“Kinh đô xe hơi” của Mỹ xin phá sản
Detroit được coi là “kinh đô xe hơi” của nước Mỹ, bởi đây là nơi đóng đô của General Motors, Chrysler và Ford
Từng có thời là biểu tượng cho sự phồn thịnh của ngành công nghệ chế tạo xe hơi ở Mỹ, thành phố Detroit hôm qua (18/7) đã rơi xuống tận đáy khi phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
Detroit đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án bang Michigan, sau khi ông Kevyn Orr, Giám đốc quản lý tài chính khẩn cấp của thành phố, không đạt được thỏa thuận với đủ số lượng trái chủ, các quỹ hưu trí và các chủ nợ khác về việc tái cấu trúc các khoản nợ của Detroit.
Trước đó, hồi giữa tháng 6, ông Kevyn Orr cũng từng nhắc tới nguy cơ phá sản của Detroit. Theo ông, quản lý tài chính yếu kém, số dân ngày càng giảm, nguồn thu thuế sa sút và nhiều yếu tố khác trong 45 năm qua là nguyên nhân chính khiến Detroit đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Ông cho biết, "từ năm 2000 đến nay, dân số tại đây giảm 26%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 6,3% trong tháng 6/2000 lên tới 18,3% cùng kỳ năm 2012". Giám đốc quản lý tài chính khẩn cấp khi đó đã dự đoán, thâm hụt ngân sách có thể vượt 380 triệu USD vào đầu tháng 7.
Theo hãng tin AP, cho đến nay, đây là đơn xin bảo hộ phá sản cấp thành phố lớn nhất của Mỹ, tính theo số nợ bị vỡ. Nếu đơn xin bảo hộ phá sản được tòa án liên bang chấp thuận, hàng ngàn chủ nợ của Detroit sẽ phải đàm phán với Orr, để giải quyết khoản nợ 18,5 tỷ USD.
Vụ vỡ nợ cũng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới tương lai của các khoản lương hưu và trợ cấp y tế dành cho hành ngàn người lao động trong thành phố. Phát biểu ngày hôm qua, Thị trưởng thành phố Detroit, ông Dave Bing, nói rằng "ông thực sự không hề muốn đi bước đi này".
Tuy nhiên, theo ông, đây có thể giải pháp phù hợp lúc này và việc phá sản sẽ là "sự khởi đầu mới" cho Detroit. Đồng tình với ý kiến này, trong thông cáo đưa ra cùng ngày, Thống đốc Michigan Rick Snyder đã cho rằng, nộp đơn xin phá sản là giải pháp tốt nhất cho Detroit.
Từng là thành phố lớn thứ tư nước Mỹ, dân số của Detroit hiện chỉ còn khoảng 685.000 người, chưa bằng một nửa so với con số 1,8 triệu dân của năm 1950, do người dân chuyển dần ra khu vực ngoại ô của thành phố, trong khi các nhà máy sản xuất ôtô cũng lần lượt rời đi.
Chỉ 53% chủ nhà đóng thuế tài sản năm 2011, trong khi 78.000 ngôi nhà bị bỏ hoang và đổ nát. Năm 2012, do cắt giảm lực lượng cảnh sát, tỷ lệ tội phạm tại đây cao gấp 5 lần mức trung bình toàn quốc, trong khi chỉ còn gần một nửa số xe cứu thương là còn hoạt động.
Nhiều thành phố lớn khác của nước Mỹ cũng từng rơi vào tình cảnh khó khăn, nhưng vẫn tránh được cảnh phá sản. Hôm qua, lường trước được Detroit xin bảo hộ phá sản, nhà đầu tư đã đẩy giá trái phiếu và tín phiếu của Detroit xuống, khiến lợi suất tăng lên mức cao kỷ lục.
Detroit đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án bang Michigan, sau khi ông Kevyn Orr, Giám đốc quản lý tài chính khẩn cấp của thành phố, không đạt được thỏa thuận với đủ số lượng trái chủ, các quỹ hưu trí và các chủ nợ khác về việc tái cấu trúc các khoản nợ của Detroit.
Trước đó, hồi giữa tháng 6, ông Kevyn Orr cũng từng nhắc tới nguy cơ phá sản của Detroit. Theo ông, quản lý tài chính yếu kém, số dân ngày càng giảm, nguồn thu thuế sa sút và nhiều yếu tố khác trong 45 năm qua là nguyên nhân chính khiến Detroit đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Ông cho biết, "từ năm 2000 đến nay, dân số tại đây giảm 26%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 6,3% trong tháng 6/2000 lên tới 18,3% cùng kỳ năm 2012". Giám đốc quản lý tài chính khẩn cấp khi đó đã dự đoán, thâm hụt ngân sách có thể vượt 380 triệu USD vào đầu tháng 7.
Theo hãng tin AP, cho đến nay, đây là đơn xin bảo hộ phá sản cấp thành phố lớn nhất của Mỹ, tính theo số nợ bị vỡ. Nếu đơn xin bảo hộ phá sản được tòa án liên bang chấp thuận, hàng ngàn chủ nợ của Detroit sẽ phải đàm phán với Orr, để giải quyết khoản nợ 18,5 tỷ USD.
Vụ vỡ nợ cũng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới tương lai của các khoản lương hưu và trợ cấp y tế dành cho hành ngàn người lao động trong thành phố. Phát biểu ngày hôm qua, Thị trưởng thành phố Detroit, ông Dave Bing, nói rằng "ông thực sự không hề muốn đi bước đi này".
Tuy nhiên, theo ông, đây có thể giải pháp phù hợp lúc này và việc phá sản sẽ là "sự khởi đầu mới" cho Detroit. Đồng tình với ý kiến này, trong thông cáo đưa ra cùng ngày, Thống đốc Michigan Rick Snyder đã cho rằng, nộp đơn xin phá sản là giải pháp tốt nhất cho Detroit.
Từng là thành phố lớn thứ tư nước Mỹ, dân số của Detroit hiện chỉ còn khoảng 685.000 người, chưa bằng một nửa so với con số 1,8 triệu dân của năm 1950, do người dân chuyển dần ra khu vực ngoại ô của thành phố, trong khi các nhà máy sản xuất ôtô cũng lần lượt rời đi.
Chỉ 53% chủ nhà đóng thuế tài sản năm 2011, trong khi 78.000 ngôi nhà bị bỏ hoang và đổ nát. Năm 2012, do cắt giảm lực lượng cảnh sát, tỷ lệ tội phạm tại đây cao gấp 5 lần mức trung bình toàn quốc, trong khi chỉ còn gần một nửa số xe cứu thương là còn hoạt động.
Nhiều thành phố lớn khác của nước Mỹ cũng từng rơi vào tình cảnh khó khăn, nhưng vẫn tránh được cảnh phá sản. Hôm qua, lường trước được Detroit xin bảo hộ phá sản, nhà đầu tư đã đẩy giá trái phiếu và tín phiếu của Detroit xuống, khiến lợi suất tăng lên mức cao kỷ lục.