Kiến nghị trao quyền khởi tố điều tra cho Ủy ban Chứng khoán
Bộ Tài chính vừa kiến nghị một việc “động trời” là trao quyền khởi tố, điều tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Bộ Tài chính vừa kiến nghị một việc “động trời” là trao quyền khởi tố, điều tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với 3 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán, đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, kiến nghị này muốn trở thành hiện thực thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có đầy đủ quyền lực như một Bộ thuộc Chính phủ.
Đây là một nội dung quan trọng trong phần góp ý cho dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi mà Bộ Tài chính vừa gửi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thẩm quyền khởi tố, điều tra ban đầu cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với 3 tội danh quy định trong Bộ luật Hình sự gồm: tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a), tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b) và tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c).
Nhằm áp dụng đúng và thống nhất các qui định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, kế toán và chứng khoán, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2013, ngày 26/6/2013, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính-kế toán và chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2013.
Trong thông tư này, chưa có chức năng nào của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong khi đó, một loạt tội phạm “tày đình” có thể nguy hại đến an ninh tài chính quốc gia thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có quyền gì cả.
Do vậy, việc Bộ Tài chính đề nghị trao thẩm quyền khởi tố, điều tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với 3 tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự, đã tạo ra sự ngạc nhiên lớn và ủng hộ mạnh mẽ trong giới đầu tư và các thành viên tham gia thị trường chứng khoán.
Đề nghị này nhiều khả năng sẽ được thông qua bởi vì Tổng cục Hải quan đã được trao thẩm quyền khởi tố, điều tra và phát huy hiệu quả trong đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực hải quan và trên thế giới thẩm quyền khởi tố, điều tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rất phổ biến.
Hơn nữa, cách đây 7 năm, một số đại biểu Quốc hội cũng đã kiến nghị cần phải xem Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như một cơ quan có đầy đủ quyền lực thuộc Chính phủ. Sự độc lập hoàn toàn trong chỉ đạo điều hành hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ tạo sự nhanh nhạy và hiệu quả hơn rất nhiều so với hiện nay.
Tổ chức Quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO) cũng đã khuyến nghị: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có đầy đủ quyền lực, các nguồn lực cần thiết và năng lực thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình và tính độc lập là điều kiện tiên quyết để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể thực hiện chức năng pháp quy của mình.
Trên thế giới, hầu hết các Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều có tính độc lập cao, Ủy ban giám quản chứng khoán Trung Quốc là cơ quan chính phủ ngang bộ với cơ chế tổ chức và nhân sự riêng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Thái Lan cũng là cơ quan độc lập thuộc chính phủ, được thành lập từ năm 1992 theo Luật chứng khoán.
Tại Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ là một cơ quan độc lập mang hình thức, vì chưa bao giờ cơ quan này thực sự có đủ thẩm quyền và các nguồn lực cần thiết để làm tốt chức năng của mình.
Theo Luật Chứng khoán và quyết định của Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ được quyền thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, thực hiện thống kê, dự báo, tổ chức nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán và phổ cập kiến thức về lĩnh vực chứng khoán cho công chúng.
Ngay cả Thanh tra Chứng khoán cũng phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính. Đối với hành vi rửa tiền trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng không có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp tài khoản của đối tượng nghi vấn rửa tiền thông qua mua, bán cổ phiếu.
Mới nhất là theo dự án Luật Phá sản sửa đổi do Tòa án Nhân dân tối cao trình, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Trong khi đó, trên thế giới, không quốc gia nào cho phép cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Đây là một nội dung quan trọng trong phần góp ý cho dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi mà Bộ Tài chính vừa gửi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thẩm quyền khởi tố, điều tra ban đầu cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với 3 tội danh quy định trong Bộ luật Hình sự gồm: tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a), tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b) và tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c).
Nhằm áp dụng đúng và thống nhất các qui định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, kế toán và chứng khoán, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2013, ngày 26/6/2013, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính-kế toán và chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2013.
Trong thông tư này, chưa có chức năng nào của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong khi đó, một loạt tội phạm “tày đình” có thể nguy hại đến an ninh tài chính quốc gia thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có quyền gì cả.
Do vậy, việc Bộ Tài chính đề nghị trao thẩm quyền khởi tố, điều tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với 3 tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự, đã tạo ra sự ngạc nhiên lớn và ủng hộ mạnh mẽ trong giới đầu tư và các thành viên tham gia thị trường chứng khoán.
Đề nghị này nhiều khả năng sẽ được thông qua bởi vì Tổng cục Hải quan đã được trao thẩm quyền khởi tố, điều tra và phát huy hiệu quả trong đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực hải quan và trên thế giới thẩm quyền khởi tố, điều tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rất phổ biến.
Hơn nữa, cách đây 7 năm, một số đại biểu Quốc hội cũng đã kiến nghị cần phải xem Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như một cơ quan có đầy đủ quyền lực thuộc Chính phủ. Sự độc lập hoàn toàn trong chỉ đạo điều hành hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ tạo sự nhanh nhạy và hiệu quả hơn rất nhiều so với hiện nay.
Tổ chức Quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO) cũng đã khuyến nghị: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có đầy đủ quyền lực, các nguồn lực cần thiết và năng lực thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình và tính độc lập là điều kiện tiên quyết để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể thực hiện chức năng pháp quy của mình.
Trên thế giới, hầu hết các Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều có tính độc lập cao, Ủy ban giám quản chứng khoán Trung Quốc là cơ quan chính phủ ngang bộ với cơ chế tổ chức và nhân sự riêng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Thái Lan cũng là cơ quan độc lập thuộc chính phủ, được thành lập từ năm 1992 theo Luật chứng khoán.
Tại Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ là một cơ quan độc lập mang hình thức, vì chưa bao giờ cơ quan này thực sự có đủ thẩm quyền và các nguồn lực cần thiết để làm tốt chức năng của mình.
Theo Luật Chứng khoán và quyết định của Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ được quyền thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, thực hiện thống kê, dự báo, tổ chức nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán và phổ cập kiến thức về lĩnh vực chứng khoán cho công chúng.
Ngay cả Thanh tra Chứng khoán cũng phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính. Đối với hành vi rửa tiền trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng không có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp tài khoản của đối tượng nghi vấn rửa tiền thông qua mua, bán cổ phiếu.
Mới nhất là theo dự án Luật Phá sản sửa đổi do Tòa án Nhân dân tối cao trình, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Trong khi đó, trên thế giới, không quốc gia nào cho phép cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)