"Không nên khoác cho doanh nhân quá nhiều áo"
“Tự cổ chí kim, doanh nhân chỉ cần một mục tiêu duy nhất là tạo lợi nhuận...”, TS. Huỳnh Thế Du nói
Không nên khoác cho doanh nhân quá nhiều chiếc áo, nhất là nhiều khi những chiếc áo đó mâu thuẫn với nhau.
Đây là quan điểm của TS. Huỳnh Thế Du, đến từ Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright khi trình bày về vai trò của doanh nhân trong xã hội hiện đại, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 11/10.
Nhấn mạnh là do trình bày góc nhìn của nhà nghiên cứu độc lập, nên có thể khác với một số quan điểm khác, ông Du cho rằng chỉ nên giới hạn nhiệm vụ của doanh nhân là tạo việc làm và đóng góp ngân sách thì đã rất cao cả rồi, không nên đặt thêm nhiệm vụ gì nữa.
“Tự cổ chí kim, doanh nhân chỉ cần một mục tiêu duy nhất là tạo lợi nhuận, cho bản thân và công ty mình. Lợi nhuận càng nhiều thì càng tạo nhiều công ăn việc làm và nhiều nguồn thu ngân sách”, ông Du thể hiện quan điểm.
Tiếp theo, ông dẫn quan điểm của Adam Smith: “Chúng ta có được bữa ăn ngon chẳng phải vì lòng tốt của anh hàng thịt, người nấu rượu hay gã làm bánh, mà nhờ họ quan tâm đến lợi ích của chính họ”.
“Chỉ cần nhìn nhận như thế là được!”, ông Du nhấn mạnh.
Theo nhà nghiên cứu này, Việt Nam cũng nên học cách xếp hạng doanh nhân như cách xếp hạng trên thế giới, chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là giá trị tài sản của các doanh nghiệp, ai giàu có nhất thì xếp số một.
Nhìn nhận về vai trò của doanh nhân Việt Nam, ông Du cho rằng doanh nhân trong nước đã không được nhìn nhận đúng nghĩa, trong suốt quá trình lịch sử đều thấy có vị trí rất thấp, luôn gắn với các từ “con buôn”, “con phe”, “trọc phú”...
“Ở Việt Nam, khi ai đó giàu lên, có của ăn của để thì thường bị nhìn nhận không trong sáng, bị đặt câu hỏi có cái gì đằng sau, có gì tiêu cực không”, ông Du bày tỏ quan điểm.
Để doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển, theo TS. Huỳnh Thế Du, sẽ cần 3 trụ côt cơ bản. Đó là nền kinh tế thị trường với vai trò nòng cốt là các doanh nhân. Hai là nhà nước pháp quyền đúng nghĩa với vai trò của nhà nước là sửa chữa khuyết tật của thị trường.
Và trụ cột thứ ba là xã hội dân sự, hiểu dơn giản là cái gì còn lại ngoài nhà nước và doanh nghiệp, để kiểm tra xem việc làm của doanh nghiệp có đi đúng hướng và công chức nhà nước có hành xử đúng hay không.
Đây là quan điểm của TS. Huỳnh Thế Du, đến từ Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright khi trình bày về vai trò của doanh nhân trong xã hội hiện đại, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 11/10.
Nhấn mạnh là do trình bày góc nhìn của nhà nghiên cứu độc lập, nên có thể khác với một số quan điểm khác, ông Du cho rằng chỉ nên giới hạn nhiệm vụ của doanh nhân là tạo việc làm và đóng góp ngân sách thì đã rất cao cả rồi, không nên đặt thêm nhiệm vụ gì nữa.
“Tự cổ chí kim, doanh nhân chỉ cần một mục tiêu duy nhất là tạo lợi nhuận, cho bản thân và công ty mình. Lợi nhuận càng nhiều thì càng tạo nhiều công ăn việc làm và nhiều nguồn thu ngân sách”, ông Du thể hiện quan điểm.
Tiếp theo, ông dẫn quan điểm của Adam Smith: “Chúng ta có được bữa ăn ngon chẳng phải vì lòng tốt của anh hàng thịt, người nấu rượu hay gã làm bánh, mà nhờ họ quan tâm đến lợi ích của chính họ”.
“Chỉ cần nhìn nhận như thế là được!”, ông Du nhấn mạnh.
Theo nhà nghiên cứu này, Việt Nam cũng nên học cách xếp hạng doanh nhân như cách xếp hạng trên thế giới, chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là giá trị tài sản của các doanh nghiệp, ai giàu có nhất thì xếp số một.
Nhìn nhận về vai trò của doanh nhân Việt Nam, ông Du cho rằng doanh nhân trong nước đã không được nhìn nhận đúng nghĩa, trong suốt quá trình lịch sử đều thấy có vị trí rất thấp, luôn gắn với các từ “con buôn”, “con phe”, “trọc phú”...
“Ở Việt Nam, khi ai đó giàu lên, có của ăn của để thì thường bị nhìn nhận không trong sáng, bị đặt câu hỏi có cái gì đằng sau, có gì tiêu cực không”, ông Du bày tỏ quan điểm.
Để doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển, theo TS. Huỳnh Thế Du, sẽ cần 3 trụ côt cơ bản. Đó là nền kinh tế thị trường với vai trò nòng cốt là các doanh nhân. Hai là nhà nước pháp quyền đúng nghĩa với vai trò của nhà nước là sửa chữa khuyết tật của thị trường.
Và trụ cột thứ ba là xã hội dân sự, hiểu dơn giản là cái gì còn lại ngoài nhà nước và doanh nghiệp, để kiểm tra xem việc làm của doanh nghiệp có đi đúng hướng và công chức nhà nước có hành xử đúng hay không.