Khu phố Pháp giữa lòng Hà Nội
Khu phố Pháp tại Hà Nội chủ yếu hình thành và phát triển trong thời kỳ Pháp thuộc, từ đầu thế kỷ 20 cho đến những năm 1945
Khu phố Pháp tại Hà Nội chủ yếu hình thành và phát triển trong thời kỳ Pháp thuộc, từ đầu thế kỷ 20 cho đến những năm 1945.
Đây là những khu vực chủ yếu dành cho tầng lớp công chức người Việt và người Pháp ở Hà Nội. Cấu trúc cơ bản của một khu phố chủ yếu dành để ở với những khu biệt thự riêng biệt, những công trình phục vụ bộ máy chính quyền như tòa án, công sở, cửa hàng thương mại...
Dấu ấn của quá trình phát triển đô thị
Về cấu trúc, khu phố Pháp dựa trên mạng đường ô bàn cờ. Cấu trúc này khá hoàn thiện, do vậy khó bị phá vỡ. Các trục đường Đông - Tây được nhấn mạnh nhờ các trục Bắc-Nam bởi đường rộng và hè lớn hơn, được bố trí những công trình đầu mối làm điểm nhấn đô thị (Nhà hát lớn, ga Hàng Cỏ, Đại học Dược, Ngân hàng Nhà nước... ). Các trục Bắc-Nam có giá trị kết nối giữa các không gian lớn với nhau (hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang) và khu phát triển tương lai (so với lúc đó) của Hà Nội.
Ở khu phố Pháp, chủ yếu là các công trình được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Pháp, chịu ảnh hưởng nhiều từ phong cách kiến trúc thuộc địa. Bên cạnh đó, còn có nhiều biệt thự, nhà ở song lập, trụ sở cơ quan do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế hoặc có sự cộng tác giữa các kiến trúc sư Việt và Pháp trong quá trình thiết kế, xây dựng. Những chi tiết văn hóa kiến trúc, lối sống Việt cũng đã được chú ý áp dụng vào các di sản này.
Vì vậy, giá trị của khu phố là phong cách kiến trúc Pháp đã được “nhiệt đới hóa” cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đây là giá trị của cả một quần thể đô thị tương đối đồng nhất về phong cách kiến trúc, về tầng cao, mật độ xây dựng, thậm chí cả lối sống, thu nhập của cư dân khu vực này.
GS.TS Trần Hùng, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc ví von: nếu hình dung tổng thể di sản kiến trúc của Thăng Long - Hà Nội như một quyển sử sống động về quá trình phát triển đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô, thì tổng thể kiến trúc ở phố Pháp là một chương quan trọng của cuốn sử này. Nó đánh dấu một bước phát triển đáng lưu ý của tiến trình đô thị hóa trên địa bàn Thăng Long - Hà Nội, một bước hội nhập của văn hóa Hà Nội với văn hóa phương Tây thông qua việc tiếp nhận những cách thức tạo dựng không gian đô thị và phát triển nghệ thuật kiến trúc theo kinh nghiệm của kiến trúc đô thị ở Pháp, áp dụng vào địa bàn Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Mạnh Thu, Phó chủ tịch Hội đồng Kiến trúc của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhận định: kiến trúc ở các khu phố Pháp lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã thực hiện một nền kiến trúc được xây dựng theo bản vẽ. Nó xây dựng một nền tảng phát triển cho kiến trúc Hà Nội và của nước nhà. Tuy phong phú về phong cách nhưng kiến trúc của các công trình thời Pháp thuộc luôn là một kiến trúc hài hòa giữa các bộ phận và chi tiết, giữa con người, công trình kiến trúc, vỉa hè và cây xanh. Nó thể hiện tiến trình phát triển của đô thị. Nó gắn với những yếu tố khác của tự nhiên, của lịch sử, của văn hóa.
Khu phố Pháp được đánh giá là tài sản kiến trúc vô cùng quan trọng của Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay, việc xác lập cơ sở pháp lý cũng như các giải pháp để công nhận, bảo vệ, phát huy các giá trị của loại di sản kiến trúc khu phố Pháp còn nhiều hạn chế. Hơn nữa khu vực này đang đứng trước sức ép nội tại và thách thức của sự phát triển, nếu không được định hướng, quản lý, kiểm soát phát triển kịp thời sẽ có nguy cơ làm mất giá trị đặc trưng khu vực.
Theo các nhà nghiên cứu, sự thay đổi mô hình kinh tế xã hội của Hà Nội thời kỳ chiến tranh cũng như sau thời kỳ đổi mới đã dẫn đến sự thay đổi tương đối lớn của khu phố Pháp. Do thay đổi chủ của các ngôi nhà biệt thự, chia sẻ không gian biệt thự, nhu cầu kinh doanh các dịch vụ, giá đất cao và nhu cầu xây dựng chung cư, trụ sở cơ quan mới... rất lớn nên có những khu đất đã bị xây xen cấy, thậm chí bị xóa luôn các công trình kiến trúc cũ. Những công trình mới mọc lên có kiến trúc hiện đại, xa lạ với phong cách kiến trúc khu vực này.
Việc mất đi khoảng không gian rỗng giữa các công trình do xen cấy, mất đi tính đồng nhất do kiến trúc khác biệt và thay đổi hình dáng biệt thự do cải tạo cũng dẫn đến nguy cơ làm mất đi một khu phố đặc trưng, nơi ghi nhận hình ảnh của một giai đoạn lịch sử phát triển Hà Nội.
Bảo tồn để gia tăng giá trị
Để bảo tồn những giá trị kiến trúc, không gian đô thị của khu phố Pháp, có những việc làm đòi hỏi sự công phu, tốn kém về kinh phí, phức tạp trong quá trình thực hiện. Song theo một phần kết quả ban đầu của dự án hợp tác quốc tế giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile De France (Pháp) về nghiên cứu bảo tồn và phát triển khu phố Pháp phía nam quận Hoàn Kiếm thì lại có những việc rất đơn giản, có thể làm ngay, không cần đến những khoản chi phí lớn.
Ông Thierry Huan, nhà nghiên cứu chính của dự án phân tích: một số biệt thự trong khu phố Pháp đã được tư nhân cải tạo rất cẩn thận và chuyển đổi chức năng khá phù hợp, làm khách sạn, nhà hàng. Những sáng kiến bảo tồn này cần được khuyến khích, bởi sẽ góp phần gìn giữ di sản, đồng thời vẫn hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có một số trường hợp cải tạo không được quản lý nên không thu được kết quả khả quan. Nếu có được một cuốn hướng dẫn cải tạo công trình sẽ giúp cho các chủ đầu tư tư nhân biết cách lựa chọn vật liệu phù hợp như nên thay mái tôn bằng mái ngói, các kết cấu khung thép không nên để lộ ra ngoài.
Thực tế là, những gam màu tiêu biểu trong khu phố Pháp của Hà Nội, tường vàng và cửa sơn xanh, thường không được tôn trọng. Vấn đề phổ biến hơn cả chính là các biển hiệu của các cửa hàng có kích thước quá to, quá lòe loẹt, đôi khi che khuất toàn bộ mặt tiền của công trình. Vì vậy, theo nhóm nghiên cứu, trong quy định hướng dẫn cần nêu rõ những gam màu và tông màu phù hợp. Chỉ cần một vài quy định đối với các biển hiệu cũng đã đủ để cải thiện đáng kể cảnh quan đô thị.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, những dãy tường rào chạy thẳng hàng dọc theo hè phố là một trong những nét đặc trưng cơ bản tại các đường phố trong khu phố Pháp. Tất cả đều có dạng bờ tường thấp có cắm hàng rào sắt. Những tường rào này là một yếu tố di sản, tạo nên khung cảnh đồng đều và đặc trưng cho khu phố. Việc chỉnh trang các dãy tường rào cần được nhanh chóng thực hiện bởi rất đơn giản và không tốn kém nhưng có thể tạo sự cải thiện ngay lập tức và rõ ràng đối với các không gian công cộng.
Bên cạnh đó, khu phố Pháp được xây dựng theo các nguyên tắc của một “thành phố vườn”. Di sản cây xanh trong khu vực này chủ yếu được thể hiện qua các hàng cây dọc hai bên phố tạo thành một mạng lưới theo ô bàn cờ giống như các ô phố. Những hàng cây này có từ thời Pháp thuộc và đến nay vẫn liên tục được duy trì và bảo dưỡng với nhiều loài cây có giá trị. Các loài cây hai bên phố rất phong phú, nhưng chiếm đa số vẫn là những loài có tán rộng như phượng, me, muồng vàng, điệp, bằng lăng.
Theo ông Thierry Huan, các loại cây xanh trồng tại khu phố Pháp đã được lựa chọn rất kỹ lưỡng, tạo ra khung cảnh chung đặc thù. Có những loại cây có rễ cổ, tạo nét rất riêng cho Hà Nội. Có những cây, nếu ở Pháp, đã được xếp hạng tương tự như xếp hạng đối với công trình. Cây cối cũng là di sản, do đó, cần được bảo tồn như là công trình xây dựng.
GS.TS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng nhất trí rằng: nghiên cứu cây xanh như một thành phần của bản sắc đô thị Hà Nội, một giá trị văn hóa của khu phố Pháp. Giá trị lớn nhất là nghệ thuật tạo hình ảnh các phố bằng đặc trưng, chủng loại cây xanh. Ông Vạn nói: “Nếu những hình ảnh đáng giá nhất của đặc trưng khu phố Pháp không còn nữa thì giá trị của đô thị Hà Nội cũng tự đánh mất”.
Không gian Hà Nội đang dần mở rộng về phía Nam và phía Tây đã đặt khu phố Pháp nằm ngay giữa lòng Hà Nội trở thành trung tâm khu ở và thương mại của Thủ đô. Vị thế của khu phố Pháp đang đóng vai trò mới so với chức năng gốc và ngày càng trở nên một khu vực hấp dẫn, giá trị cao về ở và buôn bán cũng như các dịch vụ khách sạn, văn phòng...
Bảo tồn khu phố này, một mặt là giữ gìn di sản đô thị nhưng thông qua đó, du lịch và thương mại sẽ tăng lên, nếu du khách coi đó là một điểm đến của Hà Nội.
Đây là những khu vực chủ yếu dành cho tầng lớp công chức người Việt và người Pháp ở Hà Nội. Cấu trúc cơ bản của một khu phố chủ yếu dành để ở với những khu biệt thự riêng biệt, những công trình phục vụ bộ máy chính quyền như tòa án, công sở, cửa hàng thương mại...
Dấu ấn của quá trình phát triển đô thị
Về cấu trúc, khu phố Pháp dựa trên mạng đường ô bàn cờ. Cấu trúc này khá hoàn thiện, do vậy khó bị phá vỡ. Các trục đường Đông - Tây được nhấn mạnh nhờ các trục Bắc-Nam bởi đường rộng và hè lớn hơn, được bố trí những công trình đầu mối làm điểm nhấn đô thị (Nhà hát lớn, ga Hàng Cỏ, Đại học Dược, Ngân hàng Nhà nước... ). Các trục Bắc-Nam có giá trị kết nối giữa các không gian lớn với nhau (hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang) và khu phát triển tương lai (so với lúc đó) của Hà Nội.
Ở khu phố Pháp, chủ yếu là các công trình được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Pháp, chịu ảnh hưởng nhiều từ phong cách kiến trúc thuộc địa. Bên cạnh đó, còn có nhiều biệt thự, nhà ở song lập, trụ sở cơ quan do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế hoặc có sự cộng tác giữa các kiến trúc sư Việt và Pháp trong quá trình thiết kế, xây dựng. Những chi tiết văn hóa kiến trúc, lối sống Việt cũng đã được chú ý áp dụng vào các di sản này.
Vì vậy, giá trị của khu phố là phong cách kiến trúc Pháp đã được “nhiệt đới hóa” cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đây là giá trị của cả một quần thể đô thị tương đối đồng nhất về phong cách kiến trúc, về tầng cao, mật độ xây dựng, thậm chí cả lối sống, thu nhập của cư dân khu vực này.
GS.TS Trần Hùng, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc ví von: nếu hình dung tổng thể di sản kiến trúc của Thăng Long - Hà Nội như một quyển sử sống động về quá trình phát triển đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô, thì tổng thể kiến trúc ở phố Pháp là một chương quan trọng của cuốn sử này. Nó đánh dấu một bước phát triển đáng lưu ý của tiến trình đô thị hóa trên địa bàn Thăng Long - Hà Nội, một bước hội nhập của văn hóa Hà Nội với văn hóa phương Tây thông qua việc tiếp nhận những cách thức tạo dựng không gian đô thị và phát triển nghệ thuật kiến trúc theo kinh nghiệm của kiến trúc đô thị ở Pháp, áp dụng vào địa bàn Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Mạnh Thu, Phó chủ tịch Hội đồng Kiến trúc của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhận định: kiến trúc ở các khu phố Pháp lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã thực hiện một nền kiến trúc được xây dựng theo bản vẽ. Nó xây dựng một nền tảng phát triển cho kiến trúc Hà Nội và của nước nhà. Tuy phong phú về phong cách nhưng kiến trúc của các công trình thời Pháp thuộc luôn là một kiến trúc hài hòa giữa các bộ phận và chi tiết, giữa con người, công trình kiến trúc, vỉa hè và cây xanh. Nó thể hiện tiến trình phát triển của đô thị. Nó gắn với những yếu tố khác của tự nhiên, của lịch sử, của văn hóa.
Khu phố Pháp được đánh giá là tài sản kiến trúc vô cùng quan trọng của Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay, việc xác lập cơ sở pháp lý cũng như các giải pháp để công nhận, bảo vệ, phát huy các giá trị của loại di sản kiến trúc khu phố Pháp còn nhiều hạn chế. Hơn nữa khu vực này đang đứng trước sức ép nội tại và thách thức của sự phát triển, nếu không được định hướng, quản lý, kiểm soát phát triển kịp thời sẽ có nguy cơ làm mất giá trị đặc trưng khu vực.
Theo các nhà nghiên cứu, sự thay đổi mô hình kinh tế xã hội của Hà Nội thời kỳ chiến tranh cũng như sau thời kỳ đổi mới đã dẫn đến sự thay đổi tương đối lớn của khu phố Pháp. Do thay đổi chủ của các ngôi nhà biệt thự, chia sẻ không gian biệt thự, nhu cầu kinh doanh các dịch vụ, giá đất cao và nhu cầu xây dựng chung cư, trụ sở cơ quan mới... rất lớn nên có những khu đất đã bị xây xen cấy, thậm chí bị xóa luôn các công trình kiến trúc cũ. Những công trình mới mọc lên có kiến trúc hiện đại, xa lạ với phong cách kiến trúc khu vực này.
Việc mất đi khoảng không gian rỗng giữa các công trình do xen cấy, mất đi tính đồng nhất do kiến trúc khác biệt và thay đổi hình dáng biệt thự do cải tạo cũng dẫn đến nguy cơ làm mất đi một khu phố đặc trưng, nơi ghi nhận hình ảnh của một giai đoạn lịch sử phát triển Hà Nội.
Bảo tồn để gia tăng giá trị
Để bảo tồn những giá trị kiến trúc, không gian đô thị của khu phố Pháp, có những việc làm đòi hỏi sự công phu, tốn kém về kinh phí, phức tạp trong quá trình thực hiện. Song theo một phần kết quả ban đầu của dự án hợp tác quốc tế giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile De France (Pháp) về nghiên cứu bảo tồn và phát triển khu phố Pháp phía nam quận Hoàn Kiếm thì lại có những việc rất đơn giản, có thể làm ngay, không cần đến những khoản chi phí lớn.
Ông Thierry Huan, nhà nghiên cứu chính của dự án phân tích: một số biệt thự trong khu phố Pháp đã được tư nhân cải tạo rất cẩn thận và chuyển đổi chức năng khá phù hợp, làm khách sạn, nhà hàng. Những sáng kiến bảo tồn này cần được khuyến khích, bởi sẽ góp phần gìn giữ di sản, đồng thời vẫn hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có một số trường hợp cải tạo không được quản lý nên không thu được kết quả khả quan. Nếu có được một cuốn hướng dẫn cải tạo công trình sẽ giúp cho các chủ đầu tư tư nhân biết cách lựa chọn vật liệu phù hợp như nên thay mái tôn bằng mái ngói, các kết cấu khung thép không nên để lộ ra ngoài.
Thực tế là, những gam màu tiêu biểu trong khu phố Pháp của Hà Nội, tường vàng và cửa sơn xanh, thường không được tôn trọng. Vấn đề phổ biến hơn cả chính là các biển hiệu của các cửa hàng có kích thước quá to, quá lòe loẹt, đôi khi che khuất toàn bộ mặt tiền của công trình. Vì vậy, theo nhóm nghiên cứu, trong quy định hướng dẫn cần nêu rõ những gam màu và tông màu phù hợp. Chỉ cần một vài quy định đối với các biển hiệu cũng đã đủ để cải thiện đáng kể cảnh quan đô thị.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, những dãy tường rào chạy thẳng hàng dọc theo hè phố là một trong những nét đặc trưng cơ bản tại các đường phố trong khu phố Pháp. Tất cả đều có dạng bờ tường thấp có cắm hàng rào sắt. Những tường rào này là một yếu tố di sản, tạo nên khung cảnh đồng đều và đặc trưng cho khu phố. Việc chỉnh trang các dãy tường rào cần được nhanh chóng thực hiện bởi rất đơn giản và không tốn kém nhưng có thể tạo sự cải thiện ngay lập tức và rõ ràng đối với các không gian công cộng.
Bên cạnh đó, khu phố Pháp được xây dựng theo các nguyên tắc của một “thành phố vườn”. Di sản cây xanh trong khu vực này chủ yếu được thể hiện qua các hàng cây dọc hai bên phố tạo thành một mạng lưới theo ô bàn cờ giống như các ô phố. Những hàng cây này có từ thời Pháp thuộc và đến nay vẫn liên tục được duy trì và bảo dưỡng với nhiều loài cây có giá trị. Các loài cây hai bên phố rất phong phú, nhưng chiếm đa số vẫn là những loài có tán rộng như phượng, me, muồng vàng, điệp, bằng lăng.
Theo ông Thierry Huan, các loại cây xanh trồng tại khu phố Pháp đã được lựa chọn rất kỹ lưỡng, tạo ra khung cảnh chung đặc thù. Có những loại cây có rễ cổ, tạo nét rất riêng cho Hà Nội. Có những cây, nếu ở Pháp, đã được xếp hạng tương tự như xếp hạng đối với công trình. Cây cối cũng là di sản, do đó, cần được bảo tồn như là công trình xây dựng.
GS.TS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng nhất trí rằng: nghiên cứu cây xanh như một thành phần của bản sắc đô thị Hà Nội, một giá trị văn hóa của khu phố Pháp. Giá trị lớn nhất là nghệ thuật tạo hình ảnh các phố bằng đặc trưng, chủng loại cây xanh. Ông Vạn nói: “Nếu những hình ảnh đáng giá nhất của đặc trưng khu phố Pháp không còn nữa thì giá trị của đô thị Hà Nội cũng tự đánh mất”.
Không gian Hà Nội đang dần mở rộng về phía Nam và phía Tây đã đặt khu phố Pháp nằm ngay giữa lòng Hà Nội trở thành trung tâm khu ở và thương mại của Thủ đô. Vị thế của khu phố Pháp đang đóng vai trò mới so với chức năng gốc và ngày càng trở nên một khu vực hấp dẫn, giá trị cao về ở và buôn bán cũng như các dịch vụ khách sạn, văn phòng...
Bảo tồn khu phố này, một mặt là giữ gìn di sản đô thị nhưng thông qua đó, du lịch và thương mại sẽ tăng lên, nếu du khách coi đó là một điểm đến của Hà Nội.