Khu công nghiệp: “Nam châm” hút FDI
Phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã chảy vào vùng trũng là các khu công nghiệp trên cả nước
Phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã chảy vào vùng trũng là các khu công nghiệp trên cả nước.
Dự báo, với Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các khu công nghiệp sẽ là tâm điểm hút nguồn vốn FDI, dự kiến đạt khoảng 6 tỷ USD/năm.
Con số cuối cùng về thu hút FDI trong năm 2006, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới là 7,5 tỷ USD, còn lại là vốn đăng ký bổ sung. Và trong tổng vốn đăng ký cấp mới cho 797 dự án, riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất trong cả nước đã chiếm tới 48,6% tổng vốn đăng ký.
Trong 10 dự án có quy mô vốn lớn nhất được cấp phép trong năm 2006 phải kể tới dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD. Cũng chính dự án này đã đẩy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng các địa phương về thu hút FDI với tổng vốn tiếp nhận gần 1,7 tỷ USD.
Cũng có thể kể đến dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử do Tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư với số vốn 300 triệu USD tại Khu công nghiệp Phùng Xá (Hà Tây), đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh này.
Đối với dự án đăng ký vốn bổ sung, cũng không thiếu vắng những dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp của cả nước. Đơn cử, Công ty Công nghiệp Gốm Bạch Mã tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương) tăng 150 triệu USD (chỉ đứng sau dự án tăng vốn của Intel), Công ty Canon Việt Nam tăng 70 triệu USD đầu tư nhà máy sản xuất máy in ở Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh), Công ty Fomosa ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (Đồng Nai) tăng 66,4 triệu USD,…
Như vậy, tính từ trước đến nay, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút gần 2.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 20 tỷ USD.
Đối với các chuyên gia, kết quả nổi bật về thu hút FDI của các khu công nghiệp trong năm 2006 không phải là điều gì quá ngạc nhiên. Theo họ, đó chính là sự nối tiếp thành quả của những năm trước, và điều này càng thêm khẳng định một dự báo trước đó rằng các khu công nghiệp sẽ là viên nam châm "hút" nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam.
Cộng với quyết định của Thủ tướng phê quyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với mục tiêu hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt công nghiệp quốc gia, viên nam châm này sẽ được tiếp thêm một năng lượng lớn.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng với việc Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sẽ có nhiều cơ hội hơn được tạo ra cho nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó các khu công nghiệp càng trở nên hấp dẫn hơn, làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh cả về nguồn vốn, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý.
Không chỉ thu hút vốn trực tiếp, sắp tới, với việc lên sàn giao dịch chứng khoán, các khu công nghiệp còn có thế mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Các khu công nghiệp phía Nam của các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tp.HCM, và Đồng Nai vẫn là những đơn vị thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất của cả nước, với 205 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,9 tỷ USD, chiếm 73% số dự án và 76% số vốn thu hút mới trong các khu công nghiệp trên cả nước (tính trong 11 tháng đầu năm). Những tỉnh, thành phố này cũng thuộc diện danh sách các địa phương thu hút trên 100 triệu USD trong năm 2006.
Dự báo, với Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các khu công nghiệp sẽ là tâm điểm hút nguồn vốn FDI, dự kiến đạt khoảng 6 tỷ USD/năm.
Con số cuối cùng về thu hút FDI trong năm 2006, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới là 7,5 tỷ USD, còn lại là vốn đăng ký bổ sung. Và trong tổng vốn đăng ký cấp mới cho 797 dự án, riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất trong cả nước đã chiếm tới 48,6% tổng vốn đăng ký.
Trong 10 dự án có quy mô vốn lớn nhất được cấp phép trong năm 2006 phải kể tới dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD. Cũng chính dự án này đã đẩy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng các địa phương về thu hút FDI với tổng vốn tiếp nhận gần 1,7 tỷ USD.
Cũng có thể kể đến dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử do Tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư với số vốn 300 triệu USD tại Khu công nghiệp Phùng Xá (Hà Tây), đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh này.
Đối với dự án đăng ký vốn bổ sung, cũng không thiếu vắng những dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp của cả nước. Đơn cử, Công ty Công nghiệp Gốm Bạch Mã tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương) tăng 150 triệu USD (chỉ đứng sau dự án tăng vốn của Intel), Công ty Canon Việt Nam tăng 70 triệu USD đầu tư nhà máy sản xuất máy in ở Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh), Công ty Fomosa ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (Đồng Nai) tăng 66,4 triệu USD,…
Như vậy, tính từ trước đến nay, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút gần 2.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 20 tỷ USD.
Đối với các chuyên gia, kết quả nổi bật về thu hút FDI của các khu công nghiệp trong năm 2006 không phải là điều gì quá ngạc nhiên. Theo họ, đó chính là sự nối tiếp thành quả của những năm trước, và điều này càng thêm khẳng định một dự báo trước đó rằng các khu công nghiệp sẽ là viên nam châm "hút" nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam.
Cộng với quyết định của Thủ tướng phê quyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với mục tiêu hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt công nghiệp quốc gia, viên nam châm này sẽ được tiếp thêm một năng lượng lớn.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng với việc Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sẽ có nhiều cơ hội hơn được tạo ra cho nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó các khu công nghiệp càng trở nên hấp dẫn hơn, làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh cả về nguồn vốn, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý.
Không chỉ thu hút vốn trực tiếp, sắp tới, với việc lên sàn giao dịch chứng khoán, các khu công nghiệp còn có thế mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Các khu công nghiệp phía Nam của các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tp.HCM, và Đồng Nai vẫn là những đơn vị thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất của cả nước, với 205 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,9 tỷ USD, chiếm 73% số dự án và 76% số vốn thu hút mới trong các khu công nghiệp trên cả nước (tính trong 11 tháng đầu năm). Những tỉnh, thành phố này cũng thuộc diện danh sách các địa phương thu hút trên 100 triệu USD trong năm 2006.