Khúc mắc thị trường liên ngân hàng: Làm sao vẹn cả đôi bề?
Làm thế nào để không lãng phí nguồn lực ở các ngân hàng thương mại dư vốn và tránh hiện tượng “làm xiếc”?
Hành động siết chặt quản lý và lập lại trật tự trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 3/2010 đến nay là cần thiết.
Nhưng làm thế nào để không lãng phí nguồn lực ở các ngân hàng thương mại dư vốn và tránh hiện tượng “làm xiếc” là vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước phải để mắt tới.
Không quản không được
Một vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, nguồn vốn thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) là nguồn vốn ngắn hạn, các ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn này gần như chỉ vay qua đêm hay một tuần để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhanh trong thanh toán, chi trả cho đối tác hoặc Ngân hàng Nhà nước, đến khi dòng tiền về thì bù đắp trở lại.
Trong khi đó, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, nhiều năm gần đây, một số ngân hàng quy mô nhỏ đã lạm dụng quá mức nguồn vốn trên thị trường 2. Có những ngân hàng, cơ cấu vốn thị trường 2 lớn hơn vài lần so với vốn huy động từ dân cư và tổ chức (thị trường 1).
Có cầu ắt có cung. Thực tế này đã tạo ra sự lệch pha: những ngân hàng lớn, có năng lực quản trị tốt và khả năng huy động cao thì đầu tư quá mức trên thị trường 2; còn những ngân hàng nhỏ, mạng lưới hẹp, quản trị chưa tốt lại đi vay ngắn hạn trên thị trường 2 để kinh doanh. Họ vay thời gian ngắn, dưới 2 tháng nhưng lại cho vay tới 5 năm, thậm chí 5-10 năm.
Và đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho lãi suất thị trường liên ngân hàng những năm trước lên tới vài chục phần trăm, gấp đôi so với lãi suất thông thường. Thực tế này đã tạo ra sự lệch pha: kẻ có tiền, có kinh nghiệm thì không muốn làm, kẻ ít tiền, thiếu kinh nghiệm lại máu mê mở rộng kinh doanh. Đó là một thực tế đáng lo ngại đã và đang tồn tại lâu nay.
Điều nguy hiểm ở chỗ: do “bóc ngắn, cắn dài” nên khi bên cho vay đòi nợ, họ lâm vào thiếu thanh khoản và Ngân hàng Nhà nước phải căng sức ra để “chữa cháy”, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Không ít trường hợp, Ngân hàng Nhà nước phải “bơm” thẳng vài ba nghìn tỷ đồng đến một vài ngân hàng để ứng cứu. Trong bối cảnh như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã hành động theo khuynh hướng thanh tra những tổ chức tín dụng có lượng vốn huy động trên thị trường 2 lớn hơn 20% vốn huy động trên thị trường 1.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, sau hơn 5 tháng triển khai, đã thu được kết quả tích cực. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trước đây có tổng tín dụng lớn hơn tổng huy động từ nền kinh tế thì nay cán cân này đã không còn lệch pha; đồng thời họ cũng hạn chế đi vay trên thị trường liên ngân hàng và nhờ đó, họ yên tâm hơn về thanh khoản.
Khắc phục những khiếm khuyết
Có thể nói, đến nay, thời của một vài đại gia “tưới vốn” cho các ngân hàng con của mình, rồi “thổi” giá trên thị trường liên ngân hàng đã bị “phanh” lại. Nhưng điều này chưa đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã hoàn toàn kiểm soát được những lỗ hổng, cũng như tình trạng “lách luật” mà trước tiên là “cuộc chơi” lãi suất đang trong tay các ngân hàng nhỏ.
Để có thể vay được trên thị trường 2, không ít ngân hàng nhỏ sẵn sàng bằng mọi cách để mở rộng quy mô vốn trên thị trường 1. Thậm chí, lãnh đạo một ban của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phản ánh rằng, có ngân hàng cổ phần cho một dàn nhân viên ăn mặc đồng phục chắn ngang trước cửa chi nhánh của BIDV mời chào: “Sang gửi bên tôi, có quà nọ, quà kia!”.
Thứ hai là vấn đề hệ số tạo tiền. Hiện tại, vốn khả dụng của nhiều ngân hàng tồn đọng khá lớn, trong đó có những ngân hàng trước đây chuyên cho vay trên liên ngân hàng, đã xử lý biến tướng đưa vốn từ thị trường 2 sang thị trường 1 qua một trung gian, có thể là tổ chức, thậm chí cả cá nhân. Hành vi này đẻ ra những hệ lụy không tốt mà đầu tiên là con số thống kê.
Ai cũng biết rằng, con số thống kê doanh số giao dịch và lãi suất trên thị trường 1 và 2 vô cùng có ý nghĩa đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và sử dụng các công cụ điều hành. Nhưng với hành vi nói trên, đã làm cho ranh giới giữa 2 thị trường này trở nên mờ nhạt và con số thống kê không còn chính xác.
Tiếp đó là vấn đề tạo tiền. Ví dụ, khách hàng gửi ngân hàng A 100 tỷ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10%, A được quyền sử dụng 90 tỷ. Nếu A cho một khách hàng X vay 90 tỷ và trong trường hợp X gửi ở ngân hàng B thì 90 tỷ đó, sẽ thành tiền gửi của B. Trong khi đó, trên bảng tài sản của A thì vế tài sản “Nợ” là 100 tỷ, còn vế tài sản “Có” nếu tính cả 10% dự trữ bắt buộc thì 100 tỷ đồng. Như vậy, nếu cộng cả 2 ngân hàng thì tổng tạo tiền là 190 tỷ.
Cứ như vậy, ngân hàng B (sau khi đã trừ dự trữ bắt buộc 10%) lại cho khách hàng Y vay 81 tỷ và Y lại đem gửi cho C, hệ số tạo tiền cứ thế tiếp diễn và làm cho tổng huy động vốn ở các ngân hàng thương mại lớn thêm. Như vậy, quá trình tạo tiền ở những trường hợp nói trên thay vì đi vào nền kinh tế để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội thì lại đang nhuốm màu đối phó, tạo nên những tài khoản ảo ở các ngân hàng và làm sai lệch con số thống kê.
Xuất phát từ thực tế này, đã có một số ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên nới “room 20%” thành 30% hay 40%, hoặc bằng cách nào đó để nguồn vốn dư thừa trên thị trường liên ngân hàng được khơi thông nhưng vẫn quản lý được sự lạm dụng thái quá nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng mới là điều cốt yếu.
Nhưng làm thế nào để không lãng phí nguồn lực ở các ngân hàng thương mại dư vốn và tránh hiện tượng “làm xiếc” là vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước phải để mắt tới.
Không quản không được
Một vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, nguồn vốn thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) là nguồn vốn ngắn hạn, các ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn này gần như chỉ vay qua đêm hay một tuần để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhanh trong thanh toán, chi trả cho đối tác hoặc Ngân hàng Nhà nước, đến khi dòng tiền về thì bù đắp trở lại.
Trong khi đó, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, nhiều năm gần đây, một số ngân hàng quy mô nhỏ đã lạm dụng quá mức nguồn vốn trên thị trường 2. Có những ngân hàng, cơ cấu vốn thị trường 2 lớn hơn vài lần so với vốn huy động từ dân cư và tổ chức (thị trường 1).
Có cầu ắt có cung. Thực tế này đã tạo ra sự lệch pha: những ngân hàng lớn, có năng lực quản trị tốt và khả năng huy động cao thì đầu tư quá mức trên thị trường 2; còn những ngân hàng nhỏ, mạng lưới hẹp, quản trị chưa tốt lại đi vay ngắn hạn trên thị trường 2 để kinh doanh. Họ vay thời gian ngắn, dưới 2 tháng nhưng lại cho vay tới 5 năm, thậm chí 5-10 năm.
Và đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho lãi suất thị trường liên ngân hàng những năm trước lên tới vài chục phần trăm, gấp đôi so với lãi suất thông thường. Thực tế này đã tạo ra sự lệch pha: kẻ có tiền, có kinh nghiệm thì không muốn làm, kẻ ít tiền, thiếu kinh nghiệm lại máu mê mở rộng kinh doanh. Đó là một thực tế đáng lo ngại đã và đang tồn tại lâu nay.
Điều nguy hiểm ở chỗ: do “bóc ngắn, cắn dài” nên khi bên cho vay đòi nợ, họ lâm vào thiếu thanh khoản và Ngân hàng Nhà nước phải căng sức ra để “chữa cháy”, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Không ít trường hợp, Ngân hàng Nhà nước phải “bơm” thẳng vài ba nghìn tỷ đồng đến một vài ngân hàng để ứng cứu. Trong bối cảnh như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã hành động theo khuynh hướng thanh tra những tổ chức tín dụng có lượng vốn huy động trên thị trường 2 lớn hơn 20% vốn huy động trên thị trường 1.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, sau hơn 5 tháng triển khai, đã thu được kết quả tích cực. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trước đây có tổng tín dụng lớn hơn tổng huy động từ nền kinh tế thì nay cán cân này đã không còn lệch pha; đồng thời họ cũng hạn chế đi vay trên thị trường liên ngân hàng và nhờ đó, họ yên tâm hơn về thanh khoản.
Khắc phục những khiếm khuyết
Có thể nói, đến nay, thời của một vài đại gia “tưới vốn” cho các ngân hàng con của mình, rồi “thổi” giá trên thị trường liên ngân hàng đã bị “phanh” lại. Nhưng điều này chưa đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã hoàn toàn kiểm soát được những lỗ hổng, cũng như tình trạng “lách luật” mà trước tiên là “cuộc chơi” lãi suất đang trong tay các ngân hàng nhỏ.
Để có thể vay được trên thị trường 2, không ít ngân hàng nhỏ sẵn sàng bằng mọi cách để mở rộng quy mô vốn trên thị trường 1. Thậm chí, lãnh đạo một ban của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phản ánh rằng, có ngân hàng cổ phần cho một dàn nhân viên ăn mặc đồng phục chắn ngang trước cửa chi nhánh của BIDV mời chào: “Sang gửi bên tôi, có quà nọ, quà kia!”.
Thứ hai là vấn đề hệ số tạo tiền. Hiện tại, vốn khả dụng của nhiều ngân hàng tồn đọng khá lớn, trong đó có những ngân hàng trước đây chuyên cho vay trên liên ngân hàng, đã xử lý biến tướng đưa vốn từ thị trường 2 sang thị trường 1 qua một trung gian, có thể là tổ chức, thậm chí cả cá nhân. Hành vi này đẻ ra những hệ lụy không tốt mà đầu tiên là con số thống kê.
Ai cũng biết rằng, con số thống kê doanh số giao dịch và lãi suất trên thị trường 1 và 2 vô cùng có ý nghĩa đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và sử dụng các công cụ điều hành. Nhưng với hành vi nói trên, đã làm cho ranh giới giữa 2 thị trường này trở nên mờ nhạt và con số thống kê không còn chính xác.
Tiếp đó là vấn đề tạo tiền. Ví dụ, khách hàng gửi ngân hàng A 100 tỷ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10%, A được quyền sử dụng 90 tỷ. Nếu A cho một khách hàng X vay 90 tỷ và trong trường hợp X gửi ở ngân hàng B thì 90 tỷ đó, sẽ thành tiền gửi của B. Trong khi đó, trên bảng tài sản của A thì vế tài sản “Nợ” là 100 tỷ, còn vế tài sản “Có” nếu tính cả 10% dự trữ bắt buộc thì 100 tỷ đồng. Như vậy, nếu cộng cả 2 ngân hàng thì tổng tạo tiền là 190 tỷ.
Cứ như vậy, ngân hàng B (sau khi đã trừ dự trữ bắt buộc 10%) lại cho khách hàng Y vay 81 tỷ và Y lại đem gửi cho C, hệ số tạo tiền cứ thế tiếp diễn và làm cho tổng huy động vốn ở các ngân hàng thương mại lớn thêm. Như vậy, quá trình tạo tiền ở những trường hợp nói trên thay vì đi vào nền kinh tế để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội thì lại đang nhuốm màu đối phó, tạo nên những tài khoản ảo ở các ngân hàng và làm sai lệch con số thống kê.
Xuất phát từ thực tế này, đã có một số ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên nới “room 20%” thành 30% hay 40%, hoặc bằng cách nào đó để nguồn vốn dư thừa trên thị trường liên ngân hàng được khơi thông nhưng vẫn quản lý được sự lạm dụng thái quá nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng mới là điều cốt yếu.