“Không đổi mới cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế”
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định: “Không đổi mới cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế”
“Không đổi mới cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế”, cuối ngày 1/11, sau khi nghe 40 ý kiến của đại biểu về tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại và doanh nghiệp Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu trước Quốc hội.
Đồng tình với nhận xét của nhiều vị là tái cơ cấu nền kinh tế “có chậm trễ”, ông Vinh nêu rõ chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế đang có vấn đề. Động lực để tăng trưởng cao hơn nữa cũng đang có vấn đề. Đã đến lúc chúng ta đổi mới mô hình tăng trưởng. Chúng ta phải thay đổi thể chế, đấy là điều mọi người dân đều mong muốn chứ không chỉ các đại biểu Quốc hội chúng ta.
Cho biết là đang có những số liệu cụ thể để đánh giá những nguy cơ và sự tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh, chất lượng hiệu quả của nền kinh tế đang giảm dần, báo hiệu Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nếu không đổi mới thì tăng trưởng sẽ không cao được.
"Các đồng chí nói là tăng trưởng dưới tiềm năng. Tôi chưa đồng tình cái này. Nói là tiềm năng thì chúng ta tính bằng cái gì, căn cứ vào đâu để tính tiềm năng? Tiềm năng của Việt Nam là tăng trưởng 7% à? Không phải. Tiềm năng có đúng là 8-9% không? Quốc tế đang đề nghị Việt Nam phải tăng trưởng từ 8-9%/năm thì khoảng 40 năm sau chúng ta mới đạt được như Hàn Quốc bây giờ”, ông Vinh nói.
Tiếp mạch, Bộ Trưởng Vinh cho rằng, tiềm năng hay không thì chính là ở con người, chứ tài nguyên không phải là cái quyết định. Thể chế sẽ quyết định tăng trưởng. Những đất nước không có tiềm năng về tài nguyên nhưng có tiềm năng về con người và phát huy tiềm năng con người thì họ là những nước phát triển mạnh mẽ nhất. Cho nên giới hạn tiềm năng chính là giới hạn ở trí tuệ con người và Việt mình có rất nhiều tiềm năng.
Cho nên, theo ông Vinh, cần phải tiếp tục tái cấu trúc lại nền kinh tế. Những kết quả vừa qua chỉ là ban đầu. Ba lĩnh vực tái cấu trúc vừa qua chỉ là ba lĩnh vực then chốt, chứ không phải là tất cả. Mục tiêu mà nền kinh tế hướng đến là tính cạnh tranh cao hơn, chất lượng cao hơn, hiệu quả cao hơn, bền vững hơn.
Để đạt được mục tiêu như vậy thì tất cả các ngành đều phải làm, ví dụ ngành nông nghiệp là ngành tiên phong đã làm đề án với 16 đề án tái cơ cấu riêng. Cho nên mỗi một ngành, mỗi một cấp đều phải viết đề án của mình.
“Tôi đề nghị Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn để các ngành, các cấp dựa vào các tiêu chí đó để viết lên các đề án tái cấu trúc của mình. Trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ…”, ông Vinh cho biết.
Cho rằng cần tái cơ cấu cả tổ chức, ông Vinh nói “tôi nghĩ các đồng chí nói một ý rất hay. Không đổi mới cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế. Các chuyên gia quốc tế nói với tôi rằng nếu ông đổi mới doanh nghiệp nhà nước mà ông vẫn để nguyên cán bộ là những người từng sinh ra doanh nghiệp đó, lãnh đạo doanh nghiệp đó thời kỳ vẻ vang thì hôm nay họ không thể tự mình chặt chân mình, phải người khác đến thì mới đổi mới được. Đó là kinh nghiệm của Indonesia và nhiều nước khác. Cho nên, đổi mới đội ngũ cán bộ là một bước phải làm. Không đơn giản, không tự mình đổi mới mình thì khó lắm, ngành tổ chức cũng phải đổi mới mình”.
Dẫn nhận xét các địa phương chậm trễ trong tái cơ cấu, Bộ trưởng nói thẳng là ông không đồng tình. Vì địa phương muốn đổi mới thì phải dựa vào tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ, của các ngành, lĩnh vực, tức là trông đợi vào thể chế. Địa phương họ không làm được thể chế. Điều mà địa phương cần làm là phân tích những lợi thế của mình là gì, hạn chế là gì, phải có biện pháp gì để tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế.
Mục tiêu của chúng ta không phải là tái cơ cấu kết thúc vào năm 2015, mà phải là cả giai đoạn tiếp theo và lâu dài hơn nữa. Làm gì có chuyện tái cơ cấu mấy năm mà nền kinh tế cất cánh được, không được. Tái cấu trúc là làm cho Việt Nam cất cánh lên. Cho nên phải làm dài hạn. Nhưng từng năm một, từng nhiệm vụ một phải đặt ra những mục tiêu cụ thể để phấn đấu, ông Vinh nói tiếp.
Đánh giá rất cao ý kiến của các vị đại biểu, từ đáy lòng, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, Quốc hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vì đổi mới thể chế, ra các luật lệ là của Quốc hội. Chỉ có luật mới làm cuộc sống thay đổi được. Không thể dùng lời khuyên hay dùng mong muốn để thay đổi mà phải thay đổi bằng luật.
“Tôi nghĩ trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, trí tuệ của các đại biểu Quốc hội là cực kỳ quan trọng. Chúng ta tạo ra đồng thuận trong toàn xã hội, trong Quốc hội, trong Đảng thì tôi nghĩ Chính phủ sẽ có nguồn lực để đổi mới và tôi hoàn toàn tin vào điều này”, ông Vinh kết thúc phần phát biểu dài hơn các vị đại biểu khác.
Đồng tình với nhận xét của nhiều vị là tái cơ cấu nền kinh tế “có chậm trễ”, ông Vinh nêu rõ chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế đang có vấn đề. Động lực để tăng trưởng cao hơn nữa cũng đang có vấn đề. Đã đến lúc chúng ta đổi mới mô hình tăng trưởng. Chúng ta phải thay đổi thể chế, đấy là điều mọi người dân đều mong muốn chứ không chỉ các đại biểu Quốc hội chúng ta.
Cho biết là đang có những số liệu cụ thể để đánh giá những nguy cơ và sự tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh, chất lượng hiệu quả của nền kinh tế đang giảm dần, báo hiệu Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nếu không đổi mới thì tăng trưởng sẽ không cao được.
"Các đồng chí nói là tăng trưởng dưới tiềm năng. Tôi chưa đồng tình cái này. Nói là tiềm năng thì chúng ta tính bằng cái gì, căn cứ vào đâu để tính tiềm năng? Tiềm năng của Việt Nam là tăng trưởng 7% à? Không phải. Tiềm năng có đúng là 8-9% không? Quốc tế đang đề nghị Việt Nam phải tăng trưởng từ 8-9%/năm thì khoảng 40 năm sau chúng ta mới đạt được như Hàn Quốc bây giờ”, ông Vinh nói.
Tiếp mạch, Bộ Trưởng Vinh cho rằng, tiềm năng hay không thì chính là ở con người, chứ tài nguyên không phải là cái quyết định. Thể chế sẽ quyết định tăng trưởng. Những đất nước không có tiềm năng về tài nguyên nhưng có tiềm năng về con người và phát huy tiềm năng con người thì họ là những nước phát triển mạnh mẽ nhất. Cho nên giới hạn tiềm năng chính là giới hạn ở trí tuệ con người và Việt mình có rất nhiều tiềm năng.
Cho nên, theo ông Vinh, cần phải tiếp tục tái cấu trúc lại nền kinh tế. Những kết quả vừa qua chỉ là ban đầu. Ba lĩnh vực tái cấu trúc vừa qua chỉ là ba lĩnh vực then chốt, chứ không phải là tất cả. Mục tiêu mà nền kinh tế hướng đến là tính cạnh tranh cao hơn, chất lượng cao hơn, hiệu quả cao hơn, bền vững hơn.
Để đạt được mục tiêu như vậy thì tất cả các ngành đều phải làm, ví dụ ngành nông nghiệp là ngành tiên phong đã làm đề án với 16 đề án tái cơ cấu riêng. Cho nên mỗi một ngành, mỗi một cấp đều phải viết đề án của mình.
“Tôi đề nghị Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn để các ngành, các cấp dựa vào các tiêu chí đó để viết lên các đề án tái cấu trúc của mình. Trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ…”, ông Vinh cho biết.
Cho rằng cần tái cơ cấu cả tổ chức, ông Vinh nói “tôi nghĩ các đồng chí nói một ý rất hay. Không đổi mới cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế. Các chuyên gia quốc tế nói với tôi rằng nếu ông đổi mới doanh nghiệp nhà nước mà ông vẫn để nguyên cán bộ là những người từng sinh ra doanh nghiệp đó, lãnh đạo doanh nghiệp đó thời kỳ vẻ vang thì hôm nay họ không thể tự mình chặt chân mình, phải người khác đến thì mới đổi mới được. Đó là kinh nghiệm của Indonesia và nhiều nước khác. Cho nên, đổi mới đội ngũ cán bộ là một bước phải làm. Không đơn giản, không tự mình đổi mới mình thì khó lắm, ngành tổ chức cũng phải đổi mới mình”.
Dẫn nhận xét các địa phương chậm trễ trong tái cơ cấu, Bộ trưởng nói thẳng là ông không đồng tình. Vì địa phương muốn đổi mới thì phải dựa vào tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ, của các ngành, lĩnh vực, tức là trông đợi vào thể chế. Địa phương họ không làm được thể chế. Điều mà địa phương cần làm là phân tích những lợi thế của mình là gì, hạn chế là gì, phải có biện pháp gì để tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế.
Mục tiêu của chúng ta không phải là tái cơ cấu kết thúc vào năm 2015, mà phải là cả giai đoạn tiếp theo và lâu dài hơn nữa. Làm gì có chuyện tái cơ cấu mấy năm mà nền kinh tế cất cánh được, không được. Tái cấu trúc là làm cho Việt Nam cất cánh lên. Cho nên phải làm dài hạn. Nhưng từng năm một, từng nhiệm vụ một phải đặt ra những mục tiêu cụ thể để phấn đấu, ông Vinh nói tiếp.
Đánh giá rất cao ý kiến của các vị đại biểu, từ đáy lòng, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, Quốc hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vì đổi mới thể chế, ra các luật lệ là của Quốc hội. Chỉ có luật mới làm cuộc sống thay đổi được. Không thể dùng lời khuyên hay dùng mong muốn để thay đổi mà phải thay đổi bằng luật.
“Tôi nghĩ trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, trí tuệ của các đại biểu Quốc hội là cực kỳ quan trọng. Chúng ta tạo ra đồng thuận trong toàn xã hội, trong Quốc hội, trong Đảng thì tôi nghĩ Chính phủ sẽ có nguồn lực để đổi mới và tôi hoàn toàn tin vào điều này”, ông Vinh kết thúc phần phát biểu dài hơn các vị đại biểu khác.