“Kinh doanh ngân hàng, trước hết phải an toàn”
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt trong cuộc trao đổi mới đây với chúng tôi
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt trong cuộc trao đổi mới đây với chúng tôi.
Thưa ông, hiện có hơn 1.000 ngân hàng, định chế tài chính và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động vào thời điểm này. Liệu việc đi vào họat động của Ngân hàng Liên Việt có bị bất lợi?
Tôi nghĩ, đó lại là lợi thế của người “sinh sau đẻ muộn”. Bởi vì, tất cả những bước đi ban đầu cũng như bài học về thành công hay thất bại của các ngân hàng khác đã giúp Ngân hàng Liên Việt đúc kết được kinh nghiệm cho mình.
Một ưu thế nữa của chúng tôi là vốn điều lệ lên tới 3.300 tỷ đồng, tập trung hơn 1.000 cổ đông, gồm đại diện tiêu biểu của nhiều doanh nghiệp và cá nhân làm kinh tế giỏi, có nguồn lực tài chính tốt cùng một cam kết kinh doanh bền vững.
Chúng tôi xác định rằng muốn thành công trên thị trường tiền tệ thì phải hướng tới khách hàng thông qua hiện đại hóa dịch vụ. Và ngay khi chuẩn bị hồ sơ thành lập, Ngân hàng Liên Việt đã nghĩ đến hiện đại hóa hệ thống phần mềm lõi corebanking. Hệ thống này, Ngân hàng Liên Việt ký kết với hãng I – Flex (Ấn Độ), được hoàn thành sau một năm chuẩn bị, điều mà các ngân hàng thương mại khác phải mất từ 3–15 năm mới có được.
Cùng với đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm về nhân sự. Hiện Liên Việt có nhiều nhân lực giỏi, xuất sắc từ các ngân hàng trong và ngoài nước, trong đó có 2 người nước ngoài đang giữ những vị trí chủ chốt tại Liên Việt.
Qua đợt khủng hoảng thanh khoản mới đây cho thấy, các ngân hàng cho vay quá mức an toàn và đem vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Đơn giản nhất là chấp hành nghiêm túc luật lệ mà Nhà nước đã ban hành, chẳng hạn: huy động được 100 đồng thì chỉ được phép cho vay 80 đồng hoặc 79 đồng. Kinh doanh ngân hàng lại càng phải “thượng tôn pháp luật”. Bởi an toàn không chỉ cho ngân hàng mình mà còn cho cả hệ thống và nền kinh tế.
Trường hợp sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn thì cũng phải theo quy trình và phải tính được mức độ rủi ro. Theo tôi, kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là ngân hàng, thì trước hết phải an toàn rồi mới đến hiệu quả và không được phát triển nóng.
Từ những sóng gió trên thị trường ngân hàng thời gian qua, bài học rút ra cho Ngân hàng Liên Việt là gì, thưa ông?
Trước hết, các ngân hàng này còn thiếu bài bản trong kinh doanh nguồn vốn và sử dụng vốn. Cùng với đó là tình trạng kinh doanh theo phong trào xảy ra khá phổ biến trong không ít ngân hàng. Khi nguồn vốn dồi dào, nhiều ngân hàng hô hào, thậm chí khoán cho vay ra. Gặp lúc bị tác động từ bên ngoài, dòng vốn bị co lại, lúc đó ngân hàng đã bị “lỡ trớn”, phải thất hứa với khách hàng và rủi ro trong thanh khoản là đương nhiên.
Ngoài ra, lâu nay khá nhiều ngân hàng chưa tính đến chiến lược lâu dài trong quản lý rủi ro. Vì thế, ngay từ thời gian mới thành lập, chúng tôi đã hình thành “chiến lược quản lý khủng hoảng” của Liên Việt. Tức là nâng tầm quản lý rủi ro lên và tạo ra thế “ma trận” ứng phó với từng trường hợp rủi ro cụ thể.
Hiện tại, Liên Việt đã xây dựng quy chế quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 9000 và có 3 đơn vị hoạt động theo tiêu chuẩn này.
Gần đây, một số ngân hàng thương mại đang phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính, Ngân hàng Liên Việt có đi theo hướng này?
Bản thân các cổ đông sáng lập của Ngân hàng Liên Việt đang hoạt động trên rất nhiều ngành nghề và chúng tôi cũng nghĩ đến việc khai thác lợi thế của các cổ đông của mình cả về kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính. Về lâu dài, Ngân hàng Liên Việt sẽ phát triển thành tập đoàn tài chính nhưng bước đi phải thận trọng và không tách rời công việc chính là kinh doanh ngân hàng.
Đối tác của Liên Việt trong thời gian tới là những tổ chức nào?
Vào ngày 10/4/2008, sau lễ công bố giấy phép thành lập và hoạt động, chúng tôi sẽ tiến hành lễ ký kết hợp tác với một số đối tác nước ngoài lớn như Wachovia, ngân hàng lớn thứ 4 ở Mỹ và Ngân hàng Credit Suisse, lớn thứ hai của Thụy Sĩ.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tiến hành lễ ký kết với các đối tác lớn trong nước như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Công ty Cổ phần Sành sứ thuỷ tinh Việt Nam, Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị. Đây sẽ là một sự kiện lớn đánh dấu sự “nhập môn” của Ngân hàng Liên Việt khi gia nhập làng ngân hàng.
Riêng đối với ngân hàng Wachovia, chúng tôi sẽ phối hợp xây dựng một trung tâm thanh toán tập trung để phòng tránh rủi ro. Lâu nay ở Việt Nam, chỉ một số ít ngân hàng có trung tâm tập trung và chủ yếu là thanh toán phân tán nên rất khó quản lý rủi ro.
Thưa ông, hiện có hơn 1.000 ngân hàng, định chế tài chính và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động vào thời điểm này. Liệu việc đi vào họat động của Ngân hàng Liên Việt có bị bất lợi?
Tôi nghĩ, đó lại là lợi thế của người “sinh sau đẻ muộn”. Bởi vì, tất cả những bước đi ban đầu cũng như bài học về thành công hay thất bại của các ngân hàng khác đã giúp Ngân hàng Liên Việt đúc kết được kinh nghiệm cho mình.
Một ưu thế nữa của chúng tôi là vốn điều lệ lên tới 3.300 tỷ đồng, tập trung hơn 1.000 cổ đông, gồm đại diện tiêu biểu của nhiều doanh nghiệp và cá nhân làm kinh tế giỏi, có nguồn lực tài chính tốt cùng một cam kết kinh doanh bền vững.
Chúng tôi xác định rằng muốn thành công trên thị trường tiền tệ thì phải hướng tới khách hàng thông qua hiện đại hóa dịch vụ. Và ngay khi chuẩn bị hồ sơ thành lập, Ngân hàng Liên Việt đã nghĩ đến hiện đại hóa hệ thống phần mềm lõi corebanking. Hệ thống này, Ngân hàng Liên Việt ký kết với hãng I – Flex (Ấn Độ), được hoàn thành sau một năm chuẩn bị, điều mà các ngân hàng thương mại khác phải mất từ 3–15 năm mới có được.
Cùng với đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm về nhân sự. Hiện Liên Việt có nhiều nhân lực giỏi, xuất sắc từ các ngân hàng trong và ngoài nước, trong đó có 2 người nước ngoài đang giữ những vị trí chủ chốt tại Liên Việt.
Qua đợt khủng hoảng thanh khoản mới đây cho thấy, các ngân hàng cho vay quá mức an toàn và đem vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Đơn giản nhất là chấp hành nghiêm túc luật lệ mà Nhà nước đã ban hành, chẳng hạn: huy động được 100 đồng thì chỉ được phép cho vay 80 đồng hoặc 79 đồng. Kinh doanh ngân hàng lại càng phải “thượng tôn pháp luật”. Bởi an toàn không chỉ cho ngân hàng mình mà còn cho cả hệ thống và nền kinh tế.
Trường hợp sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn thì cũng phải theo quy trình và phải tính được mức độ rủi ro. Theo tôi, kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là ngân hàng, thì trước hết phải an toàn rồi mới đến hiệu quả và không được phát triển nóng.
Từ những sóng gió trên thị trường ngân hàng thời gian qua, bài học rút ra cho Ngân hàng Liên Việt là gì, thưa ông?
Trước hết, các ngân hàng này còn thiếu bài bản trong kinh doanh nguồn vốn và sử dụng vốn. Cùng với đó là tình trạng kinh doanh theo phong trào xảy ra khá phổ biến trong không ít ngân hàng. Khi nguồn vốn dồi dào, nhiều ngân hàng hô hào, thậm chí khoán cho vay ra. Gặp lúc bị tác động từ bên ngoài, dòng vốn bị co lại, lúc đó ngân hàng đã bị “lỡ trớn”, phải thất hứa với khách hàng và rủi ro trong thanh khoản là đương nhiên.
Ngoài ra, lâu nay khá nhiều ngân hàng chưa tính đến chiến lược lâu dài trong quản lý rủi ro. Vì thế, ngay từ thời gian mới thành lập, chúng tôi đã hình thành “chiến lược quản lý khủng hoảng” của Liên Việt. Tức là nâng tầm quản lý rủi ro lên và tạo ra thế “ma trận” ứng phó với từng trường hợp rủi ro cụ thể.
Hiện tại, Liên Việt đã xây dựng quy chế quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 9000 và có 3 đơn vị hoạt động theo tiêu chuẩn này.
Gần đây, một số ngân hàng thương mại đang phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính, Ngân hàng Liên Việt có đi theo hướng này?
Bản thân các cổ đông sáng lập của Ngân hàng Liên Việt đang hoạt động trên rất nhiều ngành nghề và chúng tôi cũng nghĩ đến việc khai thác lợi thế của các cổ đông của mình cả về kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính. Về lâu dài, Ngân hàng Liên Việt sẽ phát triển thành tập đoàn tài chính nhưng bước đi phải thận trọng và không tách rời công việc chính là kinh doanh ngân hàng.
Đối tác của Liên Việt trong thời gian tới là những tổ chức nào?
Vào ngày 10/4/2008, sau lễ công bố giấy phép thành lập và hoạt động, chúng tôi sẽ tiến hành lễ ký kết hợp tác với một số đối tác nước ngoài lớn như Wachovia, ngân hàng lớn thứ 4 ở Mỹ và Ngân hàng Credit Suisse, lớn thứ hai của Thụy Sĩ.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tiến hành lễ ký kết với các đối tác lớn trong nước như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Công ty Cổ phần Sành sứ thuỷ tinh Việt Nam, Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị. Đây sẽ là một sự kiện lớn đánh dấu sự “nhập môn” của Ngân hàng Liên Việt khi gia nhập làng ngân hàng.
Riêng đối với ngân hàng Wachovia, chúng tôi sẽ phối hợp xây dựng một trung tâm thanh toán tập trung để phòng tránh rủi ro. Lâu nay ở Việt Nam, chỉ một số ít ngân hàng có trung tâm tập trung và chủ yếu là thanh toán phân tán nên rất khó quản lý rủi ro.