Kinh doanh vàng miếng: “Bỏ 37 triệu không lãi được 37 nghìn đồng”
“Đại gia” vàng miếng nói về chủ trương tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do
“Việc kinh doanh vàng miếng thoải mái, tự do như hiện nay cần phải có những biện pháp kiểm soát. Vì vàng không phải chỉ có vị trí là hàng hóa mà vai trò tiền tệ của nó ngày càng nổi rõ”, Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI Đỗ Minh Phú nói với VnEconomy.
Doanh thu xấp xỉ 1 tỷ USD trong đó 80-85% đến từ kinh doanh vàng miếng, nhưng quan điểm của lãnh đạo DOJI vẫn là ủng hộ việc tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, được đề cập tại Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Ông Phú nói:
- Phương tiện thanh toán của chúng ta hiện nay quá nhiều, có đồng tiền Việt Nam và song hành với nó có ngoại tệ thì đã là khó khăn cho việc kiểm soát kinh tế vĩ mô. Bây giờ vàng miếng cũng tham gia làm phương tiện thanh toán và ngày càng chiếm trọng số cao thì rõ ràng, việc kiểm soát nó là điều cần thiết.
Trong cả nước, theo thống kê của Hiệp hội Kinh doanh vàng, có tới gần 10 nghìn các cửa hàng, các hộ kinh doanh cá thể, các ngân hàng tham gia kinh doanh vàng miếng. Đây là số lượng quá lớn, nếu không kiểm soát thì thị trường này sẽ gây tác động mạnh đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Muốn ổn định, không thể bỏ qua vàng
Ông không lo ngại chính sách mới này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình?
Chắc chắn các công ty kinh doanh vàng miếng sẽ bị ảnh hưởng. Thứ nhất, thị trường bị co hẹp thì các công ty sẽ khó khăn hơn. Thứ hai, kinh doanh vàng miếng trở thành có kiểm soát thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty.
Bản thân tại tập đoàn DOJI, chúng tôi đã nhìn nhận kinh doanh vàng miếng không phải mũi nhọn phát triển chiến lược, mà sản phẩm đích thực người dân cần phải là hàng trang sức. Cho nên, tập trung trong giai đoạn vừa qua của chúng tôi là vào lĩnh vực vàng trang sức.
Bởi vì, người ta chỉ cần đến vàng miếng trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, khi mà bóng ma suy thoái vẫn còn đang che phủ khắp nơi. Năm 2010 là năm cao nhất trong 10 năm liên tục có nhu cầu cao sử dụng vàng miếng trên toàn thế giới, đạt khoảng 3.842 tấn vàng mà đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…
Nhưng, vàng miếng trong những giai đoạn kinh tế phát triển thì nó phải ra khỏi nơi trú ẩn của nó. Và xét cho cùng, thì kinh doanh vàng miếng có thể tạo doanh thu lớn nhưng lợi nhuận rất nhỏ, chỉ được một phần nghìn, không phải cái đích mà bất kỳ một công ty nào hướng tới.
Ý ông là những khi nền kinh tế bất ổn thì kinh doanh vàng miếng phát đạt. Vậy có thể hiểu là nhà nước nên tập trung ổn định vĩ mô hơn là ngăn cấm kinh doanh vàng miếng?
Muốn ổn định vĩ mô thì có nhiều giải pháp, trong đó có tiền tệ. Chính sách tiền tệ vô cùng quan trọng và trong chính sách này vì chúng ta thấy vàng miếng hiện nay đã trở thành một phương tiện thanh toán. Cho nên, muốn ổn định vĩ mô thì cần một chính sách tiền tệ hợp lý và không thể bỏ qua vàng.
Nguồn lực này lại rất lớn trong dân, chúng ta cũng phải tính đến quản lý và sử dụng nó thế nào cho hợp lý. Chỉ những giải pháp như vậy mới giúp chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô. Cái đích cuối cùng là vàng tham gia vào được nền kinh tế, làm tăng sản xuất, xuất khẩu, làm cho cán cân thanh toán tốt hơn...
Chỉ như vậy thì nền kinh tế mới thoát ra khỏi khó khăn. Một khi nền kinh tế thoát khỏi khó khăn thì người ta cũng sẽ không tích trữ vàng nữa vì tích trữ không thực sự sinh ra giá trị gia tăng. Chúng ta nhìn thấy cách đây khoảng 10 năm, vàng lúc đó có vai trò rất bình thường.
Tức là, ông ủng hộ quan điểm tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do như Nghị quyết 11 của Chính phủ nêu?
Nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng lớn là ủng hộ Nghị quyết 11. Vấn đề không phải chỉ phụ thuộc vào quyền lợi của doanh nghiệp, mà là vì tốt cho thị trường.
Các doanh nghiệp mong muốn hướng đến một thị trường minh bạch, có kiểm soát tốt để có thể phục vụ tốt cho người dân, giảm thiểu rủi ro do hệ thống phát triển quá tự do.
Vậy một thị trường kinh doanh vàng miếng có kiểm soát tốt, theo ông hiểu là như thế nào?
Đầu tiên phải xét đến chủ thể kinh doanh có đủ điều kiện để kinh doanh không, bao gồm năng lực tài chính, nhân lực và mạng lưới đủ rộng. Thực tế một số đơn vị kinh doanh vàng không đủ năng lực tài chính, nhiều khi ăn theo, làm giá chứ khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường không cao.
Thứ hai nữa là các văn bải pháp quy như Nghị định 174 ban hành năm 1999, rồi Nghị định 64 năm 2003 và đặc biệt là Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/1/2011 đều coi vàng là một hàng hóa bình thường, không phải ngoại hối. Chính vì vậy, phải coi kinh doanh vàng là kinh doanh có điều kiện, chủ thể kinh doanh phải có chế tài đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh.
Dứt điểm là thị trường kinh doanh vàng miếng phải có kiểm soát, có điều kiện, cần có hành lang pháp lý cho nó, không nên để tràn lan, tùy tiện… Và cần phải loại bỏ chợ đen ngoại tệ, vì chính cái đó có chi phối, tác động, làm ảnh hưởng.
Cuối cùng, để quan điểm này thực hiện được thì phải vận hành cơ chế kinh doanh vàng và giá vàng theo quy luật thị trường. Nếu nhà nước vận hành thị trường bằng những biện pháp giá cả áp đặt, không phù hợp kinh tế thị trường, để người dân cảm thấy bị thiệt khi mua bán, chắc chắn họ sẽ tìm đến thị trường tự do và như vậy thị trường tự do sẽ hình thành tự phát. Nó sẽ giống như câu chuyện của thị trường ngoại tệ.
Ngoaài ra, chúng ta cũng cần tính đến việc lượng vàng trong dân còn quá lớn, Theo số liệu chúng tôi tính toán, người dân hiện nay đang “gối đầu” trên lượng vàng cỡ khoảng 350-400 tấn, tại thời điểm này tương đương khoảng 18 tỷ USD. Vì vậy thực hiện việc này phải có lộ trình thích hợp, không gây sốc với thị trường vàng, không làm cho người dân cảm thấy hốt hoảng, tạo cơ hội cho đầu cơ trục lợi.
Hút vàng trong dân không phải dễ
Nghị quyết 11 lần này đặt vấn đề hút vàng trong dân đưa vào kênh sản xuất. Theo ông thì có thể có những kịch bản nào để Ngân hàng Nhà nước hút vàng về?
Có mấy nguyên tắc để hút. Thứ nhất, thông qua kênh huy động thì kênh này hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang muốn thu hẹp, hạn chế như tại Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai, muốn người dân bỏ vàng ra thì phải có bảo chứng, hay nói đúng hơn là người dân nhờ nhà nước giữ hộ. Họ trao đổi với nhau trên giấy, có bảo chứng bằng vàng, và người dân không cất giữ nữa. Nhưng giữ hộ thì sử dụng thế nào cũng phải tính toán vì khi người dân lấy nếu không có cho họ, hay giá cả biến động cũng là vấn đề.
Thứ ba là nếu hút được vàng của dân như vậy thì bản thân các kênh đầu tư khác phải đảm bảo có lợi. Ví dụ người ta bán vàng ra để gửi tiết kiệm, để đầu tư bất động sản, chứng khoán…
Thứ tư là người dân có thể bán vàng đầu tư vào sản xuất. Điều này là cần thiết và như thế thì tốt hơn. Nhưng những người giữ vàng từ đầu năm đến cuối năm đã kiếm chênh lệch gần ba chục phần trăm rồi thì không phải dễ…
Thống đốc Nguyễn Văn Giầu gần đây có nói đại ý là tính đến khả năng Ngân hàng Nhà nước mua vàng của dân theo giá thế giới để tăng dự trữ ngoại hối. Điều này có ảnh hưởng đến thị trường vàng miếng và quyền sở hữu hợp pháp của người dân?
Tôi nghĩ là phát biểu của Thống đốc căn cứ vào chính sách tiền tệ và tỷ lệ trong dự trữ quốc gia. Nếu mà Ngân hàng Nhà nước có đủ khả năng để mua vàng của dân là điều quá tốt. Nhưng liệu chúng ta có đủ khả năng bỏ ra một lượng vốn như vậy? Và sau khi mua vàng về thì làm gì?
Chúng ta đã có kinh nghiệm từ những năm 60 thế kỷ trước, rằng mỗi gia đình không được giữ quá hai chỉ vàng, nếu có thì phải khai báo…
Còn về quyền sở hữu hợp pháp của người dân, ở đây chúng tôi không nhìn thấy việc xóa bỏ địa vị pháp lý của vàng miếng.
Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến tập trung nhập khẩu vàng vào một vài đầu mối. Liệu giải pháp này có tốt cho thị trường?
Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã có sự chọn lọc khi cấp quota, hạn chế về mặt số lượng và chọn lọc đơn vị nhập khẩu vàng. Vì vậy, nếu hiểu là sắp tới chỉ tập trung một vài đầu mối thực hiện việc nhập khẩu như nhiệm vụ chính trị thì rất dễ dẫn đến độc quyền, ảnh hưởng đến thị trường.
Độc quyền nhập khẩu rất dễ dẫn đến thị trường méo mó. Nhu cầu còn thì có thể hình thành thị trường ngầm, buôn lậu có thể có… Cho nên, tập trung đầu mối nhập khẩu là đúng nhưng tập trung như thế nào để không độc quyền là việc phải tính toán.
Tôi nghĩ, những doanh nghiệp được chọn lọc làm đầu mối nhập khẩu kinh doanh vàng thời gian qua hoàn toàn đủ điều kiện để thị trường vàng không bị độc quyền về hàng hóa và giá cả. Cả nước, tính đầu doanh nghiệp không quá 10 đâu. Như thế này đã là tập trung, còn tập trung hơn nữa thì tôi không biết.
Doanh nghiệp đón chính sách
Với những chính sách mới ra, DOJI đã chuẩn bị những thay đổi gì?
Rõ ràng, chúng tôi cần phải rà soát lại cơ cấu kinh doanh, phát triển mạnh kinh doanh trang sức để bù đắp sự co hợp của kinh doanh sản phẩm vàng miếng. Trong cơ cấu sản phẩm cũng cần chú ý đến những sản phẩm ba trong một, những mặt hàng nữ trang có hàm lượng vàng cao hơn để người dân có thể sử dụng với mục đích trang sức nhưng cũng có thể tích trữ, khi cần thì bán đi…
Như ông nói, việc tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng có thể cũng hướng các doanh nghiệp kinh doanh vàng đến những điều chỉnh nhất định, chứ thực tế khó thay đổi dung lượng thị trường?
Điều đó cũng không hoàn toàn đúng. Đối với vàng miếng, người dân thích nhất là tính thanh khoản cao. Người ta có thể cất giữ 100 lượng vàng miếng, nhưng không phải ai cũng có thể cất giữ 100 lượng vàng trang sức. Cho nên, vàng trang sức chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tích trữ.
Chúng ta cũng phải phân định lại là việc hạn chế, từng bước tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng là áp dụng đối với thị trường tự do không có tổ chức, không có kiểm soát, không có điều kiện. Chứ không phải là xóa bỏ địa vị pháp lý của vàng, xóa bỏ quyền, nhu cầu của người dân giữ tài sản hợp pháp của mình thông qua vàng. Hai cái đó hoàn toàn khác nhau.
Vậy là, doanh nghiệp của ông vẫn sẽ mở rộng và không bị ảnh hưởng bởi sự co hẹp của thị trường?
Với một đơn vị như DOJI thì chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia kinh doanh vàng miếng theo hình thức này hoặc hình thức khác.
Nhưng ông cũng có nói tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh vàng miếng thấp đến mức không công ty nào muốn hướng tới?
Tỷ lệ doanh thu từ vàng miếng của DOJI là khá cao, khoảng 80-85%. Nhưng lợi nhuận chỉ bằng một phần nghìn trên doanh số, so với các lĩnh vực kinh doanh khác thì không bằng. Nhưng do nhu cầu thị trường, do uy tín của mình thì DOJI phải làm.
Ví dụ, một lượng vàng nếu 37 triệu làm tròn, trong khi lợi nhuận của DOJI không bao giờ được 3 giá (30 nghìn đồng - PV), mà nếu được 37 nghìn đồng mới được một phần nghìn. Tức là bỏ 37 triệu không lãi được 37 nghìn đồng.
Giả sử nếu doanh thu 10 nghìn tỷ đồng một năm thì lợi nhuận mới được 10 tỷ đồng, mỗi tháng lãi gộp khoảng 800 triệu đồng. Trong khi đó chưa tính chi phí cửa hàng, chi phí vốn. Ngược lại kinh doanh trang sức có thể lãi tối thiểu 10%, tức là lãi gấp 100 lần.
Tính chi phí vốn, thử tính với lãi suất vay tốt là 18% đi, mỗi tháng là 1,5%. Chia cho 30 ngày thì cứ 2 ngày đúng bằng một phần nghìn. Như vậy nếu chỉ giữ vốn trong 2 ngày thì đã không còn lãi.
Giá không lý gì không tăng
Theo ông, những điều chỉnh chính sách gần đây có ảnh hưởng thế nào đối với thị trường vàng?
Chúng ta đều thấy rằng tỷ giá VND so với USD đã được điều chỉnh 9,3%, giá điện, xăng dầu cũng được điều chỉnh thấp nhất là trên 15%, từ tháng 5/2011 cũng sẽ tăng lương cơ bản…Đây là những vấn đề tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực và đời sống của người dân. Lĩnh vực vàng bạc đá quý cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó.
Đối với các các doanh nghiệp sản xuất hàng trang sức, hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu. Trước hết với vàng, giá hiện nay đã tăng cao. Quy đổi theo giá ngoại tệ, với mức tỷ giá điều chỉnh tăng 9,3% và ở mức cao thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng giá vàng trong nước.
Như vậy, giá thành của các sản phẩm vàng, bạc, đá quý sẽ tăng hơn trước nhiều, không kể khuynh hướng tăng giá các sản phẩm này trên thế giới. Khả năng để giá vàng về mức như trước khi điều chỉnh tỷ giá là không dễ dàng.
Một lưu ý nữa là chỉ số lạm phát. Mọi người nhìn nhận năm nay giữ một con số cũng khó khăn, CPI tháng 2 tăng trên 2% và khả năng khó tránh khỏi kịch bản như năm 2010. Cho nên, nhu cầu của người dân đối với sản phẩm cao cấp sẽ giảm sút để tập trung cho các mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, thị trường vàng sẽ bị co hẹp.
Tuy nhiên, với sản phẩm vàng, một khi các yếu tố này tác động, người dân vẫn có xu hướng tìm đến vàng như một nhu cầu tích trữ, một kênh đầu tư của họ. Cho nên thị trường, trong một chừng mực nào đó, vẫn sẽ sôi động.
Nhưng giá vàng trên thị trường gần đây lại có xu hướng thu hẹp so với giá thế giới?
Trong khoảng một tuần gần đây, khi giá vàng thế giới tăng thì giá vàng trong nước tăng rất chậm. Có lúc giá vàng thế giới tăng ít thì giá vàng trong nước không tăng, hoặc là giảm xuống.
Nó có hai nguyên nhân. Thứ nhất là biến động của tỷ giá trên thị trường tự do tác động đến giá vàng trong nước. Như vậy là tỷ giá hiện nay xuống thấp, chợ đen chuyển từ 22.000 đồng/USD xuống chỉ còn khoảng 21.500 đồng/USD, thậm chí giao dịch trầm lắng. Rõ ràng khi nhân tỷ giá thì giá vàng không còn cao nữa. Giá vàng thế giới có tăng cao nhưng giá trong nước không tăng tương ứng do sự sụt giảm của đồng USD tại thị trường chờ đen trong nước.
Cái nữa là sau khi Nghị quyết 11 được ban hành thì tâm lý người dân cũng có phần lo lắng, họ không biết sẽ sử dụng vàng theo hình thức nào nên giao dịch cũng trầm lắng.
Một khi thị trường cầu thấp, dự trữ của doanh nghiệp còn thì các đơn vị kinh doanh cũng phải tính đến việc có thể đối mặt khả năng giá vàng xuống thấp. Nếu giá vàng thế giới xuống thì sẽ tạo áp lực cho giá vàng trong nước xuống nhanh hơn. Như vậy, giá vàng trong nước và thế giới đã co hẹp khoảng cách.
Đây có thể cho là những phản ứng tích cực của thị trường trước chính sách mới?
Tích cực hay tiêu cực thì phải nhìn theo góc độ nào. Tích cực theo nghĩa co hẹp thì theo tôi là tốt. Vì tỷ giá thị trường chợ đen gần với tỷ giá thị trường chính thức thì là tốt, không còn khoảng cách rộng đến 1000 đồng/USD, chênh lệch 5-7%. Chính vì vậy, nó làm cho giá vàng nguội đi.
Nhưng tại thời điểm này, tâm lý người dân có phần hoang mang thì vấn đề này cần phải được giải tỏa. Vì khi lo lắng, hoang mang như thế thì bất kỳ thông tin nào cũng tác động đến tâm lý họ và tác động đến giá vàng.
Tâm lý hiện nay là không biết sẽ xử lý số vàng của mình như thế nào, không dám mua và không dám bán, giao dịch không lớn. Chỉ thông tin nào đó, nếu bất lợi có thể gây hiệu ứng ngược.
Trước mắt, ông nghĩ thị trường sẽ biến động thế nào?
Thứ nhất là thị trường vàng miếng sẽ trầm lắng. Thứ hai là nhu cầu giao dịch vàng miếng không cao. Thứ ba là giá vàng trong nước sẽ dần co hẹp với giá vàng thế giới. Đó là những cái rất rõ trong khoảng thời gian trước mắt.
Nếu như Ngân hàng Nhà nước có quy định phù hợp thì thị trường sẽ trở lại hoạt động bình ổn, theo hướng tích cực như vậy. Nhưng nếu chúng ta không có giải pháp tốt thì có thể hình thành thị trường ngầm giống như câu chuyện ngoại tệ và chúng ta sẽ không giải được bài toán hiện tượng vàng hóa nền kinh tế.
Năm ngoái, vàng tăng giá 25%, năm nay theo tất cả các chuyên gia thì vàng còn tiếp tục đà tăng, không thể chấm dứt trong năm 2011 được. Có thể là giá trong nước tăng không bằng nhưng giá thế giới tăng thì không lý gì giá trong nước không tăng, bởi vì chúng ta phải bỏ ngoại tệ ra mua. Có thể chênh lệch giá ít đi nhưng xu hướng tăng giá là có.
Doanh thu xấp xỉ 1 tỷ USD trong đó 80-85% đến từ kinh doanh vàng miếng, nhưng quan điểm của lãnh đạo DOJI vẫn là ủng hộ việc tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, được đề cập tại Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Ông Phú nói:
- Phương tiện thanh toán của chúng ta hiện nay quá nhiều, có đồng tiền Việt Nam và song hành với nó có ngoại tệ thì đã là khó khăn cho việc kiểm soát kinh tế vĩ mô. Bây giờ vàng miếng cũng tham gia làm phương tiện thanh toán và ngày càng chiếm trọng số cao thì rõ ràng, việc kiểm soát nó là điều cần thiết.
Trong cả nước, theo thống kê của Hiệp hội Kinh doanh vàng, có tới gần 10 nghìn các cửa hàng, các hộ kinh doanh cá thể, các ngân hàng tham gia kinh doanh vàng miếng. Đây là số lượng quá lớn, nếu không kiểm soát thì thị trường này sẽ gây tác động mạnh đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Muốn ổn định, không thể bỏ qua vàng
Ông không lo ngại chính sách mới này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình?
Chắc chắn các công ty kinh doanh vàng miếng sẽ bị ảnh hưởng. Thứ nhất, thị trường bị co hẹp thì các công ty sẽ khó khăn hơn. Thứ hai, kinh doanh vàng miếng trở thành có kiểm soát thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty.
Bản thân tại tập đoàn DOJI, chúng tôi đã nhìn nhận kinh doanh vàng miếng không phải mũi nhọn phát triển chiến lược, mà sản phẩm đích thực người dân cần phải là hàng trang sức. Cho nên, tập trung trong giai đoạn vừa qua của chúng tôi là vào lĩnh vực vàng trang sức.
Bởi vì, người ta chỉ cần đến vàng miếng trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, khi mà bóng ma suy thoái vẫn còn đang che phủ khắp nơi. Năm 2010 là năm cao nhất trong 10 năm liên tục có nhu cầu cao sử dụng vàng miếng trên toàn thế giới, đạt khoảng 3.842 tấn vàng mà đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…
Nhưng, vàng miếng trong những giai đoạn kinh tế phát triển thì nó phải ra khỏi nơi trú ẩn của nó. Và xét cho cùng, thì kinh doanh vàng miếng có thể tạo doanh thu lớn nhưng lợi nhuận rất nhỏ, chỉ được một phần nghìn, không phải cái đích mà bất kỳ một công ty nào hướng tới.
Ý ông là những khi nền kinh tế bất ổn thì kinh doanh vàng miếng phát đạt. Vậy có thể hiểu là nhà nước nên tập trung ổn định vĩ mô hơn là ngăn cấm kinh doanh vàng miếng?
Muốn ổn định vĩ mô thì có nhiều giải pháp, trong đó có tiền tệ. Chính sách tiền tệ vô cùng quan trọng và trong chính sách này vì chúng ta thấy vàng miếng hiện nay đã trở thành một phương tiện thanh toán. Cho nên, muốn ổn định vĩ mô thì cần một chính sách tiền tệ hợp lý và không thể bỏ qua vàng.
Nguồn lực này lại rất lớn trong dân, chúng ta cũng phải tính đến quản lý và sử dụng nó thế nào cho hợp lý. Chỉ những giải pháp như vậy mới giúp chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô. Cái đích cuối cùng là vàng tham gia vào được nền kinh tế, làm tăng sản xuất, xuất khẩu, làm cho cán cân thanh toán tốt hơn...
Chỉ như vậy thì nền kinh tế mới thoát ra khỏi khó khăn. Một khi nền kinh tế thoát khỏi khó khăn thì người ta cũng sẽ không tích trữ vàng nữa vì tích trữ không thực sự sinh ra giá trị gia tăng. Chúng ta nhìn thấy cách đây khoảng 10 năm, vàng lúc đó có vai trò rất bình thường.
Tức là, ông ủng hộ quan điểm tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do như Nghị quyết 11 của Chính phủ nêu?
Nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng lớn là ủng hộ Nghị quyết 11. Vấn đề không phải chỉ phụ thuộc vào quyền lợi của doanh nghiệp, mà là vì tốt cho thị trường.
Các doanh nghiệp mong muốn hướng đến một thị trường minh bạch, có kiểm soát tốt để có thể phục vụ tốt cho người dân, giảm thiểu rủi ro do hệ thống phát triển quá tự do.
Vậy một thị trường kinh doanh vàng miếng có kiểm soát tốt, theo ông hiểu là như thế nào?
Đầu tiên phải xét đến chủ thể kinh doanh có đủ điều kiện để kinh doanh không, bao gồm năng lực tài chính, nhân lực và mạng lưới đủ rộng. Thực tế một số đơn vị kinh doanh vàng không đủ năng lực tài chính, nhiều khi ăn theo, làm giá chứ khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường không cao.
Thứ hai nữa là các văn bải pháp quy như Nghị định 174 ban hành năm 1999, rồi Nghị định 64 năm 2003 và đặc biệt là Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/1/2011 đều coi vàng là một hàng hóa bình thường, không phải ngoại hối. Chính vì vậy, phải coi kinh doanh vàng là kinh doanh có điều kiện, chủ thể kinh doanh phải có chế tài đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh.
Dứt điểm là thị trường kinh doanh vàng miếng phải có kiểm soát, có điều kiện, cần có hành lang pháp lý cho nó, không nên để tràn lan, tùy tiện… Và cần phải loại bỏ chợ đen ngoại tệ, vì chính cái đó có chi phối, tác động, làm ảnh hưởng.
Cuối cùng, để quan điểm này thực hiện được thì phải vận hành cơ chế kinh doanh vàng và giá vàng theo quy luật thị trường. Nếu nhà nước vận hành thị trường bằng những biện pháp giá cả áp đặt, không phù hợp kinh tế thị trường, để người dân cảm thấy bị thiệt khi mua bán, chắc chắn họ sẽ tìm đến thị trường tự do và như vậy thị trường tự do sẽ hình thành tự phát. Nó sẽ giống như câu chuyện của thị trường ngoại tệ.
Ngoaài ra, chúng ta cũng cần tính đến việc lượng vàng trong dân còn quá lớn, Theo số liệu chúng tôi tính toán, người dân hiện nay đang “gối đầu” trên lượng vàng cỡ khoảng 350-400 tấn, tại thời điểm này tương đương khoảng 18 tỷ USD. Vì vậy thực hiện việc này phải có lộ trình thích hợp, không gây sốc với thị trường vàng, không làm cho người dân cảm thấy hốt hoảng, tạo cơ hội cho đầu cơ trục lợi.
Hút vàng trong dân không phải dễ
Nghị quyết 11 lần này đặt vấn đề hút vàng trong dân đưa vào kênh sản xuất. Theo ông thì có thể có những kịch bản nào để Ngân hàng Nhà nước hút vàng về?
Có mấy nguyên tắc để hút. Thứ nhất, thông qua kênh huy động thì kênh này hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang muốn thu hẹp, hạn chế như tại Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai, muốn người dân bỏ vàng ra thì phải có bảo chứng, hay nói đúng hơn là người dân nhờ nhà nước giữ hộ. Họ trao đổi với nhau trên giấy, có bảo chứng bằng vàng, và người dân không cất giữ nữa. Nhưng giữ hộ thì sử dụng thế nào cũng phải tính toán vì khi người dân lấy nếu không có cho họ, hay giá cả biến động cũng là vấn đề.
Thứ ba là nếu hút được vàng của dân như vậy thì bản thân các kênh đầu tư khác phải đảm bảo có lợi. Ví dụ người ta bán vàng ra để gửi tiết kiệm, để đầu tư bất động sản, chứng khoán…
Thứ tư là người dân có thể bán vàng đầu tư vào sản xuất. Điều này là cần thiết và như thế thì tốt hơn. Nhưng những người giữ vàng từ đầu năm đến cuối năm đã kiếm chênh lệch gần ba chục phần trăm rồi thì không phải dễ…
Thống đốc Nguyễn Văn Giầu gần đây có nói đại ý là tính đến khả năng Ngân hàng Nhà nước mua vàng của dân theo giá thế giới để tăng dự trữ ngoại hối. Điều này có ảnh hưởng đến thị trường vàng miếng và quyền sở hữu hợp pháp của người dân?
Tôi nghĩ là phát biểu của Thống đốc căn cứ vào chính sách tiền tệ và tỷ lệ trong dự trữ quốc gia. Nếu mà Ngân hàng Nhà nước có đủ khả năng để mua vàng của dân là điều quá tốt. Nhưng liệu chúng ta có đủ khả năng bỏ ra một lượng vốn như vậy? Và sau khi mua vàng về thì làm gì?
Chúng ta đã có kinh nghiệm từ những năm 60 thế kỷ trước, rằng mỗi gia đình không được giữ quá hai chỉ vàng, nếu có thì phải khai báo…
Còn về quyền sở hữu hợp pháp của người dân, ở đây chúng tôi không nhìn thấy việc xóa bỏ địa vị pháp lý của vàng miếng.
Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến tập trung nhập khẩu vàng vào một vài đầu mối. Liệu giải pháp này có tốt cho thị trường?
Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã có sự chọn lọc khi cấp quota, hạn chế về mặt số lượng và chọn lọc đơn vị nhập khẩu vàng. Vì vậy, nếu hiểu là sắp tới chỉ tập trung một vài đầu mối thực hiện việc nhập khẩu như nhiệm vụ chính trị thì rất dễ dẫn đến độc quyền, ảnh hưởng đến thị trường.
Độc quyền nhập khẩu rất dễ dẫn đến thị trường méo mó. Nhu cầu còn thì có thể hình thành thị trường ngầm, buôn lậu có thể có… Cho nên, tập trung đầu mối nhập khẩu là đúng nhưng tập trung như thế nào để không độc quyền là việc phải tính toán.
Tôi nghĩ, những doanh nghiệp được chọn lọc làm đầu mối nhập khẩu kinh doanh vàng thời gian qua hoàn toàn đủ điều kiện để thị trường vàng không bị độc quyền về hàng hóa và giá cả. Cả nước, tính đầu doanh nghiệp không quá 10 đâu. Như thế này đã là tập trung, còn tập trung hơn nữa thì tôi không biết.
Doanh nghiệp đón chính sách
Với những chính sách mới ra, DOJI đã chuẩn bị những thay đổi gì?
Rõ ràng, chúng tôi cần phải rà soát lại cơ cấu kinh doanh, phát triển mạnh kinh doanh trang sức để bù đắp sự co hợp của kinh doanh sản phẩm vàng miếng. Trong cơ cấu sản phẩm cũng cần chú ý đến những sản phẩm ba trong một, những mặt hàng nữ trang có hàm lượng vàng cao hơn để người dân có thể sử dụng với mục đích trang sức nhưng cũng có thể tích trữ, khi cần thì bán đi…
Như ông nói, việc tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng có thể cũng hướng các doanh nghiệp kinh doanh vàng đến những điều chỉnh nhất định, chứ thực tế khó thay đổi dung lượng thị trường?
Điều đó cũng không hoàn toàn đúng. Đối với vàng miếng, người dân thích nhất là tính thanh khoản cao. Người ta có thể cất giữ 100 lượng vàng miếng, nhưng không phải ai cũng có thể cất giữ 100 lượng vàng trang sức. Cho nên, vàng trang sức chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tích trữ.
Chúng ta cũng phải phân định lại là việc hạn chế, từng bước tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng là áp dụng đối với thị trường tự do không có tổ chức, không có kiểm soát, không có điều kiện. Chứ không phải là xóa bỏ địa vị pháp lý của vàng, xóa bỏ quyền, nhu cầu của người dân giữ tài sản hợp pháp của mình thông qua vàng. Hai cái đó hoàn toàn khác nhau.
Vậy là, doanh nghiệp của ông vẫn sẽ mở rộng và không bị ảnh hưởng bởi sự co hẹp của thị trường?
Với một đơn vị như DOJI thì chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia kinh doanh vàng miếng theo hình thức này hoặc hình thức khác.
Nhưng ông cũng có nói tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh vàng miếng thấp đến mức không công ty nào muốn hướng tới?
Tỷ lệ doanh thu từ vàng miếng của DOJI là khá cao, khoảng 80-85%. Nhưng lợi nhuận chỉ bằng một phần nghìn trên doanh số, so với các lĩnh vực kinh doanh khác thì không bằng. Nhưng do nhu cầu thị trường, do uy tín của mình thì DOJI phải làm.
Ví dụ, một lượng vàng nếu 37 triệu làm tròn, trong khi lợi nhuận của DOJI không bao giờ được 3 giá (30 nghìn đồng - PV), mà nếu được 37 nghìn đồng mới được một phần nghìn. Tức là bỏ 37 triệu không lãi được 37 nghìn đồng.
Giả sử nếu doanh thu 10 nghìn tỷ đồng một năm thì lợi nhuận mới được 10 tỷ đồng, mỗi tháng lãi gộp khoảng 800 triệu đồng. Trong khi đó chưa tính chi phí cửa hàng, chi phí vốn. Ngược lại kinh doanh trang sức có thể lãi tối thiểu 10%, tức là lãi gấp 100 lần.
Tính chi phí vốn, thử tính với lãi suất vay tốt là 18% đi, mỗi tháng là 1,5%. Chia cho 30 ngày thì cứ 2 ngày đúng bằng một phần nghìn. Như vậy nếu chỉ giữ vốn trong 2 ngày thì đã không còn lãi.
Giá không lý gì không tăng
Theo ông, những điều chỉnh chính sách gần đây có ảnh hưởng thế nào đối với thị trường vàng?
Chúng ta đều thấy rằng tỷ giá VND so với USD đã được điều chỉnh 9,3%, giá điện, xăng dầu cũng được điều chỉnh thấp nhất là trên 15%, từ tháng 5/2011 cũng sẽ tăng lương cơ bản…Đây là những vấn đề tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực và đời sống của người dân. Lĩnh vực vàng bạc đá quý cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó.
Đối với các các doanh nghiệp sản xuất hàng trang sức, hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu. Trước hết với vàng, giá hiện nay đã tăng cao. Quy đổi theo giá ngoại tệ, với mức tỷ giá điều chỉnh tăng 9,3% và ở mức cao thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng giá vàng trong nước.
Như vậy, giá thành của các sản phẩm vàng, bạc, đá quý sẽ tăng hơn trước nhiều, không kể khuynh hướng tăng giá các sản phẩm này trên thế giới. Khả năng để giá vàng về mức như trước khi điều chỉnh tỷ giá là không dễ dàng.
Một lưu ý nữa là chỉ số lạm phát. Mọi người nhìn nhận năm nay giữ một con số cũng khó khăn, CPI tháng 2 tăng trên 2% và khả năng khó tránh khỏi kịch bản như năm 2010. Cho nên, nhu cầu của người dân đối với sản phẩm cao cấp sẽ giảm sút để tập trung cho các mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, thị trường vàng sẽ bị co hẹp.
Tuy nhiên, với sản phẩm vàng, một khi các yếu tố này tác động, người dân vẫn có xu hướng tìm đến vàng như một nhu cầu tích trữ, một kênh đầu tư của họ. Cho nên thị trường, trong một chừng mực nào đó, vẫn sẽ sôi động.
Nhưng giá vàng trên thị trường gần đây lại có xu hướng thu hẹp so với giá thế giới?
Trong khoảng một tuần gần đây, khi giá vàng thế giới tăng thì giá vàng trong nước tăng rất chậm. Có lúc giá vàng thế giới tăng ít thì giá vàng trong nước không tăng, hoặc là giảm xuống.
Nó có hai nguyên nhân. Thứ nhất là biến động của tỷ giá trên thị trường tự do tác động đến giá vàng trong nước. Như vậy là tỷ giá hiện nay xuống thấp, chợ đen chuyển từ 22.000 đồng/USD xuống chỉ còn khoảng 21.500 đồng/USD, thậm chí giao dịch trầm lắng. Rõ ràng khi nhân tỷ giá thì giá vàng không còn cao nữa. Giá vàng thế giới có tăng cao nhưng giá trong nước không tăng tương ứng do sự sụt giảm của đồng USD tại thị trường chờ đen trong nước.
Cái nữa là sau khi Nghị quyết 11 được ban hành thì tâm lý người dân cũng có phần lo lắng, họ không biết sẽ sử dụng vàng theo hình thức nào nên giao dịch cũng trầm lắng.
Một khi thị trường cầu thấp, dự trữ của doanh nghiệp còn thì các đơn vị kinh doanh cũng phải tính đến việc có thể đối mặt khả năng giá vàng xuống thấp. Nếu giá vàng thế giới xuống thì sẽ tạo áp lực cho giá vàng trong nước xuống nhanh hơn. Như vậy, giá vàng trong nước và thế giới đã co hẹp khoảng cách.
Đây có thể cho là những phản ứng tích cực của thị trường trước chính sách mới?
Tích cực hay tiêu cực thì phải nhìn theo góc độ nào. Tích cực theo nghĩa co hẹp thì theo tôi là tốt. Vì tỷ giá thị trường chợ đen gần với tỷ giá thị trường chính thức thì là tốt, không còn khoảng cách rộng đến 1000 đồng/USD, chênh lệch 5-7%. Chính vì vậy, nó làm cho giá vàng nguội đi.
Nhưng tại thời điểm này, tâm lý người dân có phần hoang mang thì vấn đề này cần phải được giải tỏa. Vì khi lo lắng, hoang mang như thế thì bất kỳ thông tin nào cũng tác động đến tâm lý họ và tác động đến giá vàng.
Tâm lý hiện nay là không biết sẽ xử lý số vàng của mình như thế nào, không dám mua và không dám bán, giao dịch không lớn. Chỉ thông tin nào đó, nếu bất lợi có thể gây hiệu ứng ngược.
Trước mắt, ông nghĩ thị trường sẽ biến động thế nào?
Thứ nhất là thị trường vàng miếng sẽ trầm lắng. Thứ hai là nhu cầu giao dịch vàng miếng không cao. Thứ ba là giá vàng trong nước sẽ dần co hẹp với giá vàng thế giới. Đó là những cái rất rõ trong khoảng thời gian trước mắt.
Nếu như Ngân hàng Nhà nước có quy định phù hợp thì thị trường sẽ trở lại hoạt động bình ổn, theo hướng tích cực như vậy. Nhưng nếu chúng ta không có giải pháp tốt thì có thể hình thành thị trường ngầm giống như câu chuyện ngoại tệ và chúng ta sẽ không giải được bài toán hiện tượng vàng hóa nền kinh tế.
Năm ngoái, vàng tăng giá 25%, năm nay theo tất cả các chuyên gia thì vàng còn tiếp tục đà tăng, không thể chấm dứt trong năm 2011 được. Có thể là giá trong nước tăng không bằng nhưng giá thế giới tăng thì không lý gì giá trong nước không tăng, bởi vì chúng ta phải bỏ ngoại tệ ra mua. Có thể chênh lệch giá ít đi nhưng xu hướng tăng giá là có.