Khu kinh tế lớn nhất Việt Nam đã chuyển động
Khu kinh tế Vân Phong là trọng điểm của kinh tế Nam Trung Bộ và được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt cao nhất hiện nay
Vân Phong là khu kinh tế có quy mô lớn nhất nước vào thời điểm hiện nay, với tổng diện tích lên đến 150.000 ha gồm 80.000 ha mặt nước và 70.000 ha đất liền, thuộc địa bàn hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa.
Cách nay vừa đúng một năm, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 cho thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Phong; và Quyết định số 998/QĐ -TTg ngày 24/7/2006 cho thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong trên cơ sở sáp nhập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong và Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa trước đây.
Diện tích khu kinh tế này lớn hơn nhiều so với Khu kinh tế Dung Quất với 10.300 ha, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô với 27.108 ha, Khu kinh tế Nhơn Hội với 12.000 ha.
Đáng chú ý nhất là có vịnh Vân Phong nằm ở cực Đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần các tuyến hàng hải quốc tế (130 km), nằm trên ngã ba đường hàng hải quốc tế tuyến châu Âu - Bắc Á, châu Úc - Đông Bắc Á và các tuyến Manila-Panama hoặc San Francisco (Mỹ) hoặc Victoria (Canada).
Vịnh Vân Phong rộng 41.000 ha mặt nước rất kín gió và không bị bồi lấp. Riêng vũng Đầm Môn rộng 3.500 ha, hoàn toàn kín gió với độ sâu 20 mét, có lạch Cửa Lớn rộng hơn 950 mét, sâu hơn 18 mét; và lạch Cửa Bé rộng trên 700 mét, sâu hơn 27 mét..., đảm bảo là các luồng ra vào thuận lợi cho các tàu hàng cỡ lớn hàng trăm ngàn tấn. Phía sau vũng Đầm Môn này là bán đảo Hòn Gốm rất thuận tiện cho xây dựng phát triển cảng. Từ tháng 5/2002 trong vùng vịnh này đã tiến hành thực hiện an toàn, thành công nhiều chuyến trung chuyển dầu, dưới dạng "boat to boat".
Nhờ điều kiện tự nhiên đó, Khu kinh tế Vân Phong được thành lập với mục tiêu trở thành khu kinh tế tổng hợp, kết hợp phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản và xây dựng các khu đô thị.
"Với tính chất này, Khu kinh tế Vân Phong là điểm động lực trong Chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng duyên hải Nam Trung Bộ và được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt cao nhất hiện nay"- Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Võ Lâm Phi cho biết.
Trong năm 2006 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt quy hoạch chi tiết và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong. Dự kiến cuối năm 2007, đầu năm 2008 sẽ được khởi công với quy mô giai đoạn khởi động là 52 ha, vốn đầu tư 198 triệu USD, xây dựng 800 mét chiều dài bến để có thể tiếp nhận các tàu cỡ 6.000 - 9.000 TEUs.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khởi công xây dựng hồ chứa nước Hoa Sơn tại xã Vạn Long (huyện Vạn Ninh) phục vụ công tác cấp nước trực tiếp cho Khu kinh tế với dung tích lòng hồ 19 triệu m3. Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng mạng lưới cung cấp điện theo các giai đoạn đầu tư phát triển Khu kinh tế Vân Phong...
Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, ông Nguyễn Trọng Hòa, cho biết: Khu kinh tế Vân Phong gồm có 2 khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan gồm cảng trung chuyển container quốc tế, khu hậu cần cảng và trung tâm thương mại-tài chính. Khu thuế quan gồm; khu cảng trung chuyển dầu, cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp, các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị.
Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban quản lý đã tổ chức thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng: khu cảng trung chuyển container quốc tế (400 ha); khu trung tâm dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm (phi thuế quan - 900 ha); khu tái định cư Bắc Vân Phong (90ha); hạ tầng kỹ thuật các trục chính (720 ha); khu trung tâm Tuần Lễ- Hòn Ngang (120 ha); các khu sử dụng hỗn hợp và du lịch Bắc Tuần Lễ (780 ha); khu đô thị mới Tu Bông (Bắc 700 ha, Nam 700 ha)...
Ông Nguyễn Trọng Hòa cho biết hiện nay, đã có một số tập đoàn kinh tế lớn từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã đến khảo sát và nghiên cứu đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong đối với các dự án cảng trung chuyển container quốc tế, nhà máy nhiệt điện, nhà máy đóng tàu, nhà máy thép liên hợp...
Một số nhà đầu tư trong nước cũng đang tiến hành thỏa thuận địa điểm, lập hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án xây dựng các cụm công nghiệp, các khu du lịch tại Dốc Lết, Đại Lãnh, Tuần Lễ-Hòn Ngang, Trung tâm bán đảo Hòn Gốm, bãi Hồ Na.
Đồng thời, đã có nhiều dự án đang được triển khai với nhịp độ khá khẩn trương, như: Tổng kho xăng dầu ngoại quan của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong đã được cấp phép, vốn 60 triệu USD, cuối 2007 sẽ khởi công; dự án Trạm phân phối xi măng của Cty xi măng Nghi Sơn (tại Khu công nghiệp Ninh Thủy) vốn 20 triệu USD, đã được cấp phép, đang tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra còn có Dự án Khu công nghiệp và đô thị Vạn Thắng của Cty TNHH Shinsojae Energy (Hàn Quốc), 264 ha, vốn đầu tư 75 triệu USD, đang quy hoạch chi tiết 1/2000 công trình khu đô thị, tư vấn đang hoàn chỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt; dự án khu du lịch sinh thái biển Bãi Cát Thắm, 276 ha, vốn đầu tư 125 triệu USD tại xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh)... cũng đang được tiến hành các thủ tục triển khai.
Cách nay vừa đúng một năm, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 cho thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Phong; và Quyết định số 998/QĐ -TTg ngày 24/7/2006 cho thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong trên cơ sở sáp nhập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong và Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa trước đây.
Diện tích khu kinh tế này lớn hơn nhiều so với Khu kinh tế Dung Quất với 10.300 ha, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô với 27.108 ha, Khu kinh tế Nhơn Hội với 12.000 ha.
Đáng chú ý nhất là có vịnh Vân Phong nằm ở cực Đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần các tuyến hàng hải quốc tế (130 km), nằm trên ngã ba đường hàng hải quốc tế tuyến châu Âu - Bắc Á, châu Úc - Đông Bắc Á và các tuyến Manila-Panama hoặc San Francisco (Mỹ) hoặc Victoria (Canada).
Vịnh Vân Phong rộng 41.000 ha mặt nước rất kín gió và không bị bồi lấp. Riêng vũng Đầm Môn rộng 3.500 ha, hoàn toàn kín gió với độ sâu 20 mét, có lạch Cửa Lớn rộng hơn 950 mét, sâu hơn 18 mét; và lạch Cửa Bé rộng trên 700 mét, sâu hơn 27 mét..., đảm bảo là các luồng ra vào thuận lợi cho các tàu hàng cỡ lớn hàng trăm ngàn tấn. Phía sau vũng Đầm Môn này là bán đảo Hòn Gốm rất thuận tiện cho xây dựng phát triển cảng. Từ tháng 5/2002 trong vùng vịnh này đã tiến hành thực hiện an toàn, thành công nhiều chuyến trung chuyển dầu, dưới dạng "boat to boat".
Nhờ điều kiện tự nhiên đó, Khu kinh tế Vân Phong được thành lập với mục tiêu trở thành khu kinh tế tổng hợp, kết hợp phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản và xây dựng các khu đô thị.
"Với tính chất này, Khu kinh tế Vân Phong là điểm động lực trong Chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng duyên hải Nam Trung Bộ và được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt cao nhất hiện nay"- Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Võ Lâm Phi cho biết.
Trong năm 2006 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt quy hoạch chi tiết và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong. Dự kiến cuối năm 2007, đầu năm 2008 sẽ được khởi công với quy mô giai đoạn khởi động là 52 ha, vốn đầu tư 198 triệu USD, xây dựng 800 mét chiều dài bến để có thể tiếp nhận các tàu cỡ 6.000 - 9.000 TEUs.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khởi công xây dựng hồ chứa nước Hoa Sơn tại xã Vạn Long (huyện Vạn Ninh) phục vụ công tác cấp nước trực tiếp cho Khu kinh tế với dung tích lòng hồ 19 triệu m3. Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng mạng lưới cung cấp điện theo các giai đoạn đầu tư phát triển Khu kinh tế Vân Phong...
Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, ông Nguyễn Trọng Hòa, cho biết: Khu kinh tế Vân Phong gồm có 2 khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan gồm cảng trung chuyển container quốc tế, khu hậu cần cảng và trung tâm thương mại-tài chính. Khu thuế quan gồm; khu cảng trung chuyển dầu, cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp, các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị.
Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban quản lý đã tổ chức thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng: khu cảng trung chuyển container quốc tế (400 ha); khu trung tâm dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm (phi thuế quan - 900 ha); khu tái định cư Bắc Vân Phong (90ha); hạ tầng kỹ thuật các trục chính (720 ha); khu trung tâm Tuần Lễ- Hòn Ngang (120 ha); các khu sử dụng hỗn hợp và du lịch Bắc Tuần Lễ (780 ha); khu đô thị mới Tu Bông (Bắc 700 ha, Nam 700 ha)...
Ông Nguyễn Trọng Hòa cho biết hiện nay, đã có một số tập đoàn kinh tế lớn từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã đến khảo sát và nghiên cứu đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong đối với các dự án cảng trung chuyển container quốc tế, nhà máy nhiệt điện, nhà máy đóng tàu, nhà máy thép liên hợp...
Một số nhà đầu tư trong nước cũng đang tiến hành thỏa thuận địa điểm, lập hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án xây dựng các cụm công nghiệp, các khu du lịch tại Dốc Lết, Đại Lãnh, Tuần Lễ-Hòn Ngang, Trung tâm bán đảo Hòn Gốm, bãi Hồ Na.
Đồng thời, đã có nhiều dự án đang được triển khai với nhịp độ khá khẩn trương, như: Tổng kho xăng dầu ngoại quan của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong đã được cấp phép, vốn 60 triệu USD, cuối 2007 sẽ khởi công; dự án Trạm phân phối xi măng của Cty xi măng Nghi Sơn (tại Khu công nghiệp Ninh Thủy) vốn 20 triệu USD, đã được cấp phép, đang tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra còn có Dự án Khu công nghiệp và đô thị Vạn Thắng của Cty TNHH Shinsojae Energy (Hàn Quốc), 264 ha, vốn đầu tư 75 triệu USD, đang quy hoạch chi tiết 1/2000 công trình khu đô thị, tư vấn đang hoàn chỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt; dự án khu du lịch sinh thái biển Bãi Cát Thắm, 276 ha, vốn đầu tư 125 triệu USD tại xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh)... cũng đang được tiến hành các thủ tục triển khai.