Kịch bản khủng hoảng 2008 đang lặp lại?
Nhiều nhà phân tích tin rằng, năm 2001 là "tập kế tiếp" của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
Phiên giao dịch đêm qua (10/8), thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu một lần nữa rơi vào trạng thái hoảng loạn, nhà đầu tư bán tống bán tháo các loại cổ phiếu tài chính, ngân hàng nâng khối lượng giao dịch toàn thị trường lên gần gấp đôi mức trung bình hàng ngày từ đầu năm.
Nỗi lo sợ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể tác động xấu đến các ngân hàng Pháp và dần lan sang hệ thống tài chính Mỹ đã khiến các chỉ số chính trên Phố Wall bốc hơi hơn 4%, trong khi cũng lấy đi của các sàn châu Âu ít thì hơn 3%, nhiều thì trên 5%.
Đây là phiên thứ hai kể từ đầu tuần tới nay, các sàn chứng khoán thế giới chòng chành dữ dội, khiến giới đầu tư hoang mang, tìm cách tháo chạy khỏi lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu. Nhiều người đã phải tìm tới vàng như một kênh trú ẩn an toàn.
Kết thúc phiên hôm qua, giá vàng quốc tế một lần nữa xác lập kỷ lục. Cụ thể, giá vàng giao tháng 12 chốt ở mức 1.784,3 USD/oz, tăng 2,4% so với phiên trước đó. Đến 6h10 theo giờ Việt Nam, giá vàng đã lên 1.804,9 USD/oz. Trước đó, kỷ lục của giá vàng được thiết lập ở mức 1.816,1 USD/oz.
Giá vàng giao ngay tăng 1,5% lên 1.769 USD/oz, dù trong phiên giao dịch chính thức có thời điểm đã tăng hơn 3% lên 1.796,86 USD/oz. Tuy nhiên, đến 6h10 theo giờ Việt Nam, giá vàng này đã leo lên tới 1.806,54 USD/oz.
Tính tới hết phiên hôm qua, giá vàng đã tăng 7% trong tuần này và tăng 20% kể từ tháng 6/2011. Tuy nhiên, nếu trừ yếu tố lạm phát thì giá vàng hiện tại vẫn thấp hơn mức giá trị gần 2.500 USD/oz hồi năm 1980 và năm 1930.
Mối lo lắng về tiềm lực tài chính của các ngân hàng Pháp đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng của châu Âu, Mỹ và đẩy giá mặt hàng vàng tăng đột biến. Chỉ số ngân hàng châu Âu rớt 6,7%, chỉ số KBW của các ngân hàng Mỹ trượt 4,9%.
Tờ Wall Street Journal bình luận, các tổ chức tài chính Phố Wall và các nhà đầu tư không thể thôi lo ngại rằng lịch sử khủng hoảng tài chính là một vòng xoáy vô tận và năm 2011 dường như đang lặp lại kịch bản của cuộc khủng hoảng lịch sử năm 2008.
Nhiều người nghĩ rằng, năm 2011 là phần tiếp theo của cuộc khủng hoảng năm 2008. Vào thời điểm năm 2008, chỉ bằng việc hạ xếp hạng tín dụng, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's đã khiến một loạt các ngân hàng đầu tư sụp đổ.
Và điều đó có vẻ đang lặp lại, khi cuối tuần trước tổ chức định mức tín dụng Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ, và tiếp sau đó các thị trường chứng khoán thế giới chao đảo dữ dội trong phiên giao dịch đầu tuần 8/8.
Trong bối cảnh châu Âu chưa thuyết phục được giới đầu tư quốc tế về khả năng giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công, động thái của Standard & Poor's càng thổi bùng lên nguy cơ đợt suy thoái mới sẽ ập xuống kinh tế toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán thế giới.
Trên thực tế, từ đầu năm tới nay thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua nhiều cú sốc lớn, như thảm họa kép động đất, sóng thần ở Nhật Bản hôm 11/3, "cuộc cách mạng hoa nhài" lan rộng ở Bắc Phi và Trung Đông, bão nợ công ở Mỹ và châu Âu.
Từ nhiều tháng qua, các sàn chứng khoán thế giới từ châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Nam Mỹ, châu Á... đã rơi vào trạng thái ảm đạm. Việc Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ chỉ là "giọt nước tràn ly" đẩy tình trạng tuột dốc của các sàn chứng khoán lên tới đỉnh điểm.
Mặc dù vài ngày qua, các tổ chức, định chế tài chính quốc tế cũng như hàng loạt chính phủ các nước ra sức trấn an thị trường, cùng với nhiều biện pháp, cam kết được đưa ra, những tưởng sẽ khiến thị trường bình yên trở lại, nhưng hết đợt sóng này, đợt sóng khác lại diễn ra, nhấn chìm các thị trường.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã làm thị trường vốn toàn cầu mất khoảng 2.500 tỷ USD trong tuần đầu tháng Tám - mức giảm mạnh như hồi tháng 11/2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên đỉnh điểm. Số tiền thất thu từ thị trường tương đương quy mô kinh tế của một nước lớn ở châu Âu, như Pháp.
Chỉ số S&P 500 của Mỹ "bốc hơi" 1.370 tỷ USD tổng giá trị sau chín phiên giao dịch. Ở châu Âu, chỉ số FTSE của Anh đã mất 261 tỷ USD, trong khi ở Đức chỉ số DAX bị đánh cắp 120,5 tỷ USD, và 13,6 tỷ Euro đã biến mất khỏi chỉ số CAC của thị trường Pháp.
Giá vàng cao kỷ lục và chưa có dấu hiệu chững lại cho thấy niềm tin vào đồng USD và đồng Euro đã bị đổ vỡ, khi kinh tế Mỹ và Eurozone ngày càng lao đao. Giới đầu tư đang tháo chạy khỏi chứng khoán để đổ sang vàng, bất chấp giá vàng cao ngất ngưởng.
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, cuộc khủng hoảng lần này có nhiều sự khác biệt so với năm 2008. Trước hết là ở nguyên nhân. Cuộc khủng hoảng 2008 xuất phát từ sự đổ vỡ trên thị trường nhà đất, bong bóng trên sàn chứng khoán và chỉ một phần nhỏ bởi sự xếp hạng tín nhiệm.
Còn ở hiện tại, những bất ổn trên thị trường chủ yếu là những khó khăn về chính sách kích thích kinh tế của chính phủ các nước, khiến chi tiêu và đầu tư khu vực tư nhân giảm mạnh, đẩy thất nghiệp tăng cao và kéo lùi đà tăng trưởng.
Sự khác biệt lớn thứ hai là ở diễn biến. Trong giai đoạn 2007 - 2008, các công ty tài chính và các hộ gia đình vui mừng khi thấy tín dụng rẻ, tiền được bơm vào nền kinh tế. Khi bong bóng vỡ, chế độ thắt chặt tiền tệ sụp đổ kết quả là gây ra một cú sốc suy thoái lớn.
Trong khi, ở tình huống hiện tại, do kinh doanh ế ẩm, các doanh nghiệp cũng như cá nhân người tiêu dùng chỉ tập trung tích trữ tiền mặt và thu nợ về, dẫn đến hạn chế tiêu dùng, tăng trưởng cũng như đầu tư.
Sự khác biệt cuối cùng là hậu quả của hai sự khác biệt trên. Trong thảm hoạ tài chính năm 2008, các chính phủ phải can thiệp cung cấp thanh khoản nhằm giữ lãi suất ở mức thấp, trợ giúp các ngân hàng và tiếp sức cho nền kinh tế.
Các chính phủ khắp thế giới phải đổ hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống. Thật không công bằng khi những công dân nộp thuế đã phải trả giá cho lỗi lầm của những người khác. Nhưng rốt cuộc điều đó cũng thành công khi ngăn chặn được một sự suy giảm toàn cầu.
Sự căng thẳng hiện tại không gây ra hiện tượng thiếu thanh khoản. Các công ty của Mỹ đang ngồi trên đống tiền mặt kỷ lục. Bảng cân đối của cả công ty lẫn cá nhân đều căng phồng các khoản nợ. Vấn đề thực tế là sự thiếu hụt niềm tin đối với khu vực tài chính và khả năng kích hoạt kinh tế của các chính phủ.
Bên cạnh những khác biệt do tờ Wall Street Journal chỉ ra, một số nhà kinh tế khác cũng cho rằng, đợt tuột dốc lần này của chứng khoán là biểu hiện của tâm lý hoài nghi về năng lực của chính quyền Obama trong việc tránh cho nước Mỹ khỏi rơi vào vòng suy thoái mà thôi.
Theo Wall Street Journal, để thoát khỏi bế tắc hiện nay, mỗi thị trường sẽ phải dựa vào sức mạnh nội tại của nó hoặc đợi chính phủ có biện pháp triệt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chứ không thể trông chờ vào bên ngoài.
Trong khi đó, hôm qua (10/8), ngân hàng Goldman Sachs cho biết, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể áp dụng chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) sau khi cam kết giữ nguyên mức lãi suất siêu thấp thêm ít nhất 2 năm nữa.
“Chúng tôi nhận thấy khả năng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) áp dụng QE3 vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012 là lớn hơn bao giờ hết. Chúng tôi đã thay đổi quan điểm vì quyết định trong ngày hôm nay của Fed ít gay gắt hơn so với dự báo trước đó”, chuyên gia của Goldman Sachs cho hay.
Theo Goldman Sachs, cam kết giữ nguyên lãi suất trong một khung thời gian cụ thể của Chủ tịch FED bất chấp sự phản đối của 3 thành viên trong ủy ban thiết lập chính sách là dấu hiệu cho thấy các thành viên còn lại của cơ quan này cho rằng QE3 là cần thiết.
Nhận định trên của Goldman Sachs tuy không tác động mạnh tới các thị trường hàng hóa quốc tế, song nếu dự báo này thành hiện thực, thì khả năng vũng lầy khủng hoảng tài chính 2008 sẽ được "san lấp" và khó tái diễn trong năm nay như những tiên đoán bi quan.
Nỗi lo sợ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể tác động xấu đến các ngân hàng Pháp và dần lan sang hệ thống tài chính Mỹ đã khiến các chỉ số chính trên Phố Wall bốc hơi hơn 4%, trong khi cũng lấy đi của các sàn châu Âu ít thì hơn 3%, nhiều thì trên 5%.
Đây là phiên thứ hai kể từ đầu tuần tới nay, các sàn chứng khoán thế giới chòng chành dữ dội, khiến giới đầu tư hoang mang, tìm cách tháo chạy khỏi lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu. Nhiều người đã phải tìm tới vàng như một kênh trú ẩn an toàn.
Kết thúc phiên hôm qua, giá vàng quốc tế một lần nữa xác lập kỷ lục. Cụ thể, giá vàng giao tháng 12 chốt ở mức 1.784,3 USD/oz, tăng 2,4% so với phiên trước đó. Đến 6h10 theo giờ Việt Nam, giá vàng đã lên 1.804,9 USD/oz. Trước đó, kỷ lục của giá vàng được thiết lập ở mức 1.816,1 USD/oz.
Giá vàng giao ngay tăng 1,5% lên 1.769 USD/oz, dù trong phiên giao dịch chính thức có thời điểm đã tăng hơn 3% lên 1.796,86 USD/oz. Tuy nhiên, đến 6h10 theo giờ Việt Nam, giá vàng này đã leo lên tới 1.806,54 USD/oz.
Tính tới hết phiên hôm qua, giá vàng đã tăng 7% trong tuần này và tăng 20% kể từ tháng 6/2011. Tuy nhiên, nếu trừ yếu tố lạm phát thì giá vàng hiện tại vẫn thấp hơn mức giá trị gần 2.500 USD/oz hồi năm 1980 và năm 1930.
Mối lo lắng về tiềm lực tài chính của các ngân hàng Pháp đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng của châu Âu, Mỹ và đẩy giá mặt hàng vàng tăng đột biến. Chỉ số ngân hàng châu Âu rớt 6,7%, chỉ số KBW của các ngân hàng Mỹ trượt 4,9%.
Tờ Wall Street Journal bình luận, các tổ chức tài chính Phố Wall và các nhà đầu tư không thể thôi lo ngại rằng lịch sử khủng hoảng tài chính là một vòng xoáy vô tận và năm 2011 dường như đang lặp lại kịch bản của cuộc khủng hoảng lịch sử năm 2008.
Nhiều người nghĩ rằng, năm 2011 là phần tiếp theo của cuộc khủng hoảng năm 2008. Vào thời điểm năm 2008, chỉ bằng việc hạ xếp hạng tín dụng, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's đã khiến một loạt các ngân hàng đầu tư sụp đổ.
Và điều đó có vẻ đang lặp lại, khi cuối tuần trước tổ chức định mức tín dụng Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ, và tiếp sau đó các thị trường chứng khoán thế giới chao đảo dữ dội trong phiên giao dịch đầu tuần 8/8.
Trong bối cảnh châu Âu chưa thuyết phục được giới đầu tư quốc tế về khả năng giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công, động thái của Standard & Poor's càng thổi bùng lên nguy cơ đợt suy thoái mới sẽ ập xuống kinh tế toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán thế giới.
Trên thực tế, từ đầu năm tới nay thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua nhiều cú sốc lớn, như thảm họa kép động đất, sóng thần ở Nhật Bản hôm 11/3, "cuộc cách mạng hoa nhài" lan rộng ở Bắc Phi và Trung Đông, bão nợ công ở Mỹ và châu Âu.
Từ nhiều tháng qua, các sàn chứng khoán thế giới từ châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Nam Mỹ, châu Á... đã rơi vào trạng thái ảm đạm. Việc Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ chỉ là "giọt nước tràn ly" đẩy tình trạng tuột dốc của các sàn chứng khoán lên tới đỉnh điểm.
Mặc dù vài ngày qua, các tổ chức, định chế tài chính quốc tế cũng như hàng loạt chính phủ các nước ra sức trấn an thị trường, cùng với nhiều biện pháp, cam kết được đưa ra, những tưởng sẽ khiến thị trường bình yên trở lại, nhưng hết đợt sóng này, đợt sóng khác lại diễn ra, nhấn chìm các thị trường.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã làm thị trường vốn toàn cầu mất khoảng 2.500 tỷ USD trong tuần đầu tháng Tám - mức giảm mạnh như hồi tháng 11/2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên đỉnh điểm. Số tiền thất thu từ thị trường tương đương quy mô kinh tế của một nước lớn ở châu Âu, như Pháp.
Chỉ số S&P 500 của Mỹ "bốc hơi" 1.370 tỷ USD tổng giá trị sau chín phiên giao dịch. Ở châu Âu, chỉ số FTSE của Anh đã mất 261 tỷ USD, trong khi ở Đức chỉ số DAX bị đánh cắp 120,5 tỷ USD, và 13,6 tỷ Euro đã biến mất khỏi chỉ số CAC của thị trường Pháp.
Giá vàng cao kỷ lục và chưa có dấu hiệu chững lại cho thấy niềm tin vào đồng USD và đồng Euro đã bị đổ vỡ, khi kinh tế Mỹ và Eurozone ngày càng lao đao. Giới đầu tư đang tháo chạy khỏi chứng khoán để đổ sang vàng, bất chấp giá vàng cao ngất ngưởng.
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, cuộc khủng hoảng lần này có nhiều sự khác biệt so với năm 2008. Trước hết là ở nguyên nhân. Cuộc khủng hoảng 2008 xuất phát từ sự đổ vỡ trên thị trường nhà đất, bong bóng trên sàn chứng khoán và chỉ một phần nhỏ bởi sự xếp hạng tín nhiệm.
Còn ở hiện tại, những bất ổn trên thị trường chủ yếu là những khó khăn về chính sách kích thích kinh tế của chính phủ các nước, khiến chi tiêu và đầu tư khu vực tư nhân giảm mạnh, đẩy thất nghiệp tăng cao và kéo lùi đà tăng trưởng.
Sự khác biệt lớn thứ hai là ở diễn biến. Trong giai đoạn 2007 - 2008, các công ty tài chính và các hộ gia đình vui mừng khi thấy tín dụng rẻ, tiền được bơm vào nền kinh tế. Khi bong bóng vỡ, chế độ thắt chặt tiền tệ sụp đổ kết quả là gây ra một cú sốc suy thoái lớn.
Trong khi, ở tình huống hiện tại, do kinh doanh ế ẩm, các doanh nghiệp cũng như cá nhân người tiêu dùng chỉ tập trung tích trữ tiền mặt và thu nợ về, dẫn đến hạn chế tiêu dùng, tăng trưởng cũng như đầu tư.
Sự khác biệt cuối cùng là hậu quả của hai sự khác biệt trên. Trong thảm hoạ tài chính năm 2008, các chính phủ phải can thiệp cung cấp thanh khoản nhằm giữ lãi suất ở mức thấp, trợ giúp các ngân hàng và tiếp sức cho nền kinh tế.
Các chính phủ khắp thế giới phải đổ hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống. Thật không công bằng khi những công dân nộp thuế đã phải trả giá cho lỗi lầm của những người khác. Nhưng rốt cuộc điều đó cũng thành công khi ngăn chặn được một sự suy giảm toàn cầu.
Sự căng thẳng hiện tại không gây ra hiện tượng thiếu thanh khoản. Các công ty của Mỹ đang ngồi trên đống tiền mặt kỷ lục. Bảng cân đối của cả công ty lẫn cá nhân đều căng phồng các khoản nợ. Vấn đề thực tế là sự thiếu hụt niềm tin đối với khu vực tài chính và khả năng kích hoạt kinh tế của các chính phủ.
Bên cạnh những khác biệt do tờ Wall Street Journal chỉ ra, một số nhà kinh tế khác cũng cho rằng, đợt tuột dốc lần này của chứng khoán là biểu hiện của tâm lý hoài nghi về năng lực của chính quyền Obama trong việc tránh cho nước Mỹ khỏi rơi vào vòng suy thoái mà thôi.
Theo Wall Street Journal, để thoát khỏi bế tắc hiện nay, mỗi thị trường sẽ phải dựa vào sức mạnh nội tại của nó hoặc đợi chính phủ có biện pháp triệt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chứ không thể trông chờ vào bên ngoài.
Trong khi đó, hôm qua (10/8), ngân hàng Goldman Sachs cho biết, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể áp dụng chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) sau khi cam kết giữ nguyên mức lãi suất siêu thấp thêm ít nhất 2 năm nữa.
“Chúng tôi nhận thấy khả năng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) áp dụng QE3 vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012 là lớn hơn bao giờ hết. Chúng tôi đã thay đổi quan điểm vì quyết định trong ngày hôm nay của Fed ít gay gắt hơn so với dự báo trước đó”, chuyên gia của Goldman Sachs cho hay.
Theo Goldman Sachs, cam kết giữ nguyên lãi suất trong một khung thời gian cụ thể của Chủ tịch FED bất chấp sự phản đối của 3 thành viên trong ủy ban thiết lập chính sách là dấu hiệu cho thấy các thành viên còn lại của cơ quan này cho rằng QE3 là cần thiết.
Nhận định trên của Goldman Sachs tuy không tác động mạnh tới các thị trường hàng hóa quốc tế, song nếu dự báo này thành hiện thực, thì khả năng vũng lầy khủng hoảng tài chính 2008 sẽ được "san lấp" và khó tái diễn trong năm nay như những tiên đoán bi quan.