Kinh tế 24h qua: Các chủ nợ lên tiếng
Trung Quốc lên tiếng yêu cầu Mỹ bảo vệ nhà đầu tư, trong khi Nhật "khen" trái phiếu Mỹ vẫn hấp dẫn
Trung Quốc hôm qua (19/4) đã lên tiếng yêu cầu Mỹ phải có biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, sau khi tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) hạ triển vọng nợ dài hạn của nền kinh tế đầu tàu thế giới xuống mức tiêu cực.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng Chính phủ Mỹ sẽ đưa ra những chính sách có tính trách nhiệm và những biện pháp để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư đã mua trái phiếu kho bạc của nước này. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính tới tháng 3 vừa qua đã vượt 3.000 tỷ USD, trong đó khoảng 2/3 được cho là đầu tư vào các tài sản bằng USD.
Phản ứng của Trung Quốc hoàn toàn ngược chiều với thái độ của Nhật Bản, chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn là một công cụ tài chính hấp dẫn đối với Nhật Bản.
Bộ trưởng Yoshihiko Noda nói rằng, "Mỹ đang giải quyết các khó khăn tài chính theo nhiều phương cách khác nhau. Do vậy, tôi cho rằng, trái phiếu kho bạc Mỹ về cơ bản vẫn là một sản phẩm đầu tư hấp dẫn”.
Nhật Bản hiện đang là chủ nợ lớn thứ 2 thế giới của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc bán ròng 4 tháng liên tiếp các chứng khoán Mỹ thì Nhật Bản lại liên tục mua vào. Nhận định của phía Nhật Bản, theo giới phân tích, có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường Mỹ, góp phần làm giảm bớt những lo lắng của nhà đầu tư về tình hình nợ nần của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Cũng liên quan tới kinh tế Nhật, xuất khẩu tháng 3 của quốc gia này đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch xuất khẩu tháng 2 tăng tới 9%. Đây là lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua, xuất khẩu của nền kinh tế châu Á này suy giảm, do tác động từ cơn địa chấn hôm 11/3.
Thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3 đã gây ra khủng hoảng hạt nhân và làm gián đoạn một loạt chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực lên các ngành xuất khẩu chủ chốt của quốc gia này. Ngân hàng Trung ương đã phải hạ triển vọng kinh tế xuống thấp trong vòng 6 tháng.
Trước đó, Nhật Bản cũng buộc phải thừa nhận nền kinh tế đang đối mặt với nhiều áp lực, có nguy cơ tụt hậu, nhưng cho biết Ngân hàng Trung ương nước này luôn sẵn sàng hành động để đưa ra những chính sách phù hợp, cải thiện kinh tế.
Theo báo cáo sơ bộ của Ủy ban châu Âu, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 4 tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm xuống -11,4 từ mức -10,6 trong tháng 3, thấp hơn dự kiến do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần 3 năm.
Hôm 7/4, ECB đã nâng lãi suất cơ bản lên mức 1,25% để ngăn chặn đà tăng của lạm phát. Theo báo cáo, chỉ số niềm tin tiêu dùng toàn khu vực Liên minh châu Âu trong tháng 4 cũng giảm xuống -13,7 từ mức -12,8 trong tháng trước.
Liên quan tới các nền kinh tế mới nổi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chỉ trích các quốc gia đang phát triển vì các biện pháp ứng phó chưa đủ mạnh trước sự tăng trưởng mạnh của dòng tiền nóng. Theo IMF, hậu quả của tình trạng này có thể là sự hạ cánh cứng của các nền kinh tế.
IMF nhận định dòng vốn đầu cơ khổng lồ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các thị trường mới nổi nhưng cũng là nguyên nhân khiến lạm phát leo thang. Theo IMF, biện pháp ứng phó của các chính phủ chưa đủ mạnh và đây có thể là dấu hiệu cho nguy cơ hạ cánh cứng của các nền kinh tế.
Theo IMF, các nền kinh tế mới nổi đã có cố gắng trong việc ngăn chặn dòng vốn này thông qua sự kết hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như một số biện pháp kiểm soát dòng vốn nhưng lại trì hoãn các biện pháp ứng phó mạnh tay hơn như nâng lãi suất.
Báo cáo từ Trung Quốc hôm qua cho thấy, trong tháng 3, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào quốc gia này lên tới 12,5 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng mức FDI vào Trung Quốc trong quý đầu năm tăng 29%.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Chu Tiểu Xuyên, nhận xét thanh khoản tại Trung Quốc đang thừa thãi và khẳng định Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn tiền mặt quá dư thừa trong hệ thống tài chính của Trung Quốc.
Chuyên gia kinh tế trưởng Qu Hongbin thuộc ngân hàng HSBC Hồng Kông cho rằng: “Trung Quốc chưa thể sớm chấm dứt quá trình thắt chặt chính sách. Lạm phát nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng vọt trước khi quá trình hạ nhiệt bắt đầu”. Theo ông, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng dự trữ bắt buộc.
Thị trường nhà đất Mỹ có thêm dấu hiệu cải thiện mới. Theo công bố của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 3 vừa qua, số nhà xây mới đạt 549.000 căn, tăng 7,2% so với tháng trước đó và vượt xa dự báo 520.000 căn của giới phân tích.
Bộ Thương mại Mỹ cũng điều chỉnh số lượng nhà xây mới trong tháng 2/2011 lên mức 512.000 căn từ con số 479.000 đưa ra trước đây. Tuy nhiên, dù đã được điều chỉnh thì con số này vẫn là mức thấp nhất từ tháng 4/2009.
Các nhà chức trách Mỹ vừa buộc phải đóng cửa ngân hàng Superior Bank có trụ sở ở bang Alabama. Với tài sản trị giá khoảng 3 tỷ USD và tổng tiền gửi 2,7 tỷ USD, đây là ngân hàng lớn nhất sập tiệm từ đầu năm tới nay.
Theo Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC), Superior Bank sẽ được công ty Community Bancorp LLC có trụ sở tại thành phố Houston thuộc bang Texas mua lại và có tên mới là Superior Bank, N.A.
Trong năm 2010, tổng cộng 157 ngân hàng ở Mỹ phải đóng cửa, con số cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tín dụng và tiền gửi tiết kiệm hồi năm 1992 tới nay. Tổng giá trị tài sản của 157 ngân hàng nói trên đạt khoảng 92 tỷ USD.
Tuy nhiên, do phần lớn các ngân hàng phá sản trong năm 2010 là những ngân hàng nhỏ nên chi phí bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng này cũng chỉ ở mức 21 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với khoản phí bảo hiểm 36 tỷ USD mà chính quyền liên bang phải trả cho sự sụp đổ của 140 ngân hàng trong năm 2009.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng Chính phủ Mỹ sẽ đưa ra những chính sách có tính trách nhiệm và những biện pháp để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư đã mua trái phiếu kho bạc của nước này. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính tới tháng 3 vừa qua đã vượt 3.000 tỷ USD, trong đó khoảng 2/3 được cho là đầu tư vào các tài sản bằng USD.
Phản ứng của Trung Quốc hoàn toàn ngược chiều với thái độ của Nhật Bản, chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn là một công cụ tài chính hấp dẫn đối với Nhật Bản.
Bộ trưởng Yoshihiko Noda nói rằng, "Mỹ đang giải quyết các khó khăn tài chính theo nhiều phương cách khác nhau. Do vậy, tôi cho rằng, trái phiếu kho bạc Mỹ về cơ bản vẫn là một sản phẩm đầu tư hấp dẫn”.
Nhật Bản hiện đang là chủ nợ lớn thứ 2 thế giới của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc bán ròng 4 tháng liên tiếp các chứng khoán Mỹ thì Nhật Bản lại liên tục mua vào. Nhận định của phía Nhật Bản, theo giới phân tích, có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường Mỹ, góp phần làm giảm bớt những lo lắng của nhà đầu tư về tình hình nợ nần của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Cũng liên quan tới kinh tế Nhật, xuất khẩu tháng 3 của quốc gia này đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch xuất khẩu tháng 2 tăng tới 9%. Đây là lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua, xuất khẩu của nền kinh tế châu Á này suy giảm, do tác động từ cơn địa chấn hôm 11/3.
Thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3 đã gây ra khủng hoảng hạt nhân và làm gián đoạn một loạt chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực lên các ngành xuất khẩu chủ chốt của quốc gia này. Ngân hàng Trung ương đã phải hạ triển vọng kinh tế xuống thấp trong vòng 6 tháng.
Trước đó, Nhật Bản cũng buộc phải thừa nhận nền kinh tế đang đối mặt với nhiều áp lực, có nguy cơ tụt hậu, nhưng cho biết Ngân hàng Trung ương nước này luôn sẵn sàng hành động để đưa ra những chính sách phù hợp, cải thiện kinh tế.
Theo báo cáo sơ bộ của Ủy ban châu Âu, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 4 tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm xuống -11,4 từ mức -10,6 trong tháng 3, thấp hơn dự kiến do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần 3 năm.
Hôm 7/4, ECB đã nâng lãi suất cơ bản lên mức 1,25% để ngăn chặn đà tăng của lạm phát. Theo báo cáo, chỉ số niềm tin tiêu dùng toàn khu vực Liên minh châu Âu trong tháng 4 cũng giảm xuống -13,7 từ mức -12,8 trong tháng trước.
Liên quan tới các nền kinh tế mới nổi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chỉ trích các quốc gia đang phát triển vì các biện pháp ứng phó chưa đủ mạnh trước sự tăng trưởng mạnh của dòng tiền nóng. Theo IMF, hậu quả của tình trạng này có thể là sự hạ cánh cứng của các nền kinh tế.
IMF nhận định dòng vốn đầu cơ khổng lồ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các thị trường mới nổi nhưng cũng là nguyên nhân khiến lạm phát leo thang. Theo IMF, biện pháp ứng phó của các chính phủ chưa đủ mạnh và đây có thể là dấu hiệu cho nguy cơ hạ cánh cứng của các nền kinh tế.
Theo IMF, các nền kinh tế mới nổi đã có cố gắng trong việc ngăn chặn dòng vốn này thông qua sự kết hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như một số biện pháp kiểm soát dòng vốn nhưng lại trì hoãn các biện pháp ứng phó mạnh tay hơn như nâng lãi suất.
Báo cáo từ Trung Quốc hôm qua cho thấy, trong tháng 3, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào quốc gia này lên tới 12,5 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng mức FDI vào Trung Quốc trong quý đầu năm tăng 29%.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Chu Tiểu Xuyên, nhận xét thanh khoản tại Trung Quốc đang thừa thãi và khẳng định Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn tiền mặt quá dư thừa trong hệ thống tài chính của Trung Quốc.
Chuyên gia kinh tế trưởng Qu Hongbin thuộc ngân hàng HSBC Hồng Kông cho rằng: “Trung Quốc chưa thể sớm chấm dứt quá trình thắt chặt chính sách. Lạm phát nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng vọt trước khi quá trình hạ nhiệt bắt đầu”. Theo ông, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng dự trữ bắt buộc.
Thị trường nhà đất Mỹ có thêm dấu hiệu cải thiện mới. Theo công bố của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 3 vừa qua, số nhà xây mới đạt 549.000 căn, tăng 7,2% so với tháng trước đó và vượt xa dự báo 520.000 căn của giới phân tích.
Bộ Thương mại Mỹ cũng điều chỉnh số lượng nhà xây mới trong tháng 2/2011 lên mức 512.000 căn từ con số 479.000 đưa ra trước đây. Tuy nhiên, dù đã được điều chỉnh thì con số này vẫn là mức thấp nhất từ tháng 4/2009.
Các nhà chức trách Mỹ vừa buộc phải đóng cửa ngân hàng Superior Bank có trụ sở ở bang Alabama. Với tài sản trị giá khoảng 3 tỷ USD và tổng tiền gửi 2,7 tỷ USD, đây là ngân hàng lớn nhất sập tiệm từ đầu năm tới nay.
Theo Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC), Superior Bank sẽ được công ty Community Bancorp LLC có trụ sở tại thành phố Houston thuộc bang Texas mua lại và có tên mới là Superior Bank, N.A.
Trong năm 2010, tổng cộng 157 ngân hàng ở Mỹ phải đóng cửa, con số cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tín dụng và tiền gửi tiết kiệm hồi năm 1992 tới nay. Tổng giá trị tài sản của 157 ngân hàng nói trên đạt khoảng 92 tỷ USD.
Tuy nhiên, do phần lớn các ngân hàng phá sản trong năm 2010 là những ngân hàng nhỏ nên chi phí bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng này cũng chỉ ở mức 21 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với khoản phí bảo hiểm 36 tỷ USD mà chính quyền liên bang phải trả cho sự sụp đổ của 140 ngân hàng trong năm 2009.