“Kinh nghiệm của tôi sẽ giúp ích cho một ai đó”
Nội dung cuộc trò chuyện với một doanh nhân, người nguyên là Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu khởi nghiệp, nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM Lương Văn Lý là một người quan niệm như thế.
Báo giới đã trò chuyện cùng ông, người đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn đầu tư DNL Partners từ tháng 4/2007.
Ba mươi năm theo đường quan trường, đột ngột lại rẽ ngang để khởi nghiệp ở tuổi 55, ông có nghĩ mình đang mạo hiểm?
Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình có máu phiêu lưu. Từ quyết định sang châu Âu du học vào những năm đầu thập niên 1970, cho đến việc quay về nước vào năm 1977, công tác trong ngành ngoại giao rồi lại sang Sở Kế hoạch và Đầu tư...
Nay quyết định ra công ty tư nhân cũng là vì máu thích phiêu lưu để thử nghiệm một môi trường mới, cần những kỹ năng và nỗ lực khác so với những cái mà mình đã phát huy trong thời gian làm cán bộ nhà nước.
Khi khách hàng hỏi lý do vì sao đang làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM lại từ chức ra mở công ty, ông đã trả lời họ như thế nào?
Tôi nói thật là mình muốn thay đổi, muốn mang những kiến thức và kinh nghiệm của mình để hoạt động ở một vị trí khác và từ một cách tiếp cận khác.
Quyết định khởi nghiệp có đến với ông dễ dàng?
Tôi phải cần một khoảng thời gian chuẩn bị khá dài để có thể đảm bảo việc chuyển đổi một cách êm thắm nhất. Trước hết là chuẩn bị về mặt tâm lý, làm quen dần với ý định sẽ có một cuộc thay đổi. Bởi vì dù muốn dù không, sau 30 năm làm quan chức nhà nước đã tạo ra những suy nghĩ nhất định, thói quen nhất định và mình không dễ dứt bỏ trong một thời gian ngắn.
Thứ hai là phải xem đến khả năng tập hợp đội ngũ của mình như thế nào trong hoàn cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh dữ dội. Và rồi phải tự đánh giá mình có khách hàng không, phải thăm dò thị trường, phải quan sát học hỏi kinh nghiệm. Khoảng thời gian này không dưới một năm.
Gia đình có ủng hộ ông ra khởi nghiệp không?
Bà xã là người động viên tôi mạnh mẽ nhất, luôn hối thúc tôi phải ra sớm hơn, một khi đã quyết định rồi thì đừng chần chừ. Nhưng có những chuyện mình đã quyết định nhưng điều kiện khách quan lại chưa thuận lợi.
Thế mạnh của ông chính là các mối quan hệ, sự am hiểu về hệ thống luật và lệ của một người đã nhiều năm đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước. Đây có phải là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của DNL?
Những mối quan hệ mà tôi xây dựng được trong những năm làm ở ngành ngoại giao và sau này là ở Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giúp ích nhiều cho công việc hiện nay. Đa số khách hàng của DNL là những người đã có mối quan hệ từ trước.
Nhưng DNL còn có một lợi thế khác là tập hợp được một lực lượng trẻ đã qua đào tạo hay công tác ở nước ngoài, hiệu quả làm việc của họ với khách hàng rất cao...
DNL biết khai thác thế mạnh của lực lượng trẻ, ông có làm được điều này khi còn ở cơ quan cũ?
Thực ra bộ máy nhà nước hiện nay đang có những nỗ lực rất lớn để trẻ hóa đội ngũ. Chẳng hạn như ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM tỷ lệ đội ngũ trẻ rất cao. Người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc sẽ bổ sung cho sự thiếu kinh nghiệm của lực lượng trẻ. Nhưng ngược lại sự năng nổ, khả năng tiếp nhận những cái mới của đội ngũ trẻ sẽ bổ sung cho những người có kinh nghiệm nhưng không dễ chấp nhận những cái mới.
Tôi nghĩ dù là cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, nếu muốn thành công phải biết kết hợp giữa kinh nghiệm với ý thức và khả năng tiếp nhận cái mới.
Cùng một đối tượng phục vụ là nhà đầu tư, áp lực trong công việc của ông bây giờ khác như thế nào so với trước?
Nhà đầu tư đến với nhà tư vấn có mục đích rõ ràng, ví dụ họ muốn đạt được giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian ngắn nhất, hoặc họ muốn giúp giải quyết vấn đề xung đột với đối tác một cách sớm nhất… Đáp ứng được tốt nhất sự mong đợi của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất chính là áp lực.
Ngày trước, áp lực cũng đến từ phía các nhà đầu tư, họ tìm đến cơ quan nhà nước là muốn nhận được một sự giúp đỡ nào đó, và nếu không đạt được mục đích cũng có những nhà đầu tư phản ứng.
Hai áp lực này, áp lực nào ông thấy lớn hơn?
Thực ra áp lực nào cũng là áp lực đối với thời gian của mình và cả về mặt tâm lý. Khó mà nói áp lực nào dễ chịu hơn áp lực nào.
Lúc làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ông thường nghe doanh nghiệp than phiền về những chính sách bất hợp lý. Nay là một nhà doanh nghiệp, ông có thấy những bức xúc của họ là chính đáng không?
Làm nghề tư vấn, có dịp lắng nghe nhiều hơn, tiếp xúc vấn đề từ một góc độ khác, tôi nhận thấy sự phàn nàn, những điều chưa hài lòng của nhà đầu tư thực sự bức xúc hơn. Bây giờ, đôi khi chính bản thân doanh nghiệp của mình cũng gặp khó khăn, trong khi trước đây mình cũng chỉ nghe người ta nói. Nhưng nhờ kinh nghiệm sau bao nhiêu năm làm việc trong các cơ quan nhà nước, tôi cũng dễ dàng tìm ra một cách thức nào đấy để giải quyết vấn đề.
Có bao giờ một nhà tư vấn như ông cảm thấy bế tắc vì bất lực trước bộ máy công quyền?
Nếu như nhà đầu tư cảm thấy khó khăn trong một vấn đề cụ thể, thì công ty tư vấn chỉ có thể giúp cho họ biết phải gõ cánh cửa nào. Nhưng trong rất nhiều trường hợp chúng tôi đã phải khuyên khách hàng, nhất là người nước ngoài, vốn không dễ thông cảm như người Việt Nam, phải kiên trì mới có thể giải quyết được việc. Chúng tôi tìm cho khách hàng một lối đi đúng, chỉ cho họ những cái nút đúng để nhấn vào, nhưng cũng đồng thời cho họ lời khuyên cần nhìn nhận vấn đề thực tế và bình tĩnh hơn.
Với Nhà nước, bây giờ đến lượt mình, ông sẽ kiến nghị điều gì?
Tôi cũng sẽ nhắc lại những điều mà thế giới người ta đã nói từ những năm 1990, đó là sự minh bạch, tính dự đoán trước được, tính trách nhiệm của từng cá nhân trong guồng máy nhà nước và các biện pháp chế tài, xử phạt những sai phạm mà họ gây ra. Thêm một điều nữa là sự ổn định về mặt chính sách.
Bốn đặc tính này phải được thể hiện vào trong luật pháp, luật pháp cần được chú trọng và chăm chút nhiều hơn nữa...
Từ chức là một cách ứng xử bình thường ở xứ người nhưng vẫn còn là “điều lạ” ở Việt Nam. Đồng nghiệp cũ, những người quen của ông chia sẻ quyết định thay đổi này của ông như thế nào?
Trăm người trăm ý. Trước một sự việc mỗi người tự rút ra cho mình một kết luận riêng, không thể đòi hỏi sự thống nhất trong đánh giá và nhận định. Nhưng chỉ có một điều nếu có ai đó chưa hiểu thì dần dần họ cũng sẽ hiểu, đó là chuyện rời nhà nước ra làm tư nhân hay từ tư nhân vào làm nhà nước là chuyện rất bình thường.
Bản thân tôi quyết định ra đi như thế xuất phát từ nhu cầu thay đổi môi trường làm việc chứ hoàn toàn không phải vì một lý do bức xúc nào đó mà phải nghỉ để ra ngoài.
Ông có nghĩ nếu ông thành công, nhiều người có năng lực đang giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước cũng sẽ tự tin ra khởi nghiệp?
Tôi nghĩ là ai cũng có khả năng phát huy và cạnh tranh tốt trên thương trường nhưng không phải ai cũng sẽ ra lập công ty tư nhân vì mỗi người một hoàn cảnh, một tâm nguyện, một mục đích khác nhau. Tôi chỉ mong sự thành công hay thất bại của mình sẽ góp thêm một chút kinh nghiệm hữu ích nào đó.
Hồi trẻ, lý tưởng và ước mơ của ông là gì?
Tôi mong được làm hết sức mình, mỗi người tùy vào hoàn cảnh và khả năng của mình mà đóng góp cho đất nước.
Ông thấy trước đây mình đã làm được điều đó chưa?
Nếu nhìn lại những điều tâm nguyện, tôi nghĩ mình đã đóng góp và cống hiến bằng cả sức lực và trí tuệ của mình và sẽ còn tiếp tục đóng góp dù ở cương vị khác.
Còn mục tiêu bây giờ của ông?
Là phải làm sao đưa càng nhiều nhà đầu tư vào thành phố, vào đất nước càng tốt. Đây cũng là một phần của hoài bão muốn đóng góp cho công việc chung, nó vẫn còn rất tha thiết và mạnh mẽ trong suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên cũng phải nói rõ thêm trong mục tiêu này có một phần cho lợi ích công ty, cho những người làm việc ở đây.
Mang nhiều nhà đầu tư vào có nghĩa là mang nhiều khách hàng đến cho công ty. Đây có lẽ là điểm khác biệt mà trước đây khi còn làm trong cơ quan nhà nước, lợi ích cá nhân chưa rõ ràng lắm. Bây giờ phần lợi ích chung của xã hội thấy rất rõ và phần lợi ích cá nhân cũng vậy.
Và mỗi buổi sáng thức dậy, ông có cảm giác như thế nào?
Hưng phấn và lo lắng vì biết sẽ có thách thức mới, trong khi thách thức của ngày hôm qua có khi còn chưa giải quyết xong. Một ngày làm việc chỉ biết thời gian bắt đầu mà không biết bao giờ kết thúc!
Báo giới đã trò chuyện cùng ông, người đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn đầu tư DNL Partners từ tháng 4/2007.
Ba mươi năm theo đường quan trường, đột ngột lại rẽ ngang để khởi nghiệp ở tuổi 55, ông có nghĩ mình đang mạo hiểm?
Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình có máu phiêu lưu. Từ quyết định sang châu Âu du học vào những năm đầu thập niên 1970, cho đến việc quay về nước vào năm 1977, công tác trong ngành ngoại giao rồi lại sang Sở Kế hoạch và Đầu tư...
Nay quyết định ra công ty tư nhân cũng là vì máu thích phiêu lưu để thử nghiệm một môi trường mới, cần những kỹ năng và nỗ lực khác so với những cái mà mình đã phát huy trong thời gian làm cán bộ nhà nước.
Khi khách hàng hỏi lý do vì sao đang làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM lại từ chức ra mở công ty, ông đã trả lời họ như thế nào?
Tôi nói thật là mình muốn thay đổi, muốn mang những kiến thức và kinh nghiệm của mình để hoạt động ở một vị trí khác và từ một cách tiếp cận khác.
Quyết định khởi nghiệp có đến với ông dễ dàng?
Tôi phải cần một khoảng thời gian chuẩn bị khá dài để có thể đảm bảo việc chuyển đổi một cách êm thắm nhất. Trước hết là chuẩn bị về mặt tâm lý, làm quen dần với ý định sẽ có một cuộc thay đổi. Bởi vì dù muốn dù không, sau 30 năm làm quan chức nhà nước đã tạo ra những suy nghĩ nhất định, thói quen nhất định và mình không dễ dứt bỏ trong một thời gian ngắn.
Thứ hai là phải xem đến khả năng tập hợp đội ngũ của mình như thế nào trong hoàn cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh dữ dội. Và rồi phải tự đánh giá mình có khách hàng không, phải thăm dò thị trường, phải quan sát học hỏi kinh nghiệm. Khoảng thời gian này không dưới một năm.
Gia đình có ủng hộ ông ra khởi nghiệp không?
Bà xã là người động viên tôi mạnh mẽ nhất, luôn hối thúc tôi phải ra sớm hơn, một khi đã quyết định rồi thì đừng chần chừ. Nhưng có những chuyện mình đã quyết định nhưng điều kiện khách quan lại chưa thuận lợi.
Thế mạnh của ông chính là các mối quan hệ, sự am hiểu về hệ thống luật và lệ của một người đã nhiều năm đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước. Đây có phải là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của DNL?
Những mối quan hệ mà tôi xây dựng được trong những năm làm ở ngành ngoại giao và sau này là ở Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giúp ích nhiều cho công việc hiện nay. Đa số khách hàng của DNL là những người đã có mối quan hệ từ trước.
Nhưng DNL còn có một lợi thế khác là tập hợp được một lực lượng trẻ đã qua đào tạo hay công tác ở nước ngoài, hiệu quả làm việc của họ với khách hàng rất cao...
DNL biết khai thác thế mạnh của lực lượng trẻ, ông có làm được điều này khi còn ở cơ quan cũ?
Thực ra bộ máy nhà nước hiện nay đang có những nỗ lực rất lớn để trẻ hóa đội ngũ. Chẳng hạn như ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM tỷ lệ đội ngũ trẻ rất cao. Người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc sẽ bổ sung cho sự thiếu kinh nghiệm của lực lượng trẻ. Nhưng ngược lại sự năng nổ, khả năng tiếp nhận những cái mới của đội ngũ trẻ sẽ bổ sung cho những người có kinh nghiệm nhưng không dễ chấp nhận những cái mới.
Tôi nghĩ dù là cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, nếu muốn thành công phải biết kết hợp giữa kinh nghiệm với ý thức và khả năng tiếp nhận cái mới.
Cùng một đối tượng phục vụ là nhà đầu tư, áp lực trong công việc của ông bây giờ khác như thế nào so với trước?
Nhà đầu tư đến với nhà tư vấn có mục đích rõ ràng, ví dụ họ muốn đạt được giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian ngắn nhất, hoặc họ muốn giúp giải quyết vấn đề xung đột với đối tác một cách sớm nhất… Đáp ứng được tốt nhất sự mong đợi của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất chính là áp lực.
Ngày trước, áp lực cũng đến từ phía các nhà đầu tư, họ tìm đến cơ quan nhà nước là muốn nhận được một sự giúp đỡ nào đó, và nếu không đạt được mục đích cũng có những nhà đầu tư phản ứng.
Hai áp lực này, áp lực nào ông thấy lớn hơn?
Thực ra áp lực nào cũng là áp lực đối với thời gian của mình và cả về mặt tâm lý. Khó mà nói áp lực nào dễ chịu hơn áp lực nào.
Lúc làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ông thường nghe doanh nghiệp than phiền về những chính sách bất hợp lý. Nay là một nhà doanh nghiệp, ông có thấy những bức xúc của họ là chính đáng không?
Làm nghề tư vấn, có dịp lắng nghe nhiều hơn, tiếp xúc vấn đề từ một góc độ khác, tôi nhận thấy sự phàn nàn, những điều chưa hài lòng của nhà đầu tư thực sự bức xúc hơn. Bây giờ, đôi khi chính bản thân doanh nghiệp của mình cũng gặp khó khăn, trong khi trước đây mình cũng chỉ nghe người ta nói. Nhưng nhờ kinh nghiệm sau bao nhiêu năm làm việc trong các cơ quan nhà nước, tôi cũng dễ dàng tìm ra một cách thức nào đấy để giải quyết vấn đề.
Có bao giờ một nhà tư vấn như ông cảm thấy bế tắc vì bất lực trước bộ máy công quyền?
Nếu như nhà đầu tư cảm thấy khó khăn trong một vấn đề cụ thể, thì công ty tư vấn chỉ có thể giúp cho họ biết phải gõ cánh cửa nào. Nhưng trong rất nhiều trường hợp chúng tôi đã phải khuyên khách hàng, nhất là người nước ngoài, vốn không dễ thông cảm như người Việt Nam, phải kiên trì mới có thể giải quyết được việc. Chúng tôi tìm cho khách hàng một lối đi đúng, chỉ cho họ những cái nút đúng để nhấn vào, nhưng cũng đồng thời cho họ lời khuyên cần nhìn nhận vấn đề thực tế và bình tĩnh hơn.
Với Nhà nước, bây giờ đến lượt mình, ông sẽ kiến nghị điều gì?
Tôi cũng sẽ nhắc lại những điều mà thế giới người ta đã nói từ những năm 1990, đó là sự minh bạch, tính dự đoán trước được, tính trách nhiệm của từng cá nhân trong guồng máy nhà nước và các biện pháp chế tài, xử phạt những sai phạm mà họ gây ra. Thêm một điều nữa là sự ổn định về mặt chính sách.
Bốn đặc tính này phải được thể hiện vào trong luật pháp, luật pháp cần được chú trọng và chăm chút nhiều hơn nữa...
Từ chức là một cách ứng xử bình thường ở xứ người nhưng vẫn còn là “điều lạ” ở Việt Nam. Đồng nghiệp cũ, những người quen của ông chia sẻ quyết định thay đổi này của ông như thế nào?
Trăm người trăm ý. Trước một sự việc mỗi người tự rút ra cho mình một kết luận riêng, không thể đòi hỏi sự thống nhất trong đánh giá và nhận định. Nhưng chỉ có một điều nếu có ai đó chưa hiểu thì dần dần họ cũng sẽ hiểu, đó là chuyện rời nhà nước ra làm tư nhân hay từ tư nhân vào làm nhà nước là chuyện rất bình thường.
Bản thân tôi quyết định ra đi như thế xuất phát từ nhu cầu thay đổi môi trường làm việc chứ hoàn toàn không phải vì một lý do bức xúc nào đó mà phải nghỉ để ra ngoài.
Ông có nghĩ nếu ông thành công, nhiều người có năng lực đang giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước cũng sẽ tự tin ra khởi nghiệp?
Tôi nghĩ là ai cũng có khả năng phát huy và cạnh tranh tốt trên thương trường nhưng không phải ai cũng sẽ ra lập công ty tư nhân vì mỗi người một hoàn cảnh, một tâm nguyện, một mục đích khác nhau. Tôi chỉ mong sự thành công hay thất bại của mình sẽ góp thêm một chút kinh nghiệm hữu ích nào đó.
Hồi trẻ, lý tưởng và ước mơ của ông là gì?
Tôi mong được làm hết sức mình, mỗi người tùy vào hoàn cảnh và khả năng của mình mà đóng góp cho đất nước.
Ông thấy trước đây mình đã làm được điều đó chưa?
Nếu nhìn lại những điều tâm nguyện, tôi nghĩ mình đã đóng góp và cống hiến bằng cả sức lực và trí tuệ của mình và sẽ còn tiếp tục đóng góp dù ở cương vị khác.
Còn mục tiêu bây giờ của ông?
Là phải làm sao đưa càng nhiều nhà đầu tư vào thành phố, vào đất nước càng tốt. Đây cũng là một phần của hoài bão muốn đóng góp cho công việc chung, nó vẫn còn rất tha thiết và mạnh mẽ trong suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên cũng phải nói rõ thêm trong mục tiêu này có một phần cho lợi ích công ty, cho những người làm việc ở đây.
Mang nhiều nhà đầu tư vào có nghĩa là mang nhiều khách hàng đến cho công ty. Đây có lẽ là điểm khác biệt mà trước đây khi còn làm trong cơ quan nhà nước, lợi ích cá nhân chưa rõ ràng lắm. Bây giờ phần lợi ích chung của xã hội thấy rất rõ và phần lợi ích cá nhân cũng vậy.
Và mỗi buổi sáng thức dậy, ông có cảm giác như thế nào?
Hưng phấn và lo lắng vì biết sẽ có thách thức mới, trong khi thách thức của ngày hôm qua có khi còn chưa giải quyết xong. Một ngày làm việc chỉ biết thời gian bắt đầu mà không biết bao giờ kết thúc!