Kiến nghị đưa lãi suất cho vay về 12%, cắt giảm số ngân hàng
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa gửi một lá thư đặc biệt tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa gửi một lá thư đặc biệt tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, với nhiều đề xuất cải tổ mạnh mẽ, trong đó có việc đưa lãi suất về 12%, thay đổi cách quản lý vàng và cắt giảm tới 20% số lượng ngân hàng cổ phần.
Theo bức thư, VAFI cho rằng tân Bộ trưởng Bộ Tài chính và tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nên đưa mức lãi suất cho vay hàng năm về mức 12%/năm. Tổ chức này nhận định, nếu hạ được lãi suất về 12% một cách bền vững thì nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sẽ thực hiện tốt như tốc độ tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát, giảm bội chi ngân sách, ổn định thị trường ngoại hối...
VAFI cũng kiến nghị hai vị lãnh đạo mới cần có cơ chế thu hút dòng tiền nhàn rỗi đổ vào ngân hàng và thị trường chứng khoán, đồng thời có cơ chế chặn dòng tiền này đổ vào vàng và ngoại tệ. Bởi theo VAFI, dòng tiền nhàn rỗi đổ vào ngân hàng và thị trường chứng khoán hiện mới chỉ đạt 35%, còn lại là đổ vào các kênh không có lợi lâu dài cho nền kinh tế. Tại các nước, lãi suất huy động và cho vay thấp hơn Việt Nam từ 4-5 lần, bởi họ có chính sách hướng 90% dòng tiền vào ngân hàng và thị trường chứng khoán với cơ cấu 7 phần vào ngân hàng, 3 phần vào thị trường chứng khoán.
Đối với thị trường chứng khoán, VAFI đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quan tâm đặc biệt. Qua thị trường chứng khoán, hệ thống doanh nghiệp, ngân hàng mới được bơm vốn, tăng khả năng tài chính, từ đó có cơ hội giảm giá thành, giảm lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường này đang quá èo uột, niềm tin của nhà đầu tư, tính thanh khoản gần như bị vô hiệu hóa. Những bất ổn vĩ mô vừa qua tác động tới thị trường chứng khoán chỉ là một phần, còn nguyên nhân chủ yếu là do sự chỉ đạo quản lý.
Theo VAFI, đầu tư vào vàng là dòng vốn chết, không đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, kinh doanh vàng hay đầu tư vàng miếng hiện nay ở Việt Nam lại khá thoải mái, không cần giấy phép của ngành, không thu thuế cá nhân kinh doanh vàng. Thậm chí, vàng có thể coi như ngoại tệ nhưng chỉ ngoại tệ thì bị cấm mua bán tự do, còn vàng vẫn kinh doanh bình thường thì khó có thể bình ổn thị trường ngoại hối. Trong khi đó, các cá nhân kinh doanh chứng khoán lại phải chịu hai loại thuế là thuế cổ tức và thuế chuyển nhượng chứng khoán.
Về thị trường ngoại hối, VAFI góp ý Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong dân cư xuống 1%.
VAFI cũng cho rằng, phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách lành mạnh. Muốn vậy, cần giảm 15-20% số lượng các ngân hàng cổ phần bằng việc sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc quốc hữu hóa. Đặc biệt, không cho thành lập các công ty kinh doanh vàng, bảo hiểm, tài chính thuộc ngân hàng vì không hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng tại Việt Nam lên 35% vốn điều lệ và cho phép nhóm nhà đầu tư này được mua cổ phần không qua biểu quyết ở mức10% vốn điều lệ.
Ngoài ra, VAFI còn kiến nghị một số điểm về chính sách thuế và cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, các công ty mà nhà nước đang nắm giữ 99% vốn cần chuyển thành các công ty công chúng, có chế độ công bố thông tin minh bạch. Chủ sở hữu cần phải yêu cầu các công ty này hoạt động có lãi và nộp cổ tức về ngân sách. Với khoảng 90% doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo mô hình này thì ước tính số cổ tức thu về sẽ đạt khoảng 10% tổng thu ngân sách.
Theo bức thư, VAFI cho rằng tân Bộ trưởng Bộ Tài chính và tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nên đưa mức lãi suất cho vay hàng năm về mức 12%/năm. Tổ chức này nhận định, nếu hạ được lãi suất về 12% một cách bền vững thì nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sẽ thực hiện tốt như tốc độ tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát, giảm bội chi ngân sách, ổn định thị trường ngoại hối...
VAFI cũng kiến nghị hai vị lãnh đạo mới cần có cơ chế thu hút dòng tiền nhàn rỗi đổ vào ngân hàng và thị trường chứng khoán, đồng thời có cơ chế chặn dòng tiền này đổ vào vàng và ngoại tệ. Bởi theo VAFI, dòng tiền nhàn rỗi đổ vào ngân hàng và thị trường chứng khoán hiện mới chỉ đạt 35%, còn lại là đổ vào các kênh không có lợi lâu dài cho nền kinh tế. Tại các nước, lãi suất huy động và cho vay thấp hơn Việt Nam từ 4-5 lần, bởi họ có chính sách hướng 90% dòng tiền vào ngân hàng và thị trường chứng khoán với cơ cấu 7 phần vào ngân hàng, 3 phần vào thị trường chứng khoán.
Đối với thị trường chứng khoán, VAFI đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quan tâm đặc biệt. Qua thị trường chứng khoán, hệ thống doanh nghiệp, ngân hàng mới được bơm vốn, tăng khả năng tài chính, từ đó có cơ hội giảm giá thành, giảm lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường này đang quá èo uột, niềm tin của nhà đầu tư, tính thanh khoản gần như bị vô hiệu hóa. Những bất ổn vĩ mô vừa qua tác động tới thị trường chứng khoán chỉ là một phần, còn nguyên nhân chủ yếu là do sự chỉ đạo quản lý.
Theo VAFI, đầu tư vào vàng là dòng vốn chết, không đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, kinh doanh vàng hay đầu tư vàng miếng hiện nay ở Việt Nam lại khá thoải mái, không cần giấy phép của ngành, không thu thuế cá nhân kinh doanh vàng. Thậm chí, vàng có thể coi như ngoại tệ nhưng chỉ ngoại tệ thì bị cấm mua bán tự do, còn vàng vẫn kinh doanh bình thường thì khó có thể bình ổn thị trường ngoại hối. Trong khi đó, các cá nhân kinh doanh chứng khoán lại phải chịu hai loại thuế là thuế cổ tức và thuế chuyển nhượng chứng khoán.
Về thị trường ngoại hối, VAFI góp ý Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong dân cư xuống 1%.
VAFI cũng cho rằng, phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách lành mạnh. Muốn vậy, cần giảm 15-20% số lượng các ngân hàng cổ phần bằng việc sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc quốc hữu hóa. Đặc biệt, không cho thành lập các công ty kinh doanh vàng, bảo hiểm, tài chính thuộc ngân hàng vì không hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng tại Việt Nam lên 35% vốn điều lệ và cho phép nhóm nhà đầu tư này được mua cổ phần không qua biểu quyết ở mức10% vốn điều lệ.
Ngoài ra, VAFI còn kiến nghị một số điểm về chính sách thuế và cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, các công ty mà nhà nước đang nắm giữ 99% vốn cần chuyển thành các công ty công chúng, có chế độ công bố thông tin minh bạch. Chủ sở hữu cần phải yêu cầu các công ty này hoạt động có lãi và nộp cổ tức về ngân sách. Với khoảng 90% doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo mô hình này thì ước tính số cổ tức thu về sẽ đạt khoảng 10% tổng thu ngân sách.