“Không lo gạo xuất khẩu rớt giá!”
"Khả năng đạt mức 4 triệu tấn gạo xuất khẩu năm nay là hoàn toàn có thể", ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói
"Khả năng đạt mức 4 triệu tấn gạo xuất khẩu năm nay là hoàn toàn có thể", ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói.
Ông đánh giá ra sao về sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2007?
Do ảnh hưởng của dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá nên có thể vụ đông xuân năm nay tại ĐBSCL không đạt sản lượng 9 triệu tấn, nhưng cũng không thiếu nhiều so với năm 2005 bởi hầu hết các tỉnh đều chỉ đạo nông dân né rầy hiệu quả.
Chính vì vậy, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại xây dựng kế hoạch xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào năng suất vụ hè thu, Hiệp hội có thể đề nghị điều chỉnh sản lượng xuất khẩu lên khoảng 4,5 triệu. Riêng về thị trường xuất khẩu, chúng ta không gặp nhiều khó khăn do dự báo nhu cầu của thế giới khoảng 29 triệu tấn, nhưng thực tế có thể lên tới 30 triệu tấn. Nguồn cung sẽ ít do một số nước mất mùa, nên giá sẽ tăng, thị trường tốt.
Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là phải lo sản xuất cho tốt để có nhiều gạo hơn để xuất khẩu, đó là vấn đề quan trọng nhất. Đối với thị trường gạo của Việt Nam, cơ bản đã có trong tay khoảng 3,5 triệu tấn gạo. Đến giờ này, chúng ta đã ký kết được 1,6 triệu tấn, trong đó có nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá cả tốt và khối lượng lớn ở các thị trường truyền thống: Philippin, Indonesia, Cuba, Malaysia, Nhật Bản...
Như vậy, khả năng đạt mức 4 triệu tấn gạo xuất khẩu năm nay là hoàn toàn có thể. Song, điều chúng tôi lo ngại là nếu xảy ra tình trạng thiếu lúa do dịch bệnh có thể đẩy giá thị trường lên cao thì nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi đa số các hợp đồng xuất khẩu gạo đều nằm trong biên độ thu mua 1.800 đồng - 3.000 đồng/kg.
Do các tỉnh gieo sạ tập trung nên khả năng thu hoạch vụ đông xuân đồng loạt trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian ngắn sẽ gây khó khăn cho công tác thu mua. Vậy Hiệp hội có chỉ đạo cho các doanh nghiệp thành viên chuẩn bị ra sao?
Chỉ đạo né rầy để tránh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã thành công, có thể nói như vậy. Nhưng thành công xong rồi cũng bắt đầu lo.
Theo tính toán, trong tháng 3/2007, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hoạch khoảng chừng 600.000-800.000 ha, vấn đề nan giải là nhân lực và kho chứa. Các tỉnh đang triển khai hỗ trợ máy thu hoạch, nếu giải quyết được sẽ đỡ đi vì công lao động ở nông thôn bây giờ rất thiếu.
Nếu không thực hiện tốt việc này có thể đẩy giá công gặt lúa lên cao thì sản xuất lúa không hiệu quả. Lúa mà để lâu thì tổn thất sau thu hoạch cũng lớn. Tuy nhiên, theo tôi vấn đề lớn nhất là lo lắng giá gạo giảm sút sẽ không xảy ra bởi chúng ta đã ký hợp đồng trước đó được 1,6 triệu tấn.
Vì vậy, bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, Hiệp hội sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung lực lượng thu mua, chế biến và xuất hàng liên tục theo đúng tiến độ.
Về vốn để thu mua cũng khá ổn định khi đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có hợp đồng nên chủ động mua gạo vào. Sắp tới, đấu thầu ở Philippines 500.000 tấn gạo ngày 16/1 và tháng 2/2007 đấu thầu tiếp 500.000- 600.000 tấn, tháng 3/2007 sẽ đấu thầu tiếp một đợt như vậy nữa. Như vậy ta sẽ không lo đứt đoạn hợp đồng, các ngân hàng cũng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay, vì các hợp đồng gạo đã được ký kết.
Hiệp hội sẽ điều tiết như thế nào nếu xảy ra tình trạng giá gạo thu mua trong nước xuống thấp, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh nhau hạ giá cho đối tác nước ngoài?
Trong tháng 1-2/2007, Bộ Thương mại và Hiệp hội điều hành chưa cho ký các hợp đồng thương mại, nên không lo các doanh nghiệp cạnh tranh theo kiểu bán phá giá.
Vào tháng 3/2007, chúng tôi sẽ cho các doanh nghiêp tiến hành ký kết thêm một số hợp đồng thương mại nhưng với điều kiện giá xuất phải bằng giá hợp đồng tập trung trước đó. Vừa qua, chúng tôi đã triển khai rõ quy định này nên các doanh nghiệp ký hợp đồng giá thấp không được bán.
Cho đến thời điểm này, tôi cho rằng Hiệp hội sẽ điều tiết được giá xuất khẩu và lượng xuất khẩu nên không lo bị rớt giá.
Ông đánh giá ra sao về sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2007?
Do ảnh hưởng của dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá nên có thể vụ đông xuân năm nay tại ĐBSCL không đạt sản lượng 9 triệu tấn, nhưng cũng không thiếu nhiều so với năm 2005 bởi hầu hết các tỉnh đều chỉ đạo nông dân né rầy hiệu quả.
Chính vì vậy, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại xây dựng kế hoạch xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào năng suất vụ hè thu, Hiệp hội có thể đề nghị điều chỉnh sản lượng xuất khẩu lên khoảng 4,5 triệu. Riêng về thị trường xuất khẩu, chúng ta không gặp nhiều khó khăn do dự báo nhu cầu của thế giới khoảng 29 triệu tấn, nhưng thực tế có thể lên tới 30 triệu tấn. Nguồn cung sẽ ít do một số nước mất mùa, nên giá sẽ tăng, thị trường tốt.
Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là phải lo sản xuất cho tốt để có nhiều gạo hơn để xuất khẩu, đó là vấn đề quan trọng nhất. Đối với thị trường gạo của Việt Nam, cơ bản đã có trong tay khoảng 3,5 triệu tấn gạo. Đến giờ này, chúng ta đã ký kết được 1,6 triệu tấn, trong đó có nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá cả tốt và khối lượng lớn ở các thị trường truyền thống: Philippin, Indonesia, Cuba, Malaysia, Nhật Bản...
Như vậy, khả năng đạt mức 4 triệu tấn gạo xuất khẩu năm nay là hoàn toàn có thể. Song, điều chúng tôi lo ngại là nếu xảy ra tình trạng thiếu lúa do dịch bệnh có thể đẩy giá thị trường lên cao thì nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi đa số các hợp đồng xuất khẩu gạo đều nằm trong biên độ thu mua 1.800 đồng - 3.000 đồng/kg.
Do các tỉnh gieo sạ tập trung nên khả năng thu hoạch vụ đông xuân đồng loạt trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian ngắn sẽ gây khó khăn cho công tác thu mua. Vậy Hiệp hội có chỉ đạo cho các doanh nghiệp thành viên chuẩn bị ra sao?
Chỉ đạo né rầy để tránh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã thành công, có thể nói như vậy. Nhưng thành công xong rồi cũng bắt đầu lo.
Theo tính toán, trong tháng 3/2007, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hoạch khoảng chừng 600.000-800.000 ha, vấn đề nan giải là nhân lực và kho chứa. Các tỉnh đang triển khai hỗ trợ máy thu hoạch, nếu giải quyết được sẽ đỡ đi vì công lao động ở nông thôn bây giờ rất thiếu.
Nếu không thực hiện tốt việc này có thể đẩy giá công gặt lúa lên cao thì sản xuất lúa không hiệu quả. Lúa mà để lâu thì tổn thất sau thu hoạch cũng lớn. Tuy nhiên, theo tôi vấn đề lớn nhất là lo lắng giá gạo giảm sút sẽ không xảy ra bởi chúng ta đã ký hợp đồng trước đó được 1,6 triệu tấn.
Vì vậy, bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, Hiệp hội sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung lực lượng thu mua, chế biến và xuất hàng liên tục theo đúng tiến độ.
Về vốn để thu mua cũng khá ổn định khi đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có hợp đồng nên chủ động mua gạo vào. Sắp tới, đấu thầu ở Philippines 500.000 tấn gạo ngày 16/1 và tháng 2/2007 đấu thầu tiếp 500.000- 600.000 tấn, tháng 3/2007 sẽ đấu thầu tiếp một đợt như vậy nữa. Như vậy ta sẽ không lo đứt đoạn hợp đồng, các ngân hàng cũng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay, vì các hợp đồng gạo đã được ký kết.
Hiệp hội sẽ điều tiết như thế nào nếu xảy ra tình trạng giá gạo thu mua trong nước xuống thấp, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh nhau hạ giá cho đối tác nước ngoài?
Trong tháng 1-2/2007, Bộ Thương mại và Hiệp hội điều hành chưa cho ký các hợp đồng thương mại, nên không lo các doanh nghiệp cạnh tranh theo kiểu bán phá giá.
Vào tháng 3/2007, chúng tôi sẽ cho các doanh nghiêp tiến hành ký kết thêm một số hợp đồng thương mại nhưng với điều kiện giá xuất phải bằng giá hợp đồng tập trung trước đó. Vừa qua, chúng tôi đã triển khai rõ quy định này nên các doanh nghiệp ký hợp đồng giá thấp không được bán.
Cho đến thời điểm này, tôi cho rằng Hiệp hội sẽ điều tiết được giá xuất khẩu và lượng xuất khẩu nên không lo bị rớt giá.