Kịch bản sắp tới cho giá vàng?
Sự lên xuống của đồng USD mà suy cho cùng là tình hình kinh tế Mỹ đang là yếu tố có tác động lớn nhất đến giá vàng
Sự lên xuống của đồng USD mà suy cho cùng là tình hình kinh tế Mỹ đang là yếu tố có tác động lớn nhất đến giá vàng.
Có thể nói, giai đoạn điều chỉnh mạnh mà thị trường vàng thế giới vừa trải qua là phản ứng tức thời của giới đầu tư trước các động thái chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tuy nhiên, việc dự báo giá vàng - vốn đã không đơn giản - lúc này càng phức tạp hơn. Khả năng thành công hay thất bại trong nỗ lực của FED cứu kinh tế Mỹ thoát khỏi bờ vực suy thoái, cùng với nhiều yếu tố khác nữa, đặt ra nhiều kịch bản khác nhau cho giá vàng.
Các nhà kinh tế Mỹ hiện có hai quan điểm về các biện pháp can thiệp thị trường mạnh tay của FED như cắt giảm lãi suất, bơm tiền vào hệ thống tài chính…
Nếu FED thành công
Những người có quan điểm lạc quan thì cho rằng, những biện pháp này sẽ sớm thành công, và kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian không xa.
Nếu vậy, thị trường chứng khoán Mỹ chắc chắn sẽ khởi sắc và giảm bớt tính hấp dẫn của thị trường vàng. Mặt khác, do vàng được coi là một mặt hàng dự trữ để đề phòng những rủi ro kinh tế, một khi kinh tế Mỹ ra khỏi vùng rủi ro, vai trò của vàng sẽ giảm xuống.
Thêm vào đó, kinh tế Mỹ được vực dậy cũng đồng là một vật cản đối với sự tuột dốc của đồng USD, ghìm lại sự tăng giá của vàng.
Nhưng vấn đề có lẽ không chỉ đơn giản như vậy.
Việc lãi suất USD đã hạ (hiện ở mức 2,25%) và một lượng tiền lớn được bơm vào hệ thống tài chính lại đồng nghĩa với sự mất giá của đồng tiền này. Trong khi đó, các loại nguyên vật liệu thô làm đầu vào cho các hoạt động kinh tế lại được giao dịch bằng USD. Kết quả, sự mất giá của USD đồng nghĩa với áp lực lạm phát cao hơn không chỉ tại Mỹ, mà cả các quốc gia khác. Như thế, vàng sẽ lại có cơ hội lên giá.
Trong tuyên bố cắt giảm lãi suất hôm 18/3 vừa rồi, FED có nhấn mạnh đến vấn đề lạm phát. Thị trường ngay lập tức cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy có thể FED sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất, hoặc có cắt giảm thì cũng ít mạnh tay hơn. Điều này khiến đồng USD phục hồi và vàng rớt giá mạnh.
Nhưng lịch sử cho thấy, FED rất có thể sẽ còn cắt giảm lãi suất nữa.
Năm 2001, kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và FED cũng đã phải cắt giảm lãi suất USD nhiều lần. Nhưng sau khi Mỹ đã thoát khỏi suy thoái, FED vẫn phải duy trì việc cắt giảm lãi suất, rồi giữ lãi suất ở mức thấp trong một thời gian dài, rồi sau đó tới tận năm 2004 mới nâng dần lên. Đó là do, nếu dừng lại việc cắt giảm lãi suất ngay khi tình trạng suy thoái chấm dứt, nền kinh tế rất có thể sẽ rơi vào tình trạng giảm phát, với giá cả sụt giảm vì tiêu dùng hạn chế.
Trong khi đó, triển vọng kinh tế Mỹ thời gian tới, ít nhất đến lúc này, còn chưa ai có thể khẳng định là sẽ sớm được cải thiện đáng kể. Một số nhà kinh tế cho rằng, ít nhất kinh tế Mỹ sẽ trì trệ đến hết nửa đầu năm nay rồi mới tăng dần trở lại. Do đó, một khi bình tĩnh trở lại và xem xét, giới đầu tư sẽ lại thấy “cơ” hạ lãi suất USD, và vàng lại có “cửa” để lên.
Trong kịch bản FED thành công trong việc làm kinh tế Mỹ “ấm” lại này, vấn đề then chốt là tình hình kinh tế Mỹ có đủ khả quan để “át” vấn đề lạm phát. Mà điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng tính toán của FED để chọn thời điểm tăng, giảm lãi suất đúng lúc. Nếu lạm phát chỉ là thứ yếu, giá vàng sẽ gặp bất lợi, còn nếu lạm phát trở thành vấn đề nổi cộm, giá vàng sẽ còn nhiều cơ hội tăng.
Nếu FED thất bại
Ở một góc nhìn khác, nhóm những nhà quan sát có quan điểm ít lạc quan hơn thì cho rằng, các biện pháp can thiệp của FED chưa chắc đã thành công, vì cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ phụ thuộc nhiều vào thị trường địa ốc, mà đà giảm của giá nhà được dự báo là sẽ còn tiếp diễn một thời gian nữa.
Nếu vậy, kinh tế Mỹ rất có thể sẽ suy thoái, thậm chí là suy thoái sâu, USD còn mất giá, và chứng khoán thế giới còn đi xuống. Thêm vào đó, FED lại phải tiếp tục chuỗi cắt giảm lãi suất, khiến USD mất giá nặng hơn. Tất cả những nhân tố này đều có lợi cho giá vàng.
Nhưng mặt khác, suy thoái kinh tế Mỹ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị kéo chậm lại cũng đồng nghĩa với nhu cầu các loại hàng hóa, trong đó có vàng và dầu thô, rốt cục sẽ hạ xuống, trở thành một nhân tố kéo giá cả hạ.
Một vấn đề quan trọng khác cần được nhắc tới ở đây là chính sách tiền tệ của các nước có đồng tiền mạnh khác cũng có tác động đến giá vàng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện thiên về chủ trương chống lạm phát nên không có ý định cắt giảm lãi suất Euro. Điều này càng khiến USD mất giá mạnh hơn trước Euro, đẩy giá vàng lên. Do đó, diễn biến giá vàng trong thời gian tới còn phụ thuộc vào việc điều chỉnh hay giữ nguyên Euro của ECB.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ của nhiều nước đang có xu hướng giảm bớt sự neo buộc đồng nội tệ vào USD vì sự suy giảm niềm tin vào đồng tiền này. Nhiều nước có dự trữ ngoại hối lớn như các nước vùng Vịnh hay Trung Quốc, có thể sẽ chuyển một phần đáng kể lượng USD mà họ đang nắm giữ sang các mặt hàng đầu tư khác, trong đó có vàng, khiến giá USD càng sụt và giá vàng được nâng đỡ.
Những yếu tố khác
Ngoài tác động từ chính sách tiền tệ của Mỹ và các nước khác, giá vàng còn chịu tác động của tác động của tình hình nguồn cung.
Có thể nói, trong bất kỳ kịch bản nào của kinh tế Mỹ, vấn đề nguồn cung vàng, ít nhất trong thời gian trước mắt, vẫn ủng hộ giá vàng. Hiện hoạt động sản xuất vàng thế giới, nhất là ở Nam Phi, đang có xu hướng co hẹp lại vì giá nhân công tăng và một số khó khăn khác. Việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sắp bán ra 500 tấn vàng được cho là ít tác động đến thị trường vì số vàng này không phải là quá lớn.
Một yếu tố quan trọng nữa là tâm lý của giới đầu tư. Thị trường vàng thời gian qua quá nhạy cảm một phần vì tâm lý dễ thay đổi. Với cùng một sự kiện, các nhà đầu tư có thể có những cách phản ứng khác nhau ở những thời điểm khác nhau.
Chẳng hạn, khi FED nhắc đến áp lực lạm phát, thị trường ngay lập tức cho rằng, FED không muốn cắt giảm lãi suất thêm, và USD phục hồi, kéo vàng xuống. Nhưng sau đó, cụ thể là trên thị trường châu Á hôm 21/3, giá vàng lại có xu hướng nhích lên khi giới đầu tư chuyển sang quan điểm cho rằng, nên mua vào vì áp lực lạm vẫn phát cao.
Hoặc một phiên điều chỉnh mạnh trên thị trường chứng khoán, hoặc có thể khiến giới đầu tư bán ra để bù lỗ, hoặc cũng có thể thúc đẩy họ chuyển vốn sang vàng vì sợ chứng khoán còn sụt nữa.
Giá vàng thế giới đã có một thời kỳ tăng giá kéo dài 7 năm và chỉ riêng trong năm ngoái đã tăng 31%. Ngày 17/3, giá vàng kỳ hạn đạt đỉnh 1.033,9 USD/oz, cao nhất mọi thời đại. Do đó, một giai đoạn điều chỉnh của thị trường như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
Đối với thị trường Việt Nam, ngoài sự tác động của giá thế giới, giá vàng trong nước còn phụ thuộc vào lượng cầu. Trong khi thị trường bất động sản trầm lắng trở lại, USD “thất thế” và VN-Index có vẻ như đang lùi về ngưỡng 500 điểm, có lẽ thị trường vàng với nhiều thăng trầm đang là một điểm đầu tư hấp dẫn. Nhưng “lướt sóng” vàng đòi hỏi sự nhạy bén cao độ và không ít người đã lỗ đậm vì thiếu đi sự nhạy bén này. Do đó, thời gian tới, những người có ý định dồn vốn vào vàng có lẽ sẽ dè dặt hơn.
Sự kết hợp phức tạp của những nhân tố như đã trình bày ở trên sẽ tạo ra những diễn biến khó đoán biết trên thị trường vàng trong nước và thế giới sắp tới. Giá vàng ở từng thời điểm sẽ phụ thuộc vào việc nhân tố nào có ảnh hưởng áp đảo. Do đó, việc đưa ra một dự báo lúc này là điều mà nhiều chuyên gia tỏ ra rất thận trọng. Có lẽ, chỉ có thời gian mới đem đến câu trả lời chính xác nhất.
Có thể nói, giai đoạn điều chỉnh mạnh mà thị trường vàng thế giới vừa trải qua là phản ứng tức thời của giới đầu tư trước các động thái chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tuy nhiên, việc dự báo giá vàng - vốn đã không đơn giản - lúc này càng phức tạp hơn. Khả năng thành công hay thất bại trong nỗ lực của FED cứu kinh tế Mỹ thoát khỏi bờ vực suy thoái, cùng với nhiều yếu tố khác nữa, đặt ra nhiều kịch bản khác nhau cho giá vàng.
Các nhà kinh tế Mỹ hiện có hai quan điểm về các biện pháp can thiệp thị trường mạnh tay của FED như cắt giảm lãi suất, bơm tiền vào hệ thống tài chính…
Nếu FED thành công
Những người có quan điểm lạc quan thì cho rằng, những biện pháp này sẽ sớm thành công, và kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian không xa.
Nếu vậy, thị trường chứng khoán Mỹ chắc chắn sẽ khởi sắc và giảm bớt tính hấp dẫn của thị trường vàng. Mặt khác, do vàng được coi là một mặt hàng dự trữ để đề phòng những rủi ro kinh tế, một khi kinh tế Mỹ ra khỏi vùng rủi ro, vai trò của vàng sẽ giảm xuống.
Thêm vào đó, kinh tế Mỹ được vực dậy cũng đồng là một vật cản đối với sự tuột dốc của đồng USD, ghìm lại sự tăng giá của vàng.
Nhưng vấn đề có lẽ không chỉ đơn giản như vậy.
Việc lãi suất USD đã hạ (hiện ở mức 2,25%) và một lượng tiền lớn được bơm vào hệ thống tài chính lại đồng nghĩa với sự mất giá của đồng tiền này. Trong khi đó, các loại nguyên vật liệu thô làm đầu vào cho các hoạt động kinh tế lại được giao dịch bằng USD. Kết quả, sự mất giá của USD đồng nghĩa với áp lực lạm phát cao hơn không chỉ tại Mỹ, mà cả các quốc gia khác. Như thế, vàng sẽ lại có cơ hội lên giá.
Trong tuyên bố cắt giảm lãi suất hôm 18/3 vừa rồi, FED có nhấn mạnh đến vấn đề lạm phát. Thị trường ngay lập tức cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy có thể FED sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất, hoặc có cắt giảm thì cũng ít mạnh tay hơn. Điều này khiến đồng USD phục hồi và vàng rớt giá mạnh.
Nhưng lịch sử cho thấy, FED rất có thể sẽ còn cắt giảm lãi suất nữa.
Năm 2001, kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và FED cũng đã phải cắt giảm lãi suất USD nhiều lần. Nhưng sau khi Mỹ đã thoát khỏi suy thoái, FED vẫn phải duy trì việc cắt giảm lãi suất, rồi giữ lãi suất ở mức thấp trong một thời gian dài, rồi sau đó tới tận năm 2004 mới nâng dần lên. Đó là do, nếu dừng lại việc cắt giảm lãi suất ngay khi tình trạng suy thoái chấm dứt, nền kinh tế rất có thể sẽ rơi vào tình trạng giảm phát, với giá cả sụt giảm vì tiêu dùng hạn chế.
Trong khi đó, triển vọng kinh tế Mỹ thời gian tới, ít nhất đến lúc này, còn chưa ai có thể khẳng định là sẽ sớm được cải thiện đáng kể. Một số nhà kinh tế cho rằng, ít nhất kinh tế Mỹ sẽ trì trệ đến hết nửa đầu năm nay rồi mới tăng dần trở lại. Do đó, một khi bình tĩnh trở lại và xem xét, giới đầu tư sẽ lại thấy “cơ” hạ lãi suất USD, và vàng lại có “cửa” để lên.
Trong kịch bản FED thành công trong việc làm kinh tế Mỹ “ấm” lại này, vấn đề then chốt là tình hình kinh tế Mỹ có đủ khả quan để “át” vấn đề lạm phát. Mà điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng tính toán của FED để chọn thời điểm tăng, giảm lãi suất đúng lúc. Nếu lạm phát chỉ là thứ yếu, giá vàng sẽ gặp bất lợi, còn nếu lạm phát trở thành vấn đề nổi cộm, giá vàng sẽ còn nhiều cơ hội tăng.
Nếu FED thất bại
Ở một góc nhìn khác, nhóm những nhà quan sát có quan điểm ít lạc quan hơn thì cho rằng, các biện pháp can thiệp của FED chưa chắc đã thành công, vì cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ phụ thuộc nhiều vào thị trường địa ốc, mà đà giảm của giá nhà được dự báo là sẽ còn tiếp diễn một thời gian nữa.
Nếu vậy, kinh tế Mỹ rất có thể sẽ suy thoái, thậm chí là suy thoái sâu, USD còn mất giá, và chứng khoán thế giới còn đi xuống. Thêm vào đó, FED lại phải tiếp tục chuỗi cắt giảm lãi suất, khiến USD mất giá nặng hơn. Tất cả những nhân tố này đều có lợi cho giá vàng.
Nhưng mặt khác, suy thoái kinh tế Mỹ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị kéo chậm lại cũng đồng nghĩa với nhu cầu các loại hàng hóa, trong đó có vàng và dầu thô, rốt cục sẽ hạ xuống, trở thành một nhân tố kéo giá cả hạ.
Một vấn đề quan trọng khác cần được nhắc tới ở đây là chính sách tiền tệ của các nước có đồng tiền mạnh khác cũng có tác động đến giá vàng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện thiên về chủ trương chống lạm phát nên không có ý định cắt giảm lãi suất Euro. Điều này càng khiến USD mất giá mạnh hơn trước Euro, đẩy giá vàng lên. Do đó, diễn biến giá vàng trong thời gian tới còn phụ thuộc vào việc điều chỉnh hay giữ nguyên Euro của ECB.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ của nhiều nước đang có xu hướng giảm bớt sự neo buộc đồng nội tệ vào USD vì sự suy giảm niềm tin vào đồng tiền này. Nhiều nước có dự trữ ngoại hối lớn như các nước vùng Vịnh hay Trung Quốc, có thể sẽ chuyển một phần đáng kể lượng USD mà họ đang nắm giữ sang các mặt hàng đầu tư khác, trong đó có vàng, khiến giá USD càng sụt và giá vàng được nâng đỡ.
Những yếu tố khác
Ngoài tác động từ chính sách tiền tệ của Mỹ và các nước khác, giá vàng còn chịu tác động của tác động của tình hình nguồn cung.
Có thể nói, trong bất kỳ kịch bản nào của kinh tế Mỹ, vấn đề nguồn cung vàng, ít nhất trong thời gian trước mắt, vẫn ủng hộ giá vàng. Hiện hoạt động sản xuất vàng thế giới, nhất là ở Nam Phi, đang có xu hướng co hẹp lại vì giá nhân công tăng và một số khó khăn khác. Việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sắp bán ra 500 tấn vàng được cho là ít tác động đến thị trường vì số vàng này không phải là quá lớn.
Một yếu tố quan trọng nữa là tâm lý của giới đầu tư. Thị trường vàng thời gian qua quá nhạy cảm một phần vì tâm lý dễ thay đổi. Với cùng một sự kiện, các nhà đầu tư có thể có những cách phản ứng khác nhau ở những thời điểm khác nhau.
Chẳng hạn, khi FED nhắc đến áp lực lạm phát, thị trường ngay lập tức cho rằng, FED không muốn cắt giảm lãi suất thêm, và USD phục hồi, kéo vàng xuống. Nhưng sau đó, cụ thể là trên thị trường châu Á hôm 21/3, giá vàng lại có xu hướng nhích lên khi giới đầu tư chuyển sang quan điểm cho rằng, nên mua vào vì áp lực lạm vẫn phát cao.
Hoặc một phiên điều chỉnh mạnh trên thị trường chứng khoán, hoặc có thể khiến giới đầu tư bán ra để bù lỗ, hoặc cũng có thể thúc đẩy họ chuyển vốn sang vàng vì sợ chứng khoán còn sụt nữa.
Giá vàng thế giới đã có một thời kỳ tăng giá kéo dài 7 năm và chỉ riêng trong năm ngoái đã tăng 31%. Ngày 17/3, giá vàng kỳ hạn đạt đỉnh 1.033,9 USD/oz, cao nhất mọi thời đại. Do đó, một giai đoạn điều chỉnh của thị trường như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
Đối với thị trường Việt Nam, ngoài sự tác động của giá thế giới, giá vàng trong nước còn phụ thuộc vào lượng cầu. Trong khi thị trường bất động sản trầm lắng trở lại, USD “thất thế” và VN-Index có vẻ như đang lùi về ngưỡng 500 điểm, có lẽ thị trường vàng với nhiều thăng trầm đang là một điểm đầu tư hấp dẫn. Nhưng “lướt sóng” vàng đòi hỏi sự nhạy bén cao độ và không ít người đã lỗ đậm vì thiếu đi sự nhạy bén này. Do đó, thời gian tới, những người có ý định dồn vốn vào vàng có lẽ sẽ dè dặt hơn.
Sự kết hợp phức tạp của những nhân tố như đã trình bày ở trên sẽ tạo ra những diễn biến khó đoán biết trên thị trường vàng trong nước và thế giới sắp tới. Giá vàng ở từng thời điểm sẽ phụ thuộc vào việc nhân tố nào có ảnh hưởng áp đảo. Do đó, việc đưa ra một dự báo lúc này là điều mà nhiều chuyên gia tỏ ra rất thận trọng. Có lẽ, chỉ có thời gian mới đem đến câu trả lời chính xác nhất.