàn General Electric quả quyết.
“Chúng tôi nhận ra Việt Nam cũng chịu tác động từ những thách thức của nền kinh tế toàn cầu, nhưng Chính phủ Việt Nam phản ứng tương đối nhanh, quyết đoán và có hiệu quả. Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư và kinh doanh Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đồng ý là nhập siêu của Việt Nam lớn nhưng chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đầu tư trong nước tăng rất nhanh. Về dài hạn, những khoản đầu tư này sẽ tạo ra sản phẩm và phục vụ xuất khẩu ngược trở lại nên sẽ đảm bảo cán cân thương mại, tạo ra thặng dư thương mại - tức là xuất siêu”. Ông nói
Theo lời đại diện tập đoàn này, các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi đầu tư vào một nước thường kèm theo những chương trình trách nhiệm xã hội như học bổng, giáo dục đào tạo nhân lực, hỗ trợ y tế, từ thiện... Một đặc trưng nữa của doanh nghiệp Hoa Kỳ là tập trung ưu tiên cho xây dựng nguồn nhân lực địa phương, ưu tiên địa phương hóa các lãnh đạo quản lý cao cấp của doanh nghiệp Hoa Kỳ ở đây. Theo đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể đầu tư cho các sinh viên Việt Nam học tập và sau đó làm việc trực tiếp cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Khi nhu cầu lớn, họ có thể được chuyển tới trụ sở của các tập đoàn Hoa Kỳ trên toàn cầu để phát triển công việc.
Trong các yếu tố chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, so với các công ty khác, các công ty Hoa Kỳ quan tâm hơn tới việc áp dụng các ưu đãi đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường cải cách hành chính và tính minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tư, loại bỏ các quy định thiếu nhất quán và ký kết hiệp định về thuế. “Chi phí sản xuất đầu vào cao cũng là vấn đề Chính phủ phải lưu tâm nếu không cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới sẽ ngày càng giảm đi”, ông Stuart Dean nói.
Ngoài ra, vị trưởng đoàn này cũng nhấn mạnh rằng người Mỹ vào đây không phải để tận dụng nhân công giá rẻ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đến đây là để sử dụng nguồn lao động chất lượng cao, và kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, hiện nay do lạm phát nên chi phí đầu vào cao, Chính phủ Việt Nam cần có các giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề nhân công, chi phí đối với sản phẩm làm ra, đặc biệt là các mặt hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo cao cấp của 23 “đại gia” như General Electric, Boeing, Chevron, ConocoPhillips, The Dow Chemical Company, ExxonMobil, Fedex, Ford, Glaxo-Smith Kline, IBM, Johnson & Johnson, Qualcomm, UPS... đã có mặt tại Việt Nam trong chuyến thăm tìm hiểu môi trường đầu tư do Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (USABC) tổ chức.
Tầm nhìn dài hạn
Tiếp theo phái đoàn cũng gồm 23 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ do Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Carlos M. Gutierrez dẫn đầu đến VN hồi tháng 11 năm ngoái, thì đây là phái đoàn phát triển kinh doanh lớn thứ hai của Hoa Kỳ đến Việt Nam tính từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO tháng 1/2007.
Là người dẫn đầu phái đoàn này, Chủ tịch Hội đồng - ông Matthew P.Daley phát biểu: “Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều thách thức lớn nhưng các công ty của chúng tôi vẫn hết sức quan tâm đến Đông Nam Á, nhất là Việt Nam”. Theo ông Daley, “những tập đoàn này có tầm nhìn dài hạn, chiến lược trong kinh doanh ở Việt Nam và rất nhiều công ty đã và đang tiến hành những chương trình lớn ở đây”.
23 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực nông nghiệp, hạ tầng, năng lượng, giao thông, hàng không, tài chính, y tế, dược, chuyển phát nhanh, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và truyền thông... đang có mặt tại Việt Nam. Họ sẽ có 15 cuộc tiếp xúc quan trọng với các vị lãnh đạo của Đảng và Chính phủ cũng như nhiều bộ, ngành của Việt Nam để thu thập thông tin giúp họ phát triển tại thị trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có mối quan tâm đặc biệt đến việc kinh doanh tại Việt Nam. Ổn định chính trị là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn khiến các doanh nghiệp Hoa Kỳ lưu tâm đến thị trường Việt Nam. Ông Stuart Dean, Chủ tịch Tập đoàn General Electric Đông Nam Á, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban kinh doanh Mỹ - Việt nói: “Trong số các nước đang phát triển, Việt Nam dẫn đầu về tiêu chí ổn định chính trị”.
Hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam. Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ phân bổ chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều kỹ năng/vốn. Khoảng một nửa là ở lĩnh vực dầu khí, khoảng 1/3 tập trung ở các ngành chế tạo, còn lại là ở các ngành dịch vụ, phát triển bất động sản và nông nghiệp.
Bên cạnh đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tăng nhanh hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, trong đó khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng số vốn đầu tư gián tiếp rót vào Việt Nam là từ Hoa Kỳ.
Những mối quan tâm
Trả lời câu hỏi của báo giới về kỳ vọng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia chuyến thăm này, đại diện Ban tổ chức cho biết: một số doanh nghiệp tham gia chuyến đi này đã hoạt động ở Việt Nam rồi và muốn tìm kiếm thêm những cơ hội để phát triển mạnh hơn. Những doanh nghiệp khác thì muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Điều mà họ quan tâm nhất là Việt Nam sẽ thực thi những cam kết khi gia nhập WTO như thế nào.
“Cách đi đúng hướng nhất là hai bên tiếp tục giữ vững các cam kết trong đó bao gồm các lĩnh vực thương mại và đầu tư, đó là tiếp tục mở cửa nền kinh tế, tự do thương mại. Giữ vững cam kết, tự do thương mại cũng là cách duy nhất để các nền kinh tế vượt qua suy thoái, tiếp tục phát triển. Nếu dựng rào cản để đối phó, cản trở trong ngắn hạn sẽ gây tác động không tốt đối với phát triển trong dài hạn. Đó cũng là thông điệp của chúng tôi khi đến Việt Nam lần này”, ông Stuart Dean nhận xét.
Một cuộc khảo sát do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành năm vừa qua đối với 385 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các công ty Hoa Kỳ, cũng chỉ ra rằng các công ty Hoa Kỳ coi trọng hơn các vấn đề mở cửa thông thoáng đối với các ngành dịch vụ; minh bạch hoá được cải thiện; và ở mức độ ít hơn một chút là cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả hơn và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ hơn.
Liên quan đến những quan ngại về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cũng như lạm phát cao ở Việt Nam có thể làm nản lòng các tập đoàn Hoa Kỳ bỏ vốn đầu tư, ông Stuart Dean khẳng định rằng “không chỉ General Electric mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ đều tin tưởng vào hướng đi của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Đặc trưng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là kinh doanh với chiến lược dài hạn. Chúng tôi không phải là những công ty đến Việt Nam để "lướt sóng" với mục đích kiếm tiền nhanh rồi rút” - vị Chủ tịch Tập đoàn General Electric quả quyết.
“Chúng tôi nhận ra Việt Nam cũng chịu tác động từ những thách thức của nền kinh tế toàn cầu, nhưng Chính phủ Việt Nam phản ứng tương đối nhanh, quyết đoán và có hiệu quả. Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư và kinh doanh Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đồng ý là nhập siêu của Việt Nam lớn nhưng chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đầu tư trong nước tăng rất nhanh. Về dài hạn, những khoản đầu tư này sẽ tạo ra sản phẩm và phục vụ xuất khẩu ngược trở lại nên sẽ đảm bảo cán cân thương mại, tạo ra thặng dư thương mại - tức là xuất siêu”. Ông nói
Theo lời đại diện tập đoàn này, các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi đầu tư vào một nước thường kèm theo những chương trình trách nhiệm xã hội như học bổng, giáo dục đào tạo nhân lực, hỗ trợ y tế, từ thiện... Một đặc trưng nữa của doanh nghiệp Hoa Kỳ là tập trung ưu tiên cho xây dựng nguồn nhân lực địa phương, ưu tiên địa phương hóa các lãnh đạo quản lý cao cấp của doanh nghiệp Hoa Kỳ ở đây. Theo đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể đầu tư cho các sinh viên Việt Nam học tập và sau đó làm việc trực tiếp cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Khi nhu cầu lớn, họ có thể được chuyển tới trụ sở của các tập đoàn Hoa Kỳ trên toàn cầu để phát triển công việc.
Trong các yếu tố chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, so với các công ty khác, các công ty Hoa Kỳ quan tâm hơn tới việc áp dụng các ưu đãi đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường cải cách hành chính và tính minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tư, loại bỏ các quy định thiếu nhất quán và ký kết hiệp định về thuế. “Chi phí sản xuất đầu vào cao cũng là vấn đề Chính phủ phải lưu tâm nếu không cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới sẽ ngày càng giảm đi”, ông Stuart Dean nói.
Ngoài ra, vị trưởng đoàn này cũng nhấn mạnh rằng người Mỹ vào đây không phải để tận dụng nhân công giá rẻ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đến đây là để sử dụng nguồn lao động chất lượng cao, và kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, hiện nay do lạm phát nên chi phí đầu vào cao, Chính phủ Việt Nam cần có các giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề nhân công, chi phí đối với sản phẩm làm ra, đặc biệt là các mặt hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Hoa Kỳ.