Kiểm soát lao động nước ngoài: Bài toán khó giải
Con số lao động nước ngoài trên địa bàn Tp.HCM có thể chưa chính xác, vì việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM, qua các đợt kiểm tra, hiện nay thành phố có khoảng 16.800 lao động nước ngoài đã đăng ký giấy phép trên địa bàn thành phố và khoảng 2.700 người không có giấy phép.
Tuy nhiên, đây có thể là con số chưa chính xác vì việc kiểm tra lao động nước ngoài trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn.
Theo công văn số 3353 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân ký ngày 9/9/2009 thì các tỉnh thành phải tổ chức kiểm tra, thanh tra và rà soát lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn và định kỳ trước ngày 25 tháng cuối quý báo cáo về bộ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thành lập hai đoàn kiểm tra liên ngành
Theo ông Nguyễn Văn Xê, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM, sở đã thành lập hai đoàn kiểm tra, trong đó một đoàn liên ngành tập trung thanh tra tại những doanh nghiệp trọng điểm có sử dụng nhiều lao động nước ngoài, một đoàn thuộc thanh tra sở kiểm tra độc lập tất cả những doanh nghiệp có vi phạm pháp luật lao động trong đó có lao động nước ngoài. Hai đoàn này kiểm tra hàng tuần trên địa bàn thành phố và tập hợp số liệu để báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy trong quá trình thanh tra thì hầu như doanh nghiệp nào có sử dụng lao động nước ngoài cũng đều có vi phạm. Nguyên nhân, do doanh nghiệp chủ yếu sử dụng lao động nước ngoài không đủ điều kiện để làm việc ở Việt Nam, nên khi doanh nghiệp đề nghị thủ tục cấp giấy phép thì không được và họ vẫn tiếp tục sử dụng số lao động không phép này.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp giày da, may mặc do không cần lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn nên người ta đưa lao động là người quen của các ông chủ người nước ngoài sang làm việc nên cũng không đủ điều kiện cấp phép.
Ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết nhiều doanh nghiệp cố tình che giấu, không khai trình, không cung cấp hồ sơ nên có thể con số tổng hợp lao động nước ngoài trên địa bàn thành phố chưa được chính xác. Có doanh nghiệp khai báo không sử dụng lao động nước ngoài nhưng khi kiểm tra bảng lương thì thấy có tên trong danh sách. Những trường hợp doanh nghiệp cố tình che giấu thì không phải lúc nào cũng phát hiện được. Hơn nữa, lực lượng thanh tra vẫn còn mỏng nên khó có thể kiểm tra đầy đủ và thoả đáng được.
Phạt nhẹ quá, không đủ sức răn đe
Việc doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài không phép trên địa bàn Tp.HCM ngày càng gia tăng một phần do mức xử phạt quá nhẹ. Theo quy định của pháp luật, nếu doanh nghiệp sử dụng lao động không phép thì chỉ bị phạt 5 - 10 triệu đồng nên doanh nghiệp không sợ.
Hơn nữa, mức phạt này cho lỗi chung sử dụng lao động nước ngoài không phép chứ không phải cho từng lao động. Hiện nay, ở Tp.HCM, có rất nhiều chủ đầu tư xây dựng là người nước ngoài, họ đưa vài chục công nhân qua thi công, khi phát hiện thì mức phạt cũng chỉ bằng doanh nghiệp sử dụng 1 - 2 chuyên gia không phép.
Vì thế mà nhiều khi doanh nghiệp có tư tưởng tuyển thật nhiều lao động nước ngoài và chấp nhận chịu mức phạt một lần. Điều này cho thấy chế tài chưa sát với tình hình thực tế nên rất khó mà quản lý chặt được.
Do vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị phải tăng mức xử phạt đối với những vi phạm của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động nước ngoài, đồng thời phải có quy định người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc phải xuất trình giấy phép lao động khi qua các cửa khẩu của Việt Nam.
Sở cũng đề xuất cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kiên quyết không gia hạn visa đối với những trường hợp người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động và xử lý triệt để những trường hợp cư trú không đúng mục đích nhập cảnh…
Hà Dịu (SGTT)
Tuy nhiên, đây có thể là con số chưa chính xác vì việc kiểm tra lao động nước ngoài trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn.
Theo công văn số 3353 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân ký ngày 9/9/2009 thì các tỉnh thành phải tổ chức kiểm tra, thanh tra và rà soát lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn và định kỳ trước ngày 25 tháng cuối quý báo cáo về bộ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thành lập hai đoàn kiểm tra liên ngành
Theo ông Nguyễn Văn Xê, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM, sở đã thành lập hai đoàn kiểm tra, trong đó một đoàn liên ngành tập trung thanh tra tại những doanh nghiệp trọng điểm có sử dụng nhiều lao động nước ngoài, một đoàn thuộc thanh tra sở kiểm tra độc lập tất cả những doanh nghiệp có vi phạm pháp luật lao động trong đó có lao động nước ngoài. Hai đoàn này kiểm tra hàng tuần trên địa bàn thành phố và tập hợp số liệu để báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy trong quá trình thanh tra thì hầu như doanh nghiệp nào có sử dụng lao động nước ngoài cũng đều có vi phạm. Nguyên nhân, do doanh nghiệp chủ yếu sử dụng lao động nước ngoài không đủ điều kiện để làm việc ở Việt Nam, nên khi doanh nghiệp đề nghị thủ tục cấp giấy phép thì không được và họ vẫn tiếp tục sử dụng số lao động không phép này.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp giày da, may mặc do không cần lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn nên người ta đưa lao động là người quen của các ông chủ người nước ngoài sang làm việc nên cũng không đủ điều kiện cấp phép.
Ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết nhiều doanh nghiệp cố tình che giấu, không khai trình, không cung cấp hồ sơ nên có thể con số tổng hợp lao động nước ngoài trên địa bàn thành phố chưa được chính xác. Có doanh nghiệp khai báo không sử dụng lao động nước ngoài nhưng khi kiểm tra bảng lương thì thấy có tên trong danh sách. Những trường hợp doanh nghiệp cố tình che giấu thì không phải lúc nào cũng phát hiện được. Hơn nữa, lực lượng thanh tra vẫn còn mỏng nên khó có thể kiểm tra đầy đủ và thoả đáng được.
Phạt nhẹ quá, không đủ sức răn đe
Việc doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài không phép trên địa bàn Tp.HCM ngày càng gia tăng một phần do mức xử phạt quá nhẹ. Theo quy định của pháp luật, nếu doanh nghiệp sử dụng lao động không phép thì chỉ bị phạt 5 - 10 triệu đồng nên doanh nghiệp không sợ.
Hơn nữa, mức phạt này cho lỗi chung sử dụng lao động nước ngoài không phép chứ không phải cho từng lao động. Hiện nay, ở Tp.HCM, có rất nhiều chủ đầu tư xây dựng là người nước ngoài, họ đưa vài chục công nhân qua thi công, khi phát hiện thì mức phạt cũng chỉ bằng doanh nghiệp sử dụng 1 - 2 chuyên gia không phép.
Vì thế mà nhiều khi doanh nghiệp có tư tưởng tuyển thật nhiều lao động nước ngoài và chấp nhận chịu mức phạt một lần. Điều này cho thấy chế tài chưa sát với tình hình thực tế nên rất khó mà quản lý chặt được.
Do vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị phải tăng mức xử phạt đối với những vi phạm của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động nước ngoài, đồng thời phải có quy định người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc phải xuất trình giấy phép lao động khi qua các cửa khẩu của Việt Nam.
Sở cũng đề xuất cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kiên quyết không gia hạn visa đối với những trường hợp người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động và xử lý triệt để những trường hợp cư trú không đúng mục đích nhập cảnh…
Hà Dịu (SGTT)