Không nên “hiểu nhầm” việc bán cổ phần tập đoàn, tổng công ty
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nói về khó khăn trong việc thiết kế và xây dựng chính sách cổ phần hóa
Trước những thắc mắc của dư luận về việc có hay không sự khuất tất trong công tác bán cổ phần của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, đó chỉ là “sự hiểu nhầm”, xuất phát từ khó khăn trong việc thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề này.
Trao đổi với báo giới, ông Ninh nói:
- Trước đây xác định giá trị doanh nghiệp theo phương thức định giá trong nội bộ, cổ phần hoá khép kín. Đến Nghị định 187 và sau này là Nghị định 109 đã định giá và bán đấu giá trên thị trường chứng khoán, giá hình thành qua thị trường chứng khoán. Trong giá trị này đã tính giá trị của đất đai, giá trị thương hiệu vào trong giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hoá.
Đồng thời, chúng ta cũng hoàn thiện được một bước về bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, trong đó có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược trong nước.
Cơ chế chính sách về cổ phần hóa, từ khi cổ phần hóa khép kín, định giá, đến việc bán công khai trên thị trường chứng khoán thì là một bước tiến rất lớn. Việc bán cổ phần có “nhập nhèm” hay không, theo tôi, sự hiểu nhầm này có thể xuất phát từ cái khó trong việc thiết kế và xây dựng chính sách mà hiện chúng tôi cũng đang tìm cách tháo gỡ.
Ví dụ, khi bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thì có việc là bán trong nước và bán ngoài nước. Chúng ta có ý định mời họ tham gia vào các tập đoàn của chúng ta để cùng hùn vốn thay đổi phương thức quản trị, đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực, mở rộng thị trường... Nhưng chúng ta không có ưu đãi gì cả. Bởi vì khi đấu giá công khai trên thị trường chứng khoán và lấy giá bình quân hình thành đấu giá trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư chiến lược cũng phải mua theo giá đó.
Chúng ta đang phải đối mặt với những câu hỏi lớn về quan điểm là có dám cho các tập đoàn, các nhà đầu tư chiến lược này được đấu thầu trước không? Được mua trước khi chúng ta bán công khai ra ngoài không? Nếu cho đấu thầu trước, trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư chiến lược đấu thầu thì còn được, nhưng nếu chỉ có một nhà đầu tư chiến lược thôi thì có dám bán chỉ định không?
Nếu bán thấp sau đó chúng ta đấu giá ra ngoài thị trường lên xuống lại cao hơn thì sao tránh được “tội”! Để giải quyết những mâu thuẫn này, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và cảm thông trong việc thiết kế chính sách.
Theo kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì cần đẩy nhanh tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn và hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, vì hiện tiến độ của công việc này là quá chậm. Ông thấy kiến nghị này có đúng không?
Về thoái vốn đầu tư thì tính đến 31/12/2008, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thực hiện bán vốn Nhà nước tại 114 doanh nghiệp. Sau 2 năm hình thành và phát triển, SCIC nhận 892 doanh nghiệp và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu là có tới 87% các doanh nghiệp mà Nhà nước không thể nắm giữ, cần phải bán.
Việc bán vốn này chính là việc rút vốn ở những nơi không cần ra để đầu tư vào những lĩnh vực, những ngành nghề mà Nhà nước cần chi phối, cần đầu tư để thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, cũng là nơi doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để làm hoặc là không làm... Đây là một chủ trương lớn và tất nhiên đẩy nhanh được tiến độ là điều chúng tôi rất mong muốn.
Nhưng thực tế thì cho dù muốn bán nhanh cũng không bán được. Vì nhiều doanh nghiệp lỗ, vốn dưới 10 tỷ đồng thậm chí vốn chỉ có vài tỷ thôi, hiện chưa có cơ chế cho bán, ngoài việc “rao” bán đấu giá. Mà có lần chúng tôi đưa ra đấu giá có khi tới 3 lần mà không ai mua. Nếu cố thoái vốn, để bán dưới vốn thì sau này ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc bán đổ, bán tháo tài sản của Nhà nước? Rất khó!
Ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần tách bạch nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh của tập đoàn Nhà nước ra thì mới có thể đánh giá được “sức khoẻ” thực sự của khối này. Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào?
Nói chung, các đại biểu Quốc hội đều đã có những đánh giá một cách khách quan và tương đối xác đáng đối với kết quả đạt được của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng như chỉ ra được những tồn tại, khiếm khuyết, khó khăn mà các doanh nghiệp Nhà nước đang mắc phải trong quá trình chuyển đổi.
Theo tôi, đó là ý kiến đúng nhưng việc này rất khó thực hiện. Không phải chúng tôi không chỉ đạo các tập đoàn tách bạch ra nhưng bản thân tập đoàn cũng không tách được để đánh giá được việc này.
Tập đoàn của chúng ta không chỉ 2 trong 1 mà là 3 trong 1. Đó là tập đoàn Nhà nước vừa trong quá trình chuyển đổi, hoàn thiện, vừa sản xuất kinh doanh bình thường, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội do Nhà nước giao.
Đặc biệt qua 2008 - 2009 là hai năm vừa chống lạm phát vừa chống suy giảm kinh tế, chúng ta thấy rất rõ vai trò của doanh nghiệp Nhà nước dưới sự điều hành của Chính phủ.
Ví dụ, Tập đoàn Điện lực không được tăng giá, mãi đến đầu năm 2009 chúng ta mới được điều chỉnh giá và giá hiện nay chưa đi theo cơ chế thị trường. Tập đoàn Điện lực ngoài ra còn phải đầu tư theo nhiệm vụ Chính phủ giao là đầu tư kéo điện vào miền núi, vào Tây Nguyên, vào huyện đảo Phú Quốc, huyện đảo Lý Sơn, huyện đảo Phú Quý... Riêng khối đầu tư vào huyện đảo bình quân một năm lỗ 100 tỷ đồng...
Trao đổi với báo giới, ông Ninh nói:
- Trước đây xác định giá trị doanh nghiệp theo phương thức định giá trong nội bộ, cổ phần hoá khép kín. Đến Nghị định 187 và sau này là Nghị định 109 đã định giá và bán đấu giá trên thị trường chứng khoán, giá hình thành qua thị trường chứng khoán. Trong giá trị này đã tính giá trị của đất đai, giá trị thương hiệu vào trong giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hoá.
Đồng thời, chúng ta cũng hoàn thiện được một bước về bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, trong đó có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược trong nước.
Cơ chế chính sách về cổ phần hóa, từ khi cổ phần hóa khép kín, định giá, đến việc bán công khai trên thị trường chứng khoán thì là một bước tiến rất lớn. Việc bán cổ phần có “nhập nhèm” hay không, theo tôi, sự hiểu nhầm này có thể xuất phát từ cái khó trong việc thiết kế và xây dựng chính sách mà hiện chúng tôi cũng đang tìm cách tháo gỡ.
Ví dụ, khi bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thì có việc là bán trong nước và bán ngoài nước. Chúng ta có ý định mời họ tham gia vào các tập đoàn của chúng ta để cùng hùn vốn thay đổi phương thức quản trị, đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực, mở rộng thị trường... Nhưng chúng ta không có ưu đãi gì cả. Bởi vì khi đấu giá công khai trên thị trường chứng khoán và lấy giá bình quân hình thành đấu giá trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư chiến lược cũng phải mua theo giá đó.
Chúng ta đang phải đối mặt với những câu hỏi lớn về quan điểm là có dám cho các tập đoàn, các nhà đầu tư chiến lược này được đấu thầu trước không? Được mua trước khi chúng ta bán công khai ra ngoài không? Nếu cho đấu thầu trước, trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư chiến lược đấu thầu thì còn được, nhưng nếu chỉ có một nhà đầu tư chiến lược thôi thì có dám bán chỉ định không?
Nếu bán thấp sau đó chúng ta đấu giá ra ngoài thị trường lên xuống lại cao hơn thì sao tránh được “tội”! Để giải quyết những mâu thuẫn này, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và cảm thông trong việc thiết kế chính sách.
Theo kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì cần đẩy nhanh tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn và hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, vì hiện tiến độ của công việc này là quá chậm. Ông thấy kiến nghị này có đúng không?
Về thoái vốn đầu tư thì tính đến 31/12/2008, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thực hiện bán vốn Nhà nước tại 114 doanh nghiệp. Sau 2 năm hình thành và phát triển, SCIC nhận 892 doanh nghiệp và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu là có tới 87% các doanh nghiệp mà Nhà nước không thể nắm giữ, cần phải bán.
Việc bán vốn này chính là việc rút vốn ở những nơi không cần ra để đầu tư vào những lĩnh vực, những ngành nghề mà Nhà nước cần chi phối, cần đầu tư để thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, cũng là nơi doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để làm hoặc là không làm... Đây là một chủ trương lớn và tất nhiên đẩy nhanh được tiến độ là điều chúng tôi rất mong muốn.
Nhưng thực tế thì cho dù muốn bán nhanh cũng không bán được. Vì nhiều doanh nghiệp lỗ, vốn dưới 10 tỷ đồng thậm chí vốn chỉ có vài tỷ thôi, hiện chưa có cơ chế cho bán, ngoài việc “rao” bán đấu giá. Mà có lần chúng tôi đưa ra đấu giá có khi tới 3 lần mà không ai mua. Nếu cố thoái vốn, để bán dưới vốn thì sau này ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc bán đổ, bán tháo tài sản của Nhà nước? Rất khó!
Ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần tách bạch nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh của tập đoàn Nhà nước ra thì mới có thể đánh giá được “sức khoẻ” thực sự của khối này. Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào?
Nói chung, các đại biểu Quốc hội đều đã có những đánh giá một cách khách quan và tương đối xác đáng đối với kết quả đạt được của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng như chỉ ra được những tồn tại, khiếm khuyết, khó khăn mà các doanh nghiệp Nhà nước đang mắc phải trong quá trình chuyển đổi.
Theo tôi, đó là ý kiến đúng nhưng việc này rất khó thực hiện. Không phải chúng tôi không chỉ đạo các tập đoàn tách bạch ra nhưng bản thân tập đoàn cũng không tách được để đánh giá được việc này.
Tập đoàn của chúng ta không chỉ 2 trong 1 mà là 3 trong 1. Đó là tập đoàn Nhà nước vừa trong quá trình chuyển đổi, hoàn thiện, vừa sản xuất kinh doanh bình thường, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội do Nhà nước giao.
Đặc biệt qua 2008 - 2009 là hai năm vừa chống lạm phát vừa chống suy giảm kinh tế, chúng ta thấy rất rõ vai trò của doanh nghiệp Nhà nước dưới sự điều hành của Chính phủ.
Ví dụ, Tập đoàn Điện lực không được tăng giá, mãi đến đầu năm 2009 chúng ta mới được điều chỉnh giá và giá hiện nay chưa đi theo cơ chế thị trường. Tập đoàn Điện lực ngoài ra còn phải đầu tư theo nhiệm vụ Chính phủ giao là đầu tư kéo điện vào miền núi, vào Tây Nguyên, vào huyện đảo Phú Quốc, huyện đảo Lý Sơn, huyện đảo Phú Quý... Riêng khối đầu tư vào huyện đảo bình quân một năm lỗ 100 tỷ đồng...