Khủng hoảng cũng là cơ hội đổi mới
Vào ngày 1/12 tới Giáo sư Michael Porter sẽ chủ trì buổi hội thảo quốc tế “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam” tại Tp.HCM
Vào ngày 1/12 tới Giáo sư Michael Porter (trường Kinh doanh Harvard - Harvard Business School) sẽ chủ trì buổi hội thảo quốc tế “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam” tại Tp.HCM, do trường Doanh nhân Pace tổ chức.
Dưới đây là bài phỏng vấn của chúng tôi với ông xoay quanh chủ đề nóng nhất hiện nay: cạnh tranh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhân dịp ông sắp sang thăm Việt Nam.
Theo ông, bản đồ về vị thế cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia và một số khu vực sẽ phải được vẽ lại như thế nào trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã nhanh chóng lan ra thành khủng hoảng toàn cầu như hiện nay?
Tôi cho rằng cần phải quay về với những vấn đề cơ bản. Các quốc gia và khu vực sẽ thành công chỉ khi họ có được môi trường kinh doanh tạo năng suất cao. Tăng trưởng nhờ bong bóng địa ốc hơn là kinh doanh thực sự sẽ đi vào quá khứ. Tăng trưởng dựa trên tín dụng dễ dãi và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khó khăn hơn.
Đối với Việt Nam, điều này có nghĩa là đẩy mạnh cải cách kinh tế. Một cuộc khủng hoảng cũng thường tạo ra các cơ hội nhằm cải thiện nhanh hơn và vượt qua sức ì nội tại cản trở đổi mới. Việt Nam cần biến cuộc khủng hoảng toàn cầu này thành cơ hội giải quyết các điểm yếu trong cạnh tranh của mình.
Vậy theo ông, Việt Nam phải làm gì để biến cuộc khủng hoảng này thành cơ hội cải thiện năng lực cạnh tranh trước mắt và lâu dài?
Về ngắn hạn, Việt Nam cần xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên các thế mạnh hiện nay. Đó là nguồn lao động dồi dào giá rẻ và cần cù, cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Vẫn còn rất nhiều cơ hội để khai thác hiệu quả hơn các tài sản này.
Ví dụ trong lĩnh vực cà phê, dù là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu, Việt Nam vẫn còn tụt lại phía sau khá xa so với các nước như Colombia hoặc Kenya trong việc cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm.
Về trung hạn, Việt Nam cần dịch chuyển từ việc dựa trên nguồn lao động rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên sang sản xuất các mặt hàng và dịch vụ tiên tiến hơn. Quá trình hoạch định nền kinh tế quốc gia cần phải chỉ ra cho được các ưu khuyết điểm và tăng tốc việc cải thiện chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng, các định chế và những lĩnh vực khác.
Năm 2005, ông đã từng nêu ra những vấn đề mà Việt Nam cần cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh khi nói chuyện với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Kể từ đó đến nay, theo ông, đâu là những điểm mà Việt Nam cần cải thiện hơn nữa?
Cứ nhìn vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kết quả xóa đói giảm nghèo trong những năm gần đây sẽ thấy ngay rằng Việt Nam là một bài học thành công.
Tuy nhiên, như đã nói với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, tôi cho rằng Việt Nam đã sử dụng hết phần thuận lợi trong quá trình trở thành một phần của nền kinh tế toàn cầu.
Bây giờ, Việt Nam cần đối phó với những thách thức khó khăn hơn, chẳng hạn như cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh và cải cách giáo dục.
Lâu nay, Chính phủ Việt Nam thường có khuynh hướng đưa ra các cải cách có tính chất ứng biến tức thời, phản ứng nhanh với các vấn đề mới phát sinh. Trong khi đó, để tiến nhanh hơn, cần phải có cách tiếp cận chiến lược hơn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, hai từ “tái cấu trúc” và “thay đổi” đã trở thành câu thần chú của các nhà hoạch định chính sách hay kinh doanh ở các nước. Ông có nghĩ hai câu thần chú trên cũng sẽ mang lại phép mầu trong lần khủng hoảng này? Hay còn cần thêm một câu thần chú khác?
Sẽ cần phải tiếp tục “tái cấu trúc” và “thay đổi”, thậm chí tăng tốc. Tuy vậy, tôi vẫn muốn nhấn mạnh các từ “năng suất” (productivity) và “chiến lược” (strategy).
Để có được một chiến lược hữu hiệu, chúng ta thường dựa vào mô hình phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức). Nhưng trong thời buổi khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu hiện nay, các cơ hội và những hiểm họa thay đổi quá nhanh. Làm thế nào chúng ta có thể lập ra được chiến lược dài hạn trong một bối cảnh như vậy?
Lập chiến lược chẳng qua là việc chọn lựa làm sao để một tổ chức trở nên độc đáo và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh. Ở Việt Nam có quá nhiều tư duy ngắn hạn nhằm ứng phó với các cơ hội ngắn hạn.
Vì thế, doanh nghiệp và Chính phủ cần chú trọng nhiều hơn đến các lợi thế cạnh tranh dài hạn. Theo đuổi một chiến lược đúng đắn cũng bao gồm nội hàm tạo ra cơ hội và giảm thiểu mối nguy.
Người ta dự báo rằng suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ kéo dài cho đến hết năm 2009, hoặc thậm chí là lâu hơn thế nữa. Muốn tồn tại, chúng ta buộc phải nhanh nhạy ứng phó, xoay chuyển trước mọi tình thế, nếu chỉ máy móc bám theo chiến lược dài hạn liệu có ổn không, thưa ông?
Các hoạt động ngắn hạn sẽ trở nên hữu hiệu nhất nếu đó là một phần của chiến lược dài hạn. Công ty cần điều chỉnh để thích nghi với suy thoái, nhưng phải theo cách có thể giữ được, thậm chí củng cố, lợi thế kinh doanh.
Trong các thời kỳ tăng trưởng, các doanh nghiệp bị căng kéo giữa quá nhiều lĩnh vực và sáng kiến kinh doanh. Giờ đây, đã đến lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi thế cạnh tranh thực sự của mình.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đã đụng đến cuộc sống của từng con người. Mỗi người ngày càng cảm nhận rõ cuộc sống thêm khó khăn với một tương lai mong manh. Đâu là những thách thức mà mỗi người chúng ta phải vượt qua và những điều cần thay đổi trong thời kỳ đầy âu lo này?
Theo kinh nghiệm của tôi, con người trở nên căng thẳng nhất khi họ buộc phải đối phó với các tác động từ bên ngoài hơn là chăm lo cho số phận của mình. Tôi cho rằng điều đầu tiên cần làm là mỗi cá nhân tự nhận trách nhiệm cho chính bản thân và lập ra kế hoạch tích cực nhằm cải thiện hoàn cảnh ngay trong giai đoạn khó khăn này.
Cụ thể là hoàn thiện hệ thống giáo dục, cải thiện chất lượng lao động, phục vụ cộng đồng tốt hơn… Giai đoạn này có thể sẽ khó khăn hơn và Chính phủ cần phải thực hiện trách nhiệm của mình. Nhưng suy cho cùng các cá nhân cần phải làm tất cả những gì họ có thể nhằm làm chủ bản thân mình.
Thục Đoan (TBKTSG)
Dưới đây là bài phỏng vấn của chúng tôi với ông xoay quanh chủ đề nóng nhất hiện nay: cạnh tranh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhân dịp ông sắp sang thăm Việt Nam.
Theo ông, bản đồ về vị thế cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia và một số khu vực sẽ phải được vẽ lại như thế nào trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã nhanh chóng lan ra thành khủng hoảng toàn cầu như hiện nay?
Tôi cho rằng cần phải quay về với những vấn đề cơ bản. Các quốc gia và khu vực sẽ thành công chỉ khi họ có được môi trường kinh doanh tạo năng suất cao. Tăng trưởng nhờ bong bóng địa ốc hơn là kinh doanh thực sự sẽ đi vào quá khứ. Tăng trưởng dựa trên tín dụng dễ dãi và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khó khăn hơn.
Đối với Việt Nam, điều này có nghĩa là đẩy mạnh cải cách kinh tế. Một cuộc khủng hoảng cũng thường tạo ra các cơ hội nhằm cải thiện nhanh hơn và vượt qua sức ì nội tại cản trở đổi mới. Việt Nam cần biến cuộc khủng hoảng toàn cầu này thành cơ hội giải quyết các điểm yếu trong cạnh tranh của mình.
Vậy theo ông, Việt Nam phải làm gì để biến cuộc khủng hoảng này thành cơ hội cải thiện năng lực cạnh tranh trước mắt và lâu dài?
Về ngắn hạn, Việt Nam cần xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên các thế mạnh hiện nay. Đó là nguồn lao động dồi dào giá rẻ và cần cù, cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Vẫn còn rất nhiều cơ hội để khai thác hiệu quả hơn các tài sản này.
Ví dụ trong lĩnh vực cà phê, dù là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu, Việt Nam vẫn còn tụt lại phía sau khá xa so với các nước như Colombia hoặc Kenya trong việc cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm.
Về trung hạn, Việt Nam cần dịch chuyển từ việc dựa trên nguồn lao động rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên sang sản xuất các mặt hàng và dịch vụ tiên tiến hơn. Quá trình hoạch định nền kinh tế quốc gia cần phải chỉ ra cho được các ưu khuyết điểm và tăng tốc việc cải thiện chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng, các định chế và những lĩnh vực khác.
Năm 2005, ông đã từng nêu ra những vấn đề mà Việt Nam cần cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh khi nói chuyện với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Kể từ đó đến nay, theo ông, đâu là những điểm mà Việt Nam cần cải thiện hơn nữa?
Cứ nhìn vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kết quả xóa đói giảm nghèo trong những năm gần đây sẽ thấy ngay rằng Việt Nam là một bài học thành công.
Tuy nhiên, như đã nói với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, tôi cho rằng Việt Nam đã sử dụng hết phần thuận lợi trong quá trình trở thành một phần của nền kinh tế toàn cầu.
Bây giờ, Việt Nam cần đối phó với những thách thức khó khăn hơn, chẳng hạn như cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh và cải cách giáo dục.
Lâu nay, Chính phủ Việt Nam thường có khuynh hướng đưa ra các cải cách có tính chất ứng biến tức thời, phản ứng nhanh với các vấn đề mới phát sinh. Trong khi đó, để tiến nhanh hơn, cần phải có cách tiếp cận chiến lược hơn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, hai từ “tái cấu trúc” và “thay đổi” đã trở thành câu thần chú của các nhà hoạch định chính sách hay kinh doanh ở các nước. Ông có nghĩ hai câu thần chú trên cũng sẽ mang lại phép mầu trong lần khủng hoảng này? Hay còn cần thêm một câu thần chú khác?
Sẽ cần phải tiếp tục “tái cấu trúc” và “thay đổi”, thậm chí tăng tốc. Tuy vậy, tôi vẫn muốn nhấn mạnh các từ “năng suất” (productivity) và “chiến lược” (strategy).
Để có được một chiến lược hữu hiệu, chúng ta thường dựa vào mô hình phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức). Nhưng trong thời buổi khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu hiện nay, các cơ hội và những hiểm họa thay đổi quá nhanh. Làm thế nào chúng ta có thể lập ra được chiến lược dài hạn trong một bối cảnh như vậy?
Lập chiến lược chẳng qua là việc chọn lựa làm sao để một tổ chức trở nên độc đáo và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh. Ở Việt Nam có quá nhiều tư duy ngắn hạn nhằm ứng phó với các cơ hội ngắn hạn.
Vì thế, doanh nghiệp và Chính phủ cần chú trọng nhiều hơn đến các lợi thế cạnh tranh dài hạn. Theo đuổi một chiến lược đúng đắn cũng bao gồm nội hàm tạo ra cơ hội và giảm thiểu mối nguy.
Người ta dự báo rằng suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ kéo dài cho đến hết năm 2009, hoặc thậm chí là lâu hơn thế nữa. Muốn tồn tại, chúng ta buộc phải nhanh nhạy ứng phó, xoay chuyển trước mọi tình thế, nếu chỉ máy móc bám theo chiến lược dài hạn liệu có ổn không, thưa ông?
Các hoạt động ngắn hạn sẽ trở nên hữu hiệu nhất nếu đó là một phần của chiến lược dài hạn. Công ty cần điều chỉnh để thích nghi với suy thoái, nhưng phải theo cách có thể giữ được, thậm chí củng cố, lợi thế kinh doanh.
Trong các thời kỳ tăng trưởng, các doanh nghiệp bị căng kéo giữa quá nhiều lĩnh vực và sáng kiến kinh doanh. Giờ đây, đã đến lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi thế cạnh tranh thực sự của mình.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đã đụng đến cuộc sống của từng con người. Mỗi người ngày càng cảm nhận rõ cuộc sống thêm khó khăn với một tương lai mong manh. Đâu là những thách thức mà mỗi người chúng ta phải vượt qua và những điều cần thay đổi trong thời kỳ đầy âu lo này?
Theo kinh nghiệm của tôi, con người trở nên căng thẳng nhất khi họ buộc phải đối phó với các tác động từ bên ngoài hơn là chăm lo cho số phận của mình. Tôi cho rằng điều đầu tiên cần làm là mỗi cá nhân tự nhận trách nhiệm cho chính bản thân và lập ra kế hoạch tích cực nhằm cải thiện hoàn cảnh ngay trong giai đoạn khó khăn này.
Cụ thể là hoàn thiện hệ thống giáo dục, cải thiện chất lượng lao động, phục vụ cộng đồng tốt hơn… Giai đoạn này có thể sẽ khó khăn hơn và Chính phủ cần phải thực hiện trách nhiệm của mình. Nhưng suy cho cùng các cá nhân cần phải làm tất cả những gì họ có thể nhằm làm chủ bản thân mình.
Thục Đoan (TBKTSG)