Kiểm soát lạm phát: Những rào cản lộ diện
“Lạm phát tăng cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tâm lý lo lắng trong nhân dân”
“Lạm phát tăng cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tâm lý lo lắng trong nhân dân…”.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại hội nghị giao ban hôm 26/4 đúc kết như vậy, sau khi phân tích các chỉ tiêu chính của nền kinh tế trong 4 tháng qua.
Trước đó, vào hôm Chủ Nhật (24/4), Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như thường lệ. Kết quả, CPI tháng 4 đã tăng rất mạnh, tới 3,32% so với tháng trước, mức cao nhất trong gần 3 năm nay, làm dấy lên những lo ngại lạm phát có thể phi mã vào cuối năm.
Hiệu lực thực thi...
Sau Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành, giới chuyên gia và cộng đồng quốc tế đã có những đánh giá tích cực, đặc biệt là đối với các nhóm giải pháp rất quan trọng: thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thắt chặt… Nhưng đến thời điểm này, lo lắng dường như lại nhen lên, hướng vào hiệu lực thực thi chính sách của các cơ quan điều hành của Chính phủ.
Theo một nguồn tin chính thức, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 3/2011 đã vượt 5%. Nếu tính bình quân theo tháng và không loại trừ khoảng thời gian hoạt động cho vay của các ngân hàng giảm mạnh vào Tết Nguyên đán, chỉ tiêu này vẫn nằm trong khống chế của Ngân hàng Nhà nước, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong năm nay.
Tuy nhiên, so với các con số tương ứng của năm 2010 (tăng 3,34%) và năm 2009 (2,67%), tăng trưởng tín dụng quý 1/2011 đã cao hơn khá nhiều. Đó là chưa tính đến chuyện, lượng tiền tuyệt đối thông qua cung tín dụng sẽ “phồng” lên thế nào sau các mức tăng mới trên nền đã cao trước đó.
Bình luận về con số tăng trưởng tín dụng kể trên, một số chuyên gia cho rằng, sẽ rất khó để thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ nếu mỗi khi các ngân hàng thương mại “kêu ca” thanh khoản khó khăn thì lại được bơm thêm tiền. Nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng góp thêm phần phàn nàn khó khăn vốn, khiến chính sách tiền tệ chưa dễ chủ động “xén ngọn” tín dụng.
Tham khảo các chỉ tiêu tương ứng, nếu như đến cuối tháng 2, khi mà định hướng chính sách tiền tệ chặt chẽ đã được ban hành, tăng trưởng tín dụng mới đạt 1,46%. Giai đoạn tăng cao thực tế lại nằm ở thời gian sau khi Nghị quyết 11 đã được Ngân hàng Nhà nước quán triệt xuống dưới.
Nhưng phía chính sách tài khóa cũng chẳng hơn gì. Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tính đến tháng 4/2011 đã đạt 56,6 nghìn tỷ đồng, bằng 30,2% kế hoạch năm, cao hơn nhiều so với các con số tương ứng của năm 2010 là 33,4 nghìn tỷ đồng và 26,7%; năm 2009 là 28,8 nghìn tỷ đồng và 25,5%; năm 2008 khoảng 23,54 nghìn tỷ đồng và 24%...
Trong kết quả thực hiện đầu tư 4 tháng qua, khu vực địa phương dường như “hăm hở” giải ngân hơn. Không biết phần ứng trước vốn đến đâu, theo thống kê các tỉnh đã thực hiện được 31,2% kế hoạch vốn đầu tư cả năm, tương đương với 45,43 nghìn tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là liệu có chuyện các địa phương tăng cường “hợp thức hóa” các khoản chi đầu tư, trước khi hoàn thành báo cáo rà soát đầu tư?
...và quyết tâm thực thi
Nếu thực hiện quyết liệt hơn thì cuối tháng 3 vừa rồi đã phải có báo cáo rà soát đầu tư trình Thủ tướng, nhưng đến hết ngày 22/3/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới nhận được báo cáo của 34 bộ, ngành, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty và 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các địa phương cuối tháng trước đã chưa thể hoàn thành các phương án cắt, giảm, hoãn, điều chuyển vốn đối với các dự án không cấp bách, chậm triển khai…
“Qua nghiên cứu báo cáo của các bộ, ngành và địa phương thấy rằng một số bộ, ngành và địa phương chưa thực hiện tốt việc rà soát, cắt giảm và điều chỉnh vốn kế hoạch năm 2011; báo cáo không đầy đủ...”, công văn số 1818/BKHĐT-TH do Bộ trưởng Võ Hồng Phúc ký ngày 25/3 nêu rõ.
Nhiều ý kiến thậm chí cho rằng, việc rà soát như hiện nay rất dễ này sinh tình trạng xin cho đối với danh mục các dự án triển khai, hay ngược lại thì thuộc diện đình, hoãn, giãn tiến độ… Tại cuộc họp sáng qua, nhiều ngành, địa phương tiếp tục "kêu" với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin thêm vốn, cho triển khai các dự án đã xong thủ tục đầu tư…
Trong khi đó theo thống kê, số vốn dự kiến cắt giảm được từ các dự án tổng hợp được mới khoảng 3.400 tỷ đồng, tương đương chưa đến 0,2% GDP năm 2010, rất nhỏ bé so với tổng đầu tư thường xuyên vượt 40% GDP mỗi năm.
Cho đến lúc này, hiệu quả kiếm soát lạm phát có lẽ quan trọng ở quyết tâm thực thi của cấp dưới. Bởi vì thực tế là số vốn dự kiến cắt giảm được, theo các bộ, địa phương và doanh nghiệp, không thấm gì so với các khoản thu ngân sách địa phương không phải nộp về trung ương. Và với quyết tâm chính trị không cao, tổng số vốn cắt giảm trên thực tế là bao nhiêu sẽ rất khó nói.
Chỉ cần những động thái đẩy mạnh các nguồn thu không phải điều tiết về ngân sách, nhiều địa phương sẽ không phải dừng dự án nào, một chuyên gia từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay. Một so sánh, mỗi năm các địa phương thu từ xổ số khoảng 2% GDP, thu tiền sử dụng đất cũng khá lớn… Năm ngoái riêng Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất đã thu về 3.500 tỷ đồng.
“Lạm phát chưa chắc đã dừng ở tháng Tư này”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung nêu một quan điểm được nhắc nhiều gần đây, để kết luận hội nghị hôm 26/4.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại hội nghị giao ban hôm 26/4 đúc kết như vậy, sau khi phân tích các chỉ tiêu chính của nền kinh tế trong 4 tháng qua.
Trước đó, vào hôm Chủ Nhật (24/4), Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như thường lệ. Kết quả, CPI tháng 4 đã tăng rất mạnh, tới 3,32% so với tháng trước, mức cao nhất trong gần 3 năm nay, làm dấy lên những lo ngại lạm phát có thể phi mã vào cuối năm.
Hiệu lực thực thi...
Sau Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành, giới chuyên gia và cộng đồng quốc tế đã có những đánh giá tích cực, đặc biệt là đối với các nhóm giải pháp rất quan trọng: thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thắt chặt… Nhưng đến thời điểm này, lo lắng dường như lại nhen lên, hướng vào hiệu lực thực thi chính sách của các cơ quan điều hành của Chính phủ.
Theo một nguồn tin chính thức, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 3/2011 đã vượt 5%. Nếu tính bình quân theo tháng và không loại trừ khoảng thời gian hoạt động cho vay của các ngân hàng giảm mạnh vào Tết Nguyên đán, chỉ tiêu này vẫn nằm trong khống chế của Ngân hàng Nhà nước, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong năm nay.
Tuy nhiên, so với các con số tương ứng của năm 2010 (tăng 3,34%) và năm 2009 (2,67%), tăng trưởng tín dụng quý 1/2011 đã cao hơn khá nhiều. Đó là chưa tính đến chuyện, lượng tiền tuyệt đối thông qua cung tín dụng sẽ “phồng” lên thế nào sau các mức tăng mới trên nền đã cao trước đó.
Bình luận về con số tăng trưởng tín dụng kể trên, một số chuyên gia cho rằng, sẽ rất khó để thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ nếu mỗi khi các ngân hàng thương mại “kêu ca” thanh khoản khó khăn thì lại được bơm thêm tiền. Nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng góp thêm phần phàn nàn khó khăn vốn, khiến chính sách tiền tệ chưa dễ chủ động “xén ngọn” tín dụng.
Tham khảo các chỉ tiêu tương ứng, nếu như đến cuối tháng 2, khi mà định hướng chính sách tiền tệ chặt chẽ đã được ban hành, tăng trưởng tín dụng mới đạt 1,46%. Giai đoạn tăng cao thực tế lại nằm ở thời gian sau khi Nghị quyết 11 đã được Ngân hàng Nhà nước quán triệt xuống dưới.
Nhưng phía chính sách tài khóa cũng chẳng hơn gì. Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tính đến tháng 4/2011 đã đạt 56,6 nghìn tỷ đồng, bằng 30,2% kế hoạch năm, cao hơn nhiều so với các con số tương ứng của năm 2010 là 33,4 nghìn tỷ đồng và 26,7%; năm 2009 là 28,8 nghìn tỷ đồng và 25,5%; năm 2008 khoảng 23,54 nghìn tỷ đồng và 24%...
Trong kết quả thực hiện đầu tư 4 tháng qua, khu vực địa phương dường như “hăm hở” giải ngân hơn. Không biết phần ứng trước vốn đến đâu, theo thống kê các tỉnh đã thực hiện được 31,2% kế hoạch vốn đầu tư cả năm, tương đương với 45,43 nghìn tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là liệu có chuyện các địa phương tăng cường “hợp thức hóa” các khoản chi đầu tư, trước khi hoàn thành báo cáo rà soát đầu tư?
...và quyết tâm thực thi
Nếu thực hiện quyết liệt hơn thì cuối tháng 3 vừa rồi đã phải có báo cáo rà soát đầu tư trình Thủ tướng, nhưng đến hết ngày 22/3/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới nhận được báo cáo của 34 bộ, ngành, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty và 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các địa phương cuối tháng trước đã chưa thể hoàn thành các phương án cắt, giảm, hoãn, điều chuyển vốn đối với các dự án không cấp bách, chậm triển khai…
“Qua nghiên cứu báo cáo của các bộ, ngành và địa phương thấy rằng một số bộ, ngành và địa phương chưa thực hiện tốt việc rà soát, cắt giảm và điều chỉnh vốn kế hoạch năm 2011; báo cáo không đầy đủ...”, công văn số 1818/BKHĐT-TH do Bộ trưởng Võ Hồng Phúc ký ngày 25/3 nêu rõ.
Nhiều ý kiến thậm chí cho rằng, việc rà soát như hiện nay rất dễ này sinh tình trạng xin cho đối với danh mục các dự án triển khai, hay ngược lại thì thuộc diện đình, hoãn, giãn tiến độ… Tại cuộc họp sáng qua, nhiều ngành, địa phương tiếp tục "kêu" với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin thêm vốn, cho triển khai các dự án đã xong thủ tục đầu tư…
Trong khi đó theo thống kê, số vốn dự kiến cắt giảm được từ các dự án tổng hợp được mới khoảng 3.400 tỷ đồng, tương đương chưa đến 0,2% GDP năm 2010, rất nhỏ bé so với tổng đầu tư thường xuyên vượt 40% GDP mỗi năm.
Cho đến lúc này, hiệu quả kiếm soát lạm phát có lẽ quan trọng ở quyết tâm thực thi của cấp dưới. Bởi vì thực tế là số vốn dự kiến cắt giảm được, theo các bộ, địa phương và doanh nghiệp, không thấm gì so với các khoản thu ngân sách địa phương không phải nộp về trung ương. Và với quyết tâm chính trị không cao, tổng số vốn cắt giảm trên thực tế là bao nhiêu sẽ rất khó nói.
Chỉ cần những động thái đẩy mạnh các nguồn thu không phải điều tiết về ngân sách, nhiều địa phương sẽ không phải dừng dự án nào, một chuyên gia từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay. Một so sánh, mỗi năm các địa phương thu từ xổ số khoảng 2% GDP, thu tiền sử dụng đất cũng khá lớn… Năm ngoái riêng Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất đã thu về 3.500 tỷ đồng.
“Lạm phát chưa chắc đã dừng ở tháng Tư này”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung nêu một quan điểm được nhắc nhiều gần đây, để kết luận hội nghị hôm 26/4.