Không học chuyên ngành giao thông, Bộ trưởng khó khăn gì?
14 chất vấn bằng văn bản của đại biểu với Bộ trưởng Thăng ngồn ngộn những bức xúc, của cả chuyện cũ, chuyện mới
Không học về chuyên ngành giao thông, nhưng được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, khó khăn lớn nhất của Bộ trưởng là gì? xin cho biết để đại biểu Quốc hội cùng chia sẻ…
Chất vấn khá “lạ” này được đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) gửi đến Bộ trưởng Đinh La Thăng, khi ông mới ở cương vị “tư lệnh” ngành giao thông chưa đầy 4 tháng.
Tuy nhiên, như nhiều ý kiến đã phát biểu tại nghị trường, Bộ trưởng có nhiệm kỳ, song trách nhiệm thì không có nhiệm kỳ, vì vậy 14 chất vấn bằng văn bản của đại biểu với Bộ trưởng Thăng vẫn ngồn ngộn những bức xúc, của cả chuyện cũ, chuyện mới.
Cùng với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, ông Thăng cũng là người nhận được nhiều chất vấn nhất tại kỳ họp này.
Riêng đại biểu Thuyền đã đưa đến 7 nội dung cần giải đáp cho Bộ trưởng Thăng. Đó là bao giờ đoạn qua Lâm Đồng của đường Đông Trường Sơn mới hoàn thành, khi con đường này được khởi công đã hơn 4 năm?
Đó là giải pháp chống ùn tắc giao thông khi nhà máy chế biến bauxit sắp hoàn thành, là thời gian khởi công của đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây…
Một điều khá đặc biệt là bên cạnh các chất vấn về hậu quả của sự cắt giảm một số công trình đang thi công dở dang, gây bức xúc lớn trong nhân dân, đại biểu cũng “truy” Bộ trưởng Thăng về một số công trình chưa thực sự cấp thiết.
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) đề nghị Bộ trưởng Thăng giải trình và làm rõ tiêu chí cắt giảm với 2 công trình trên địa bàn, trong đó có dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
Khi nhận quyết định đền bù giải tỏa nhân dân trong vùng dự án (thuộc tỉnh Long An) đều chấp hành tốt, đã chủ động vay vốn ngân hàng để mua đất vị trí khác cất nhà chuẩn bị di dời. Song hiện nay chưa có kinh phí chuyển giao đền bù, trong khi dân phải trả lãi ngân hàng nhiều năm nay.
Khó khăn về vốn, công trình dở dang, nhân dân bức xúc… cũng là “ổ voi” trên “lộ trình” của nhiều chất vấn dành cho người đứng đầu ngành giao thông, dù rất chia sẻ với Bộ trưởng.
Và cho dù, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội ngay tuần đầu của kỳ họp này, Bộ trưởng Thăng đã đăng đàn “mong các địa phương hết sức thông cảm và chia sẻ vì ngành giao thông vận tải năm nay từ tháng 4 đã hết tiền.
Đã thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 11 thì không có ứng vốn cho năm 2012 và như vậy thì phải chấp nhận là một số các dự án của các địa phương, các dự án của Trung ương phải dừng, giãn và phải chấp nhận một sự dở dang, ông Thăng giãi bày tại phiên thảo luận.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, sân bay quốc tế Long Thành lại được quyết định đầu tư với số vốn khá lớn chính là lý do để đại biểu Võ Thị Dung gửi chất vấn để được nghe giải trình về mục tiêu, nguồn vốn đầu tư giải pháp và hiệu quả của dự án này.
Bởi, theo đại biểu thì khu vực Đông và Tây Nam Bộ đã có các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và nếu được đầu tư thì sân bay quân sự Biên Hòa cũng có thể đưa vào hoạt động theo chức năng sân bay quốc tế.
Cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, sự xuất hiện của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn có lẽ cũng được cử tri mong đợi. Và tên hai ông đều đã cùng xuất hiện trong danh sách 5 vị bộ trưởng sẽ đăng đàn vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất với Quốc hội sáng qua (16/11).
Nhất trí với danh sách này và cũng chuẩn bị để chất vấn trực tiếp, song trao đổi với VnEconomy, một số vị đại biểu đã gửi chất vấn bằng văn bản đến Bộ trưởng Thăng cho biết họ vẫn đang chờ câu trả lời bằng văn bản của Bộ trưởng.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói rằng, trước đây khi một số vị bộ trưởng có khuyết điểm Quốc hội chất vấn thì thường nhận được câu trả lời là tôi không học chuyên ngành mà do Đảng phân công. Bộ trưởng Thăng cũng không học chuyên ngành giao thông thì khó khăn nhất là gì, đại biểu có biết thì mới chia sẻ được.
"Sau này giả sử Bộ trưởng có làm cái gì không đúng thì chúng tôi chất vấn tiếp, là nếu anh không làm được thì anh phải xin từ chức chứ không thể nói là anh không học chuyên ngành được. Anh Thăng là bộ trưởng trẻ, năng động, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, kết quả thực tiễn thì còn đòi hỏi thời gian kiểm nghiệm, nhưng tất nhiên nếu có chuyên môn thì quản lý, điều hành thuận lợi hơn", ông Thuyền nói.
Chất vấn khá “lạ” này được đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) gửi đến Bộ trưởng Đinh La Thăng, khi ông mới ở cương vị “tư lệnh” ngành giao thông chưa đầy 4 tháng.
Tuy nhiên, như nhiều ý kiến đã phát biểu tại nghị trường, Bộ trưởng có nhiệm kỳ, song trách nhiệm thì không có nhiệm kỳ, vì vậy 14 chất vấn bằng văn bản của đại biểu với Bộ trưởng Thăng vẫn ngồn ngộn những bức xúc, của cả chuyện cũ, chuyện mới.
Cùng với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, ông Thăng cũng là người nhận được nhiều chất vấn nhất tại kỳ họp này.
Riêng đại biểu Thuyền đã đưa đến 7 nội dung cần giải đáp cho Bộ trưởng Thăng. Đó là bao giờ đoạn qua Lâm Đồng của đường Đông Trường Sơn mới hoàn thành, khi con đường này được khởi công đã hơn 4 năm?
Đó là giải pháp chống ùn tắc giao thông khi nhà máy chế biến bauxit sắp hoàn thành, là thời gian khởi công của đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây…
Một điều khá đặc biệt là bên cạnh các chất vấn về hậu quả của sự cắt giảm một số công trình đang thi công dở dang, gây bức xúc lớn trong nhân dân, đại biểu cũng “truy” Bộ trưởng Thăng về một số công trình chưa thực sự cấp thiết.
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) đề nghị Bộ trưởng Thăng giải trình và làm rõ tiêu chí cắt giảm với 2 công trình trên địa bàn, trong đó có dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
Khi nhận quyết định đền bù giải tỏa nhân dân trong vùng dự án (thuộc tỉnh Long An) đều chấp hành tốt, đã chủ động vay vốn ngân hàng để mua đất vị trí khác cất nhà chuẩn bị di dời. Song hiện nay chưa có kinh phí chuyển giao đền bù, trong khi dân phải trả lãi ngân hàng nhiều năm nay.
Khó khăn về vốn, công trình dở dang, nhân dân bức xúc… cũng là “ổ voi” trên “lộ trình” của nhiều chất vấn dành cho người đứng đầu ngành giao thông, dù rất chia sẻ với Bộ trưởng.
Và cho dù, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội ngay tuần đầu của kỳ họp này, Bộ trưởng Thăng đã đăng đàn “mong các địa phương hết sức thông cảm và chia sẻ vì ngành giao thông vận tải năm nay từ tháng 4 đã hết tiền.
Đã thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 11 thì không có ứng vốn cho năm 2012 và như vậy thì phải chấp nhận là một số các dự án của các địa phương, các dự án của Trung ương phải dừng, giãn và phải chấp nhận một sự dở dang, ông Thăng giãi bày tại phiên thảo luận.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, sân bay quốc tế Long Thành lại được quyết định đầu tư với số vốn khá lớn chính là lý do để đại biểu Võ Thị Dung gửi chất vấn để được nghe giải trình về mục tiêu, nguồn vốn đầu tư giải pháp và hiệu quả của dự án này.
Bởi, theo đại biểu thì khu vực Đông và Tây Nam Bộ đã có các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và nếu được đầu tư thì sân bay quân sự Biên Hòa cũng có thể đưa vào hoạt động theo chức năng sân bay quốc tế.
Cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, sự xuất hiện của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn có lẽ cũng được cử tri mong đợi. Và tên hai ông đều đã cùng xuất hiện trong danh sách 5 vị bộ trưởng sẽ đăng đàn vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất với Quốc hội sáng qua (16/11).
Nhất trí với danh sách này và cũng chuẩn bị để chất vấn trực tiếp, song trao đổi với VnEconomy, một số vị đại biểu đã gửi chất vấn bằng văn bản đến Bộ trưởng Thăng cho biết họ vẫn đang chờ câu trả lời bằng văn bản của Bộ trưởng.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói rằng, trước đây khi một số vị bộ trưởng có khuyết điểm Quốc hội chất vấn thì thường nhận được câu trả lời là tôi không học chuyên ngành mà do Đảng phân công. Bộ trưởng Thăng cũng không học chuyên ngành giao thông thì khó khăn nhất là gì, đại biểu có biết thì mới chia sẻ được.
"Sau này giả sử Bộ trưởng có làm cái gì không đúng thì chúng tôi chất vấn tiếp, là nếu anh không làm được thì anh phải xin từ chức chứ không thể nói là anh không học chuyên ngành được. Anh Thăng là bộ trưởng trẻ, năng động, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, kết quả thực tiễn thì còn đòi hỏi thời gian kiểm nghiệm, nhưng tất nhiên nếu có chuyên môn thì quản lý, điều hành thuận lợi hơn", ông Thuyền nói.