"Không dùng biện pháp hành chính quản lý dòng vốn"
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết về Pháp lệnh Ngoại hối, trong đó có liên quan đến việc quản lý các dòng vốn, đặc biệt là đầu tư gián tiếp
Ngày 28/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, trong đó có những quy định về đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Cụ thể, Điều 14 quy định người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.
Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam.
Một trong những hoạt động chính của tài khoản trên theo quy định là để chi giúp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và các khoản chi khác liên quan đến đầu tư gián tiếp. Đặc biệt Nghị định cũng cho phép tài khoản đó được chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài.
Như vậy, việc quy định mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam là để phù hợp với quy định niêm yết bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng của đầu tư gián tiếp như cổ phần, chứng khoán của doanh nghiệp…
Việc quy định trên cũng không liên quan đến yêu cầu quản lý mang tính “găm giữ” các dòng vốn, gây e ngại đối với nhiều nhà đầu tư như vừa xảy ra tại Thái Lan.
Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), cũng khẳng định Việt Nam không và sẽ không dùng các biện pháp hành chính để quản lý các dòng vốn, đặc biệt là các dòng đầu tư gián tiếp.
“Câu chuyện của Thái Lan vừa qua, câu chuyện về việc sử dụng các biện pháp để quản lý các dòng vốn ngắn hạn, là một kinh nghiệm, một hình ảnh mà chúng ta đang theo sát diễn biến của nó”, ông Phước nói.
Ông Phước cho biết thêm: “Từ cuối năm 2004, Ngân hàng Nhà nước đã bãi bỏ việc găm giữ vốn 1 năm đối với các dòng vốn đầu tư ngắn hạn. Điều đó có nghĩa là chúng ta chấp nhận luật chơi, chấp nhận vốn vào và vốn ra”.
Vì sao Ngân hàng Nhà nước lại bỏ quy định trên?
“Vì chúng ta tự tin với một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ góp phần tạo lập lòng tin của nhà đầu tư. Tôi cũng tin các chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng đủ sức hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều các dòng vốn vào Việt Nam. Và chúng tôi cũng tự tin rằng việc theo dõi rất chặt chẽ, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các chính sách khác thì chúng tôi có thể ứng xử, đối phó được với những gì có thể xẩy ra”, ông Phước trả lời.
Tất nhiên, các dòng vốn thuận lợi khi vào Việt Nam thì khả năng rút vốn ồ ạt cũng có thể xẩy ra.
Trao đổi với VnEconomy mới đây, ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành Dragon Capital, cũng đã đề cập đến cảnh bảo đó. Ông lo ngại rằng nếu các dòng vốn dồn dập vào Việt Nam nhưng công tác tạo hàng hạn chế, hoặc Chính phủ không tạo được nhiều cơ hội để đầu tư, thì có thể sẽ xẩy ra việc rút vốn ồ ạt, tác động mạnh đến nền kinh tế.
Ông Trương Văn Phước cũng cho rằng đó là một thách thức, nhưng Việt Nam rất tự tin ở tiềm năng đầu tư cũng như tài năng trong công tác điều hành, phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô. Và khả năng đó trong trung hạn là khó xẩy ra.
Cụ thể, Điều 14 quy định người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.
Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam.
Một trong những hoạt động chính của tài khoản trên theo quy định là để chi giúp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và các khoản chi khác liên quan đến đầu tư gián tiếp. Đặc biệt Nghị định cũng cho phép tài khoản đó được chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài.
Như vậy, việc quy định mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam là để phù hợp với quy định niêm yết bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng của đầu tư gián tiếp như cổ phần, chứng khoán của doanh nghiệp…
Việc quy định trên cũng không liên quan đến yêu cầu quản lý mang tính “găm giữ” các dòng vốn, gây e ngại đối với nhiều nhà đầu tư như vừa xảy ra tại Thái Lan.
Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), cũng khẳng định Việt Nam không và sẽ không dùng các biện pháp hành chính để quản lý các dòng vốn, đặc biệt là các dòng đầu tư gián tiếp.
“Câu chuyện của Thái Lan vừa qua, câu chuyện về việc sử dụng các biện pháp để quản lý các dòng vốn ngắn hạn, là một kinh nghiệm, một hình ảnh mà chúng ta đang theo sát diễn biến của nó”, ông Phước nói.
Ông Phước cho biết thêm: “Từ cuối năm 2004, Ngân hàng Nhà nước đã bãi bỏ việc găm giữ vốn 1 năm đối với các dòng vốn đầu tư ngắn hạn. Điều đó có nghĩa là chúng ta chấp nhận luật chơi, chấp nhận vốn vào và vốn ra”.
Vì sao Ngân hàng Nhà nước lại bỏ quy định trên?
“Vì chúng ta tự tin với một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ góp phần tạo lập lòng tin của nhà đầu tư. Tôi cũng tin các chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng đủ sức hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều các dòng vốn vào Việt Nam. Và chúng tôi cũng tự tin rằng việc theo dõi rất chặt chẽ, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các chính sách khác thì chúng tôi có thể ứng xử, đối phó được với những gì có thể xẩy ra”, ông Phước trả lời.
Tất nhiên, các dòng vốn thuận lợi khi vào Việt Nam thì khả năng rút vốn ồ ạt cũng có thể xẩy ra.
Trao đổi với VnEconomy mới đây, ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành Dragon Capital, cũng đã đề cập đến cảnh bảo đó. Ông lo ngại rằng nếu các dòng vốn dồn dập vào Việt Nam nhưng công tác tạo hàng hạn chế, hoặc Chính phủ không tạo được nhiều cơ hội để đầu tư, thì có thể sẽ xẩy ra việc rút vốn ồ ạt, tác động mạnh đến nền kinh tế.
Ông Trương Văn Phước cũng cho rằng đó là một thách thức, nhưng Việt Nam rất tự tin ở tiềm năng đầu tư cũng như tài năng trong công tác điều hành, phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô. Và khả năng đó trong trung hạn là khó xẩy ra.